1. Nộp phạt quá thời hạn có sao không ?

Thưa Luật sư của LVN Group, Tôi đi xe ô tô và trước đó bị phạt lỗi vi phạm giao thông phạt 2trieu5 và bị tạm giữ giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và BVMT. Nhưng quá 10 ngày rồi tôi chưa nộp phạt. Và bây giờ tôi đang tham gia giao thông thì bị kiểm tra giấy tờ, cảnh sát giao thông phạt tôi lỗi quá hạn biên bản xử phạt là 0,05% và không có giấy chứng nhận kiểm định thì có đúng không

Trả lời:

Khoản 1 điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 và điều 5 Thông tư 153/2013/TT-BTC quy định: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định (QĐ) xử phạt, cá nhân, tổ chức bị phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước (KBNN) hoặc nộp vào tài khoản của KBNN được ghi trong QĐ xử phạt.

Nếu quá thời hạn nêu trên sẽ bị cưỡng chế thi hành QĐ xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 82 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt:

Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm

2. Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại khoản 6, khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.

Theo đó, chỉ trong thời hạn đến hẹn giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, thì biên bản vi phạm mới thay thế được giấy tờ có liên quan trong đó có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và BVMT (nếu bị lực lượng CSGT tạm giữ giấy tờ). Nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết mà tiếp tục điều khiển phương tiện và bị phát hiện sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.

Như vậy trong trường hợp này bạn phải nhanh chóng hoàn thành nghĩa vụ nộp phạt ngân sách nhà nước theo biên bản xử phạt cũ là 2 triệu rưỡi, nộp tiền phạt chậm nộp = 10 ngày x 2.500.000 x 0,05%, và phạt tiền từ 4 triệu đến 6 triệu về lỗi điều khiển xe ô tô không có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và BVMT.

2. Đang chờ lấy bằng tham gia GT có bị xử phạt?

Xin chào Luật LVN Group, tôi có câu hỏi xin được giải đáp: Cho em hỏi là em vừa thi bằng lái xe xong đang chờ có bằng lái, trong thời gian đó mà bị cảnh sát giao thông hỏi bằng lái xe thì có bị phạt không?

Trả lời

Căn cứ theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

“Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới

1. Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.

2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;

b) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe;

c) Người điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5, điểm c khoản 7 Điều này.”

Theo đó, người có thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực giao thông chỉ căn cứ vào việc hiện tại bạn đang tham gia giao thông mà không có giấy phép lái xe để xử phạt mà không căn cứ bạn đã thi bằng hay chưa. Do đó, khi bị cảnh sát giao thông hỏi bạn vẫn bị phạt bình thường.

3. Tư vấn về thời gian lấy lại xe VPGT ?

Thưa Luật sư của LVN Group, Em và bạn em đang trên xe mô tô đi trên đường bạn em xin vượt xe khách. Nhưng lúc vượt có xe máy khác đi ngược đường lượn đâm vào tay lái bạn em ngã xuống đường đúng lúc đó xe khách đó cũng đi đến chạm vào em làm em bị gãy xương chậu.
Em được người dân đưa đi cấp cứu vào bệnh viện rồi lúc đó người dân gọi cảnh sát thế là xe bạn em và xe khách bị giữ.em giờ cũng bình phục rồi. Nhưng công an vẫn chưa giải quyết trả xe cho bạn em. Cho em hỏi vụ việc này có nghiêm trọng không và khi nào em mới lấy được xe cho bạn em. Vụ việc xảy ra được hơn 1 tháng rồi ạ.

Trả lời:

Theo qui định của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì việc tạm giữ phương tiện được xử lý như sau : (thời gian tạm giữ qui định tại khoản 8).

“Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính

1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:

a) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;

b) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;

c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.

2. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện quy định tại khoản 1 Điều này phải được chấm dứt ngay sau khi xác minh được tình tiết làm căn cứ quyết định xử phạt, hành vi vi phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội hoặc quyết định xử phạt được thi hành.

Trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 79 của Luật này, sau khi nộp tiền phạt lần đầu thì người vi phạm được nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ.

3. Người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Chương II Phần thứ hai của Luật này thì có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

4. Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tạm giữ ngay thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tẩu tán, tiêu hủy thì thủ trưởng trực tiếp của chiến sĩ cảnh sát nhân dân, cảnh sát viên cảnh sát biển, bộ đội biên phòng, kiểm lâm viên, công chức hải quan, kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ phải tạm giữ ngay tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi lập biên bản, người lập biên bản phải báo cáo thủ trưởng của mình là người có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được quy định tại khoản 1 Điều này để xem xét ra quyết định tạm giữ; đối với trường hợp tang vật là hàng hóa dễ hư hỏng thì người tạm giữ phải báo cáo ngay thủ trưởng trực tiếp để xử lý, nếu để hư hỏng hoặc thất thoát thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp không ra quyết định tạm giữ thì phải trả lại ngay tang vật, phương tiện đã bị tạm giữ.

5. Người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện đó. Trong trường hợp tang vật, phương tiện bị mất, bán, đánh tráo hoặc hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện phải chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải được niêm phong thì phải tiến hành ngay trước mặt người vi phạm; nếu người vi phạm vắng mặt thì phải tiến hành niêm phong trước mặt đại diện gia đình, đại diện tổ chức, đại diện chính quyền và người chứng kiến.

Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản kèm theo biên bản tạm giữ và phải giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm 01 bản.

6. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này.

7. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì có thể bị tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt. Việc tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời gian chờ ra quyết định không làm ảnh hưởng quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức đó.

8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 66 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

9. Mọi trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ và phải có chữ ký của người ra quyết định tạm giữ, người vi phạm; trường hợp không xác định được người vi phạm, người vi phạm vắng mặt hoặc không ký thì phải có chữ ký của 02 người làm chứng. Biên bản phải được lập thành 02 bản, người có thẩm quyền tạm giữ giữ 01 bản, người vi phạm giữ 01 bản.

10. Đối với phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có địa chỉ rõ ràng, có điều kiện bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”

4. Giấy tờ xe bị hỏng đèn chiếu sáng

Khi tham gia giao thông, xe tôi bị hỏng đèn chiếu sáng và tôi đã dừng lại, công an xã có quyền thu giữ bằng lái xe, giấy phép xe của tôi hay hay không ?

Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới:

“Điều 53. Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới

d) Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu;”

Như vậy, ban đã vi phạm quy định khi tham gia giao thông, đó là không đủ điều kiện tham gia giao thông với xe cơ giới. Theo quy định tại Nghị định 27/2010/NĐ – CP quy định về việc huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết.

“Điều 9. Nhiệm vụ của Cảnh sát giao thông đường bộ, các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã khi phối hợp tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ

2. Nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã:

a) Thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo sự chỉ đạo, điều hành của Cảnh sát giao thông đường bộ và theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền khi tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có Cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng;

c) Thống kê, báo cáo các vụ, việc vi phạm pháp luật, tai nạn giao thông đường bộ; kết quả công tác tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo sự phân công trong Kế hoạch đã được phê duyệt.”

Như vậy, công an xã có quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền khi tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ, theo đó, công an xã có quyền kiểm tra giấy tờ xe của bạn dù bạn có đứng lại. Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt:

Điều 76. Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân

1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt.

2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 1.200.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 1.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt.

Tuy nhiên, với hành vi vi phạm của bạn, thì công an xã sẽ không có thẩm quyền xử phạt mà phải lập biên bản vi phạm hành chính, báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết. Công an xã cũng không có quyền giữ xe, giữ giấy tờ xe và giấy tờ tùy thân của bạn.

5. Tư vấn xử phạt vi phạm GT đường bộ ?

Thưa Luật sư của LVN Group: Cho em hỏi em mua xe máy có giấy tờ mua bán nhưng đã bị mất, giấy tờ xe chưa sang tên. Hiện tại em bị csgt phạt vì lỗi không bằng lái,không mũ bảo hiểm và phạt chủ xe lỗi cho người không đủ điều kiện mượn xe. Vậy cho em hỏi em cầm giấy tờ mua bán làm lại lên công an có được lấy xe không? Và người đứng tên có bị phạt lỗi nữa không ?
Em lên công an nộp phạt lấy xe nhưng bên công an yêu cầu người đứng tên đi cùng.trường hợp của em là người đứng tên xe ko chịu đi Mà chỉ chịu làm lại giấy tờ mua bán.vậy cho em hỏi em cầm giấy tờ mua bán (sau khi bị bắt xe mới làm lại) lên công an có được lấy xe không? Và người đứng tên có bị phạt lỗi giao xe cho người không có điều kiện sử dụng nữa không ?
Em xin cám ơn

Trả lời:

Thứ nhất, Về việc chuyển quyền sở hữu xe

Theo quy định của pháp luật thì “Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ mua bán, cho, tặng, thừa kế xe, người mua hoặc nhận xe phải đến cơ quan đăng ký xe đang quản lý xe đó làm thủ tục sang tên, di chuyển, thay đổi đăng ký xe”

Cũng theo thông tư này thì giấy tờ mua bán, tặng cho xe của cá nhân phải có xác nhận của đơn vị công tác hoặc có chứng thực chữ k‎ý của người bán, cho tặng xe theo đúng quy định của pháp luật, cụ thể tại Thông tư 15/2014/TT-BCA có quy định g) Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân phải có công chứng theo quy định của pháp luật về công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với chữ ký của người bán, cho, tặng xe theo quy định của pháp luật về chứng thực.”.

Và theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015 thì:

“Điều 458. Tặng cho động sản

1. Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.”

Do đó dựa vào những căn cứ trên thì việc mua bán xe của bạn là chưa phù hợp với quy định của pháp luật, nên về mặt pháp l‎ý thì xe của bạn mua vẫn thuộc sở hữu của người bán có nghĩa là người bán vẫn là chủ xe theo quy định của pháp luật.

Hơn nữa theo quy định tại điều 16, Nghị định 115/2013/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 31/202/NĐ-CP về trình tự, thủ tục khi trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ thì người quản lý, bảo quản chỉ trả lại phương tiện bị tạm giữ khi đã kiểm tra quyết định trả lại và kiểm tra chứng minh nhân dân và giấy tờ có liên quan của người đến nhận. Theo yêu cầu của công an thì chủ xe phải đến lấy mà bạn không phải chủ xe theo quy định của pháp luật thì bạn không thể lấy xe được.

Thứ hai, Điều kiện của người tham gia giao thông được quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 như sau:

Điều 58.Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông

1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.”

Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn dịch vụ tư vấn tại Công ty Luật LVN Group.!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật giao thông – Công ty luật LVN Group