Trường hợp nhân viên kho vải (khuân vác vải từ lúc nhập về xưởng vào trên các kệ vải) có được hưởng phụ cấp nặng nhọc không ? Mức phụ cấp độc hại được tính dựa trên mức lương nào ? phụ cấp là bao nhiêu ? Nếu các đối tượng thuộc hưởng chế độ phụ cấp nặng nhọc, độc hại nhưng công ty không cung cấp, cộng mức phụ cấp này vào lương thì có vi phạm gì không?
Mong Luật sư của LVN Group giải đáp giúp tôi !
Trả lời:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau :
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật lao động 2012
– Thông tư 36/2012/TT-BLĐTBXH
– Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH
– Quyết định 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH
2. Luật sư tư vấn :
Theo quyết định 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH và danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, đôc hại, nguy hiểm kèm theo xác định có ngành dệt may nằm trong điều kiện lao động loại IV. Như vậy, công nhân ngành dệt may sẽ được hưởng phụ cấp độc hại, nặng nhọc.
Tùy theo yêu cầu thực tế, công ty quyết định đưa yếu tố điều kiện lao động để thiết kế các mức lương trong thang lương, bảng lương hoặc quy định thành chế độ phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Căn cứ Khoản 2 Điều 8 Thông tư 36/2012/TT-BLĐTBXH xây dựng thang lương, bảng lương như sau: Đối với trường hợp đưa yếu tố điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để thiết kế các mức lương trong thang lương, bảng lương thì mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường.
Như vậy, phụ cấp độc hại, nguy hiểm mà công nhân được hưởng phải đáp ứng mức tối thiểu là 5% mức lương của nghề, công việc trong điều kiện lao động bình thường.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 141 Bộ luật lao động năm 2012 người lao động làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm còn được người sử dụng lao động bồi dưỡng bằng hiện vật mà không được chi trả bằng tiền.
Điều kiện được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật được quy định cụ thể tại Điều 2 Thông tư 25/2013/TT – BLĐTBXH :
“1. Người lao động được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật khi có đủ các điều kiện sau:
a) Làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành;
b) Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm.
Việc xác định các yếu tố quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này phải được thực hiện bởi đơn vị đủ điều kiện đo, kiểm tra môi trường lao động theo quy định của Bộ Y tế (sau đây gọi tắt là đơn vị đo, kiểm tra môi trường lao động).
2. Mức bồi dưỡng:
a) Bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị bằng tiền tương ứng theo các mức sau:
– Mức 1: 10.000 đồng;
– Mức 2: 15.000 đồng;
– Mức 3: 20.000 đồng;
– Mức 4: 25.000 đồng.
b) Việc xác định mức bồi dưỡng bằng hiện vật cụ thể theo điều kiện lao động và chỉ tiêu môi trường lao động được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này
Do vậy, căn cứ vào hợp đồng lao động từng vị trí làm việc để áp dụng chế độ phụ cấp cho đúng từng vị trí người lao động. Nếu người không thuộc trường hợp được phụ cấp mà công ty vẫn phụ cấp thì số tiền này sẽ không được khấu trừ. Nếu công ty bạn không có bất kỳ chế độ cho người lao động khi người lao động làm việc trong môi trường đọc hại, nặng nhọc như trên thì vi phạm pháp luật về lao động.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật lao động về trợ cấp độc hại trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
Rất mong được sự hợp tác !
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động – Công ty luật LVN Group