Phụ phí nhiên liệu và tỷ giá hối đoái (Currency and bunker adjustment factor) là chi phí phải trả thêm do một số công hội tàu chuyên tuyến thay mặt hội viên của mình đưa ra cho tàu thuộc công hội áp dụng. Chi phí này bao gồm chi phí do giá dầu tăng cao kết hợp với chi phí do tỷ giá hối đoái thay đổi và thường được thể hiện bằng một tỷ lệ phần trăm của đơn giá cước.

 

1. Phụ phí nhiên liệu là gì?

Phụ phí nhiên liệu là phần phụ phí bắt buộc được tính vào cước phí gửi hàng, do giá nhiên liệu biến động mà mức phụ phí nhiên liệu cũng biến động và thường được tính bằng %. Cước phí gửi hàng = (Cước chưa phụ phí x Phụ phí nhiên liệu( %))* Thuế VAT. Mỗi hãng vận chuyển đểu có mức phụ phí nhiên liệu khác nhau.

Ví dụ: Phụ phí nhiên liệu tháng 6 của UPS: 10.25%, TNT: 14.5%, DHL: 12%, Fedex: 10%.

 

2. Phụ phí nhiên liệu BAF là gì?

Phụ phí nhiên liệu BAF Là khoản phụ phí (ngoài cước biển) hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động giá nhiên liệu, tương đương với thuật ngữ FAF (Fuel Adjustment Factor).

Phụ phí nhiên liệu được áp dụng từ sau “Khủng hoảng dầu lửa” (oil price shocks) vào năm 1973 khi giá nhiên liệu tăng vọt với biên độ lớn.Khi các nước thuộc Tổ chức các quốc gia Ả Rập xuất khẩu dầu mỏ tuyên bố ban hành lệnh cấm vận hay nói cách khác là quyết định ngừng sản xuất dầu mỏ sang các nước ủng hộ Israel trong cuộc chiến tranh Yom Kippur, cụ thể ở đây là nước Mỹ. Từ đó, hệ số điều chỉnh giá nhiên liệu, phụ phí nhiên liệu, hay những phụ phí có tên tương tự tiếp tục được sử dụng như một đặc trưng trong giá dịch vụ vận tải tàu chợ.

Lý do có phụ phí này là các tàu container thường có công suất rất lớn, mà cần phải duy trì vận hành đảm bảo cung cấp dịch vụ vận chuyển nhanh, do đó lượng tiêu thụ nhiên liệu là rất lớn. Khi giá dầu tăng đột ngột, các hãng tàu, công hội, không thể điều chỉnh giá cước đủ kịp thời để đối phó với ảnh hưởng bất lợi. Trong trường hợp như vậy, việc điều chỉnh phụ phí nhiên liệu BAF linh hoạt khi giá cước không đổi là một công cụ hữu hiệu giúp hãng tàu bù đắp chi phí do giá dầu tăng.

Phụ phí nhiên liệu BAF theo của hãng tàu có thể được thể hiện khác nhau . Phụ phí này có thể được tính dưới theo phần trăm của cước biển, hoặc một khoản tiền cụ thể trên đơn vị hàng hóa hàng, hay cũng có thể tính gộp cho mỗi container. Theo điều kiện thực tế, hãng tàu có thể giảm Phụ phí nhiên liệu BAF khi phù hợp, chẳng hạn khi giá nhiên liệu ở các cảng trung gian giảm. mà giá cước lại không thể thay đổi, thì phụ phí nhiên liệu BAF sẽ giúp giảm chi phí cho khách hàng.

 

3. Phụ phí xăng dầu và nhiên liệu là gì?

Phụ phí xăng dầu và nhiên liệu ( Fuel Surcharge ) là khoản phụ phí được các hãng chuyển phát nhanh tính cộng thêm đối với khách hàng hoặc đơn vị gửi hàng, do sự biến động của giá nhiên liệu và xăng dầu.

Nguyên nhân đến từ Giá nhiên liệu của các phương tiện vận chuyển trên thị trường không cố định mà thường xuyên thay đổi tăng giảm theo từng thời kỳ. Tất cả hãng vận chuyển hiện nay đều sử dụng các phương tiện vận chuyển như máy bay, tàu, thuyền, xe tải, oto, xe máy… dẫn đến chi phí cũng sẽ biến động theo. Do đó, hầu hết các đơn vị chuyển phát nhanh đều có thu phụ phí xăng dầu và nhiên liệu để đảm bảo tối ưu về thời gian và an toàn hàng hóa.

Phụ phí xăng dầu trong chuyển phát nhanh sẽ là phần bắt buộc được tính vào cước phí gửi hàng và thường được tính bằng %. Bên cạnh đó, do tính chất biến động của giá nhiên liệu nên phụ phí có thể thay đổi tùy vào từng thời điểm, các hãng chuyển phát nhanh sẽ không cần thông báo trước cho khách hàng. Thời hạn thực hiện của phụ phí đều do các đơn vị chuyển phát nhanh quyết định.

 

4. Cách tính phụ phí xăng dầu và nhiên liệu

Về tổng thể, công thức tính phụ phí xăng dầu sẽ được xác định dựa trên giá giao dịch trung bình hàng tháng của giá nhiên liệu máy bay phản lực loại dầu hỏa tại Bờ biển vùng Vịnh Hoa Kỳ (USGC) được báo cáo bởi Bộ Năng lượng Hoa Kỳ.

Khi gửi hàng đi nước ngoài, bạn nên tìm hiểu thông tin phụ phí nhiên liệu trong các tháng mình dự định sẽ gửi hàng của hãng là bao nhiêu, từ đó có thể tính toán thời điểm gửi hàng sao cho hợp lý và tiết kiệm chi phí.

Ví dụ về cách tính phụ phí nhiên liệu cho đơn hàng gửi đi nước ngoài:

Nếu cước phí vận chuyển hàng của 1.000.000 VNĐ và phần trăm phụ phí xăng dầu mà hãng vận chuyển tính 13.5% thì:

Phụ phí nhiên liệu=1000.000×13.5%=135.000VND

=> Tổng cước phí vận chuyển = cước phí vận chuyển đơn thuần + phụ phí xăng dầu. Như vậy chi phí khách hàng phải trả là 1.135.000 đồng.

Mỗi hãng chuyển phát nhanh sẽ có mức phụ phí xăng dầu khác nhau và mức phụ phí này đều có thể thay đổi tùy vào từng thời điểm. Do đó, cách tốt nhất là bạn lên website chính của hãng để cập nhật về giá phụ phí nhiên liệu thường xuyên.

 

5. Một số loại phụ phí khác trong gửi hàng quốc tế

Khi gửi hàng đi nước ngoài, bên cạnh phụ phí nhiên liệu bạn sẽ có thể có thể phải chịu thêm những khoản phụ phí khác cho hình thức vận chuyển bằng đường biển – tuỳ từng trường hợp, dưới đây là một số khoản phụ phí để bạn có thể tìm hiểu và tính toán chi phí một cách hợp lý.

  • Phí PSS (Peak Season Surcharge): đây là phụ phí mùa cao điểm. Thường từ khoảng tháng 8 đến tháng 12 các hãng tàu sẽ áp dụng phụ phí mùa cao điểm. Vì thời điểm này nhu cầu vận chuyển hàng hóa tăng mạnh để phục vụ cho những ngày lễ lớn như Giáng sinh và lễ Tạ Ơn, và Năm Mới.
  • Phí vệ sinh container (Cleaning fee): xe container thường chở rất nhiều các loại hàng hoá khác nhau. Nên container cần được vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần vận chuyển để tránh ảnh hưởng đến hàng hóa vận chuyển lần sau. Nên các hãng tàu thường thu phụ phí vệ sinh container.
  • Phí phát hành vận đơn (B/L fee): khi nhận vận chuyển hàng hóa tế thì nhà vận chuyển sẽ phát hành phí phát hành vận đơn. Việc phát hành bill không chỉ là việc cấp một B/L rồi thu tiền mà còn bao gồm cả việc thông báo cho đại lý đầu nước nhập về B/L, phí theo dõi đơn hàng, quản lý đơn hàng.
  • Phí lưu bãi (DEM/DET fee): Container thường chỉ được phép đậu trong cảng trong thời hạn cho phép, khi container ở trong cảng hết ngày thì sẽ phải chịu phí này.
  • Phụ phí tắc nghẽn tại cảng (PCS – Port Congestion Surcharge): Khi cảng xếp hoặc dỡ hàng xảy ra tình trạng bị ùn tắc, tàu bị chậm trễ khiến chủ tàu phải chịu những chi phí khác . Thì người ta sẽ áp dụng thu phụ phí tắc nghẽn tại cảng.
  • Phí khai thác hàng lẻ (CFS fee): bao gồm bốc xếp hàng từ container sang kho hoặc ngược lại; phí lưu kho hàng lẽ, phí quản lý kho hàng.
  • Phụ phí an ninh ISPS (International Ship and Port Facility Security Surcharge): phụ phí này giúp đảm bảo an toàn an toàn cho container hàng, đặc biệt phòng tránh trường hợp cháy nổ.
  • Phụ phí mất cân đối vỏ container CIC (Container Imbalance Charge): Đây là khoản phụ phí cước biển mà các hãng tàu thu để bù đắp chi phí phát sinh từ việc điều chuyển một lượng lớn container rỗng từ nơi thừa đến nơi thiếu.
  • Phụ phí thay đổi nơi đến COD (Change of Destination): phí này được áp dụng trong trường hợp thay đổi nơi đến so với địa chỉ ban đầu.
  • Phụ phí biến động tỷ giá ngoại tệ CAF (Currency Adjustment Factor): đây là khoản phí các hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động tỷ giá ngoại tệ.
  • Phụ phí xếp dỡ tại cảng THC (Terminal Handling Charge): là khoản phí thu trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng, như: xếp dỡ, tập kết container từ CY ra cầu tàu.
  • SCS (Suez Canal Surcharge): phụ phí này áp dụng cho vận chuyển hàng quốc tế qua kênh đào Suez.
  • PCS (Panama Canal Surcharge): phụ phí này áp dụng cho hàng hóa vận chuyển qua kênh đào Panama.

Tuỳ theo khu vực gửi hàng đến, tàu đi qua những địa điểm nào mà người gửi hàng có thể chịu thêm những khoản phụ phí khác.

 

6. Tỷ giá hối đoái (tỷ giá trao đổi ngoại tệ) là gì?

Tỷ giá hối đoái hay còn gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ. Được hiểu là tỷ giá của một đồng tiền này có thể được quy đổi cho một đồng tiền khác, tỷ giá giữa 2 loại tiền tệ, là số lượng đơn vị tiền tệ cần thiết để mua một đơn vị ngoại tệ. Theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (năm 1997), tỷ giá hối đoái là tỷ lệ giá trị của đồng Việt Nam với giá trị đồng tiền nước ngoài. Tỷ giá này được hình thành dựa trên cơ sở cung cầu ngoại tệ, dưới sự điều tiết của Nhà Nước, do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định.

Trong ngành tài chính ngân hàng, tỷ giá hối đoái phản ánh mối quan hệ giá trị đồng tiền của hai nước với nhau. Ví dụ tỷ giá bán ra của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ngày 21/11/2019 1 USD = 23.260VNĐ. Đây chính là tỷ giá hối đoái.

Tỷ giá hối đoái được xem là một loại giá cả đặc biệt, là giá trị của tiền chứ không phải giá trị của hàng hóa.

Cách đọc tỷ giá hối đoái: Đồng tiền đứng trước được hiểu là đồng tiền yết giá, đồng tiền đứng thứ hai gọi là đồng tiền định giá. Trong ví dụ về tỷ giá hối đoái trên thì USD là đồng tiền yết giá còn VNĐ là đồng tiền định giá.

Tỷ giá hối đoái còn được xem là quan hệ so sánh tiền tệ của các nước theo tiêu chuẩn nào đó. Trong chế độ bản vị vàng thì tiền tệ trong lưu thông hoạt động kinh doanh là tiền đúc bằng vàng và giấy và nó được đổi ra vàng căn cứ vào hàm lượng vàng. Vì thế, tỷ giá hối đoái có thể hiểu là mối quan hệ so sánh giữa tiền vàng của hai nước.

Còn trong chế độ tiền giấy thì tiền đúc không còn được sử dụng nên ngang giá vàng không còn là cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái. Theo đó thì việc so sánh các đồng tiền khác nhau được thực hiện bằng hình thức so sánh mức mua của hai tiền tệ với nhau.

 

7. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái

7.1 Yếu tố thương mại

Nằm ở 2 khía cạnh chính sau đây:

  • Tình hình tăng trưởng kinh tế: Khi tốc độ tăng giá của sản phẩm xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng giá sản phẩm nhập khẩu thì tỷ lệ trao đổi thương mại tăng kéo theo giá trị đồng nội tệ tăng và tỷ giá giảm. Ngược lại tốc độ tăng nhập khẩu cao hơn tốc độ tăng xuất khẩu thì cán cân thương mại giảm khiến cho tỷ giá hối đoái tăng.
  • Cán cân thanh toán: Cán cân thanh toán quốc tế cao thì đồng ngoại tệ tăng và nội tệ giảm khiến tỷ giá hối đoái tăng.

 

7.2 Yếu tố lạm phát

Vấn đề lạm phát trong nước là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến hoạt động thương mại quốc tế và ảnh hưởng trực tiếp đến cung cầu ngoại tệ làm thay đổi tỷ giá. Đây cũng là yếu tố để trả lời cho câu hỏi yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái là gì?.

Ví dụ: Nếu tình hình trong nước (Ấn Độ) có tỷ lệ lạm phát cao hơn quốc gia nước ngoài (Mỹ). Khi đó, người tiêu dùng Ấn Độ sẽ có xu hướng chọn lựa hàng hoá Mỹ hơn do giá thành chi trả cho hàng hoá sẽ rẻ hơn và thị trường sẽ nhập khẩu hàng Mỹ tăng làm cầu đồng ngoại tệ (đô la Mỹ) tăng.

Còn ở Mỹ, người dân sẽ hạn chế sử dụng hàng hoá từ Ấn Độ do giá cao và nhập khẩu giảm khiến cung ngoại tệ (đô la Mỹ) giảm.

Còn với nội địa có tỷ lệ lạm phát thấp hơn so với nước ngoài thì tỷ giá hối đoái sẽ giảm và giá trị nội tệ sẽ tăng.

 

7.3 Yếu tố thu nhập

Nếu đã biết tỷ giá hối đoái là gì thì có thể nói thu nhập của mỗi quốc giá cũng là yếu tố tác động đáng kể đến tỷ giá hối đoái.

  • Tác động trực tiếp: nếu thu nhập của quốc gia đó tăng thì người dân sẽ có xu hướng muốn dùng hàng nhập khẩu nhiều hơn từ đó làm cầu ngoại tệ tăng làm tỷ giá tăng
  • Tác động gián tiếp: thu nhập cao thì người dân sẽ tăng mức chi tiêu trong nước làm cho tỷ lệ lạm phát cao làm tỷ giá tăng

Ngược lại khi quốc gia có thu nhập giảm thì sẽ giảm cầu ngoại tệ dẫn đến giảm tỷ giá hối đoái.

Cảm ơn quý khách đã gửi yêu cầu đến Công ty Luật LVN Group, trên đây là nội dung tư vấn của Công ty, nội dung tư vấn có giá trị tham khảo, nếu còn vấn đề mà quý khách hàng còn chưa rõ xin vui lòng liên hệ đến tổng đài của Công ty Luật LVN Group 1900.0191 hoặc vui lòng gửi tin nhắn đến email [email protected] để được giải đáp thắc mắc. Trân trọng!