1. Bản chất của Bitcoin và các loại tiền ảo

Tiền ảo là tập con của tiền kỹ thuật số khi nó được tạo ra với mục đích để thanh toán mua bán dịch vụ và hàng hóa. Tiền ảo điển hình là các đồng tiền do các ví điện tử hoặc sàn thương mại điện tử cung cấp: ShopeePay, Momo, zaloPay,… Dạng tiền ảo gắn liền với đồng tiền pháp lý của một quốc gia vì vậy các đơn vị cung cấp dịch vụ ví điện tử thực chất chỉ đang hoạt động như một bên trung gian thanh toán, nhận tiền của khách hàng và thanh toán cho bên cung cấp sản phẩm dịch vụ chứ không phải phát hành ra một đồng tiền mới. 

Bitcoin là loại tiền mã hóa điển hình nhất, là một loại tiền tệ kỹ thuật số được phát hành dưới dạng phần mềm mã nguồn mở – đây cũng chính là đồng tiền điện tử đầu tiên trên thế giới, đặt nền móng cho sự phát triển của thị trường crypto. Bitcoin sử dụng giao thức ngang hàng cho tất cả các giao dịch. Điều này giúp cho Bitcoin loại bỏ bước trung gian trong quá trình thực hiện giao dịch. Giao dịch Bitcoin sẽ được thực hiện trực tiếp từ người gửi đến người nhận với phí giao dịch cực kỳ thấp mà không phải qua bất cứ tổ chức hay cá nhân trung gian nào.

 

2. Địa vị pháp lý của tiền ảo hiện nay

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 quy định thì tài sản sẽ bao gồm: Vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản lại được phân chia thành bất động sản và động sản theo đó bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai. Muốn Bitcoin hay bất kỳ loại tiền ảo này là tài sản thì phải chứng minh rằng tiền ảo thuộc một trong các laoij theo như quy định trên. Bitcoin và các loại tiền ảo trên thực tế không được coi là vật; Vì theo tính pháp lý thì vật là loại tài snar hữu hình. 

Theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 thì Bitcoin và các loại tiền ảo không được coi là đơn vị tiền tệ chính thức của nhà nước Việt Nam. Và Bitcoin cũng không phải là ngoại tệ đồng thời không phải là đối tượng của ngoại hối. Tiền tệ do Ngân hành nhà nước trung ương phát hành là tiền pháp định của quốc gia đó. Đồng tiền pháp định của quốc gia sẽ được xã hội chấp nhận trong trôi đổi và được bảo vệ bằng pháp luật vì thế, đồng tiền của quốc gia phải đặt hai tiêu chuẩn: lưu giữ giá trị an toàn và sử dụng dễ dàng thuận tiện. Có thể thấy, Bitcoin hay tiền ảo không phải là phương tiện được phép thanh toán trên thị trường và không được phép dùng để thay thế tiền mặt hoặc phương tiện thay thế tiền mặt kể trên trong các giao dịch mua bán.

Việc tạo nên tiền ảo, khai thác tiền ảo hay sử dụng tiền ảo để thanh toán không có sự tham gia của ngân hàng trung ương hay ngân hàng thương mại. Và tiền ảo gần như hoàn toàn không có địa vị, vị trí pháp lý giống như tiền điện tử và không được đảm bảo bằng một đồng tiền pháp định như tiền điện tử. 

Hiện tại thì bitcoin hay tiền ảo đang làm các chức năng của tiền tệ như: đo lường giá trị và tích lũy gái trị, thanh toán nhưng hiện nay việc chấp nhận và thực hiện các chức năng của tiền ảo đang giới hạn trong phạm vị cộng đồng tiền ảo và không có căn cứ để công nhận pháp lý các chức năng của tiền ảo. Việc thực hiện các chức năng của tiền ảo mang tính tự phát và rủi ro cao. 

 

3. Bitcoin và các loại tiền ảo có được thừa nhận theo pháp luật Việt Nam không?

Hiện nay, quy định pháp luật Việt Nam chưa có quy định nào chấn chỉnh về vấn đề xem Bitcoin hay bất kỳ loại tiền ảo nào như hàng hóa, đối tượng để trao đổi mua bán. Theo quy định tại Nghị định 101/2012/NĐ-CP thì các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng nhà nước. Và phương tiện thanh toán không hợp pháp là các phương tiện thanh toán không thuộc các phương tiện trên.

Cũng trong Công văn 5747/NHNN-PC của Ngân hàng nhà nước Việt Nam gửi văn phòng chỉnh phủ cũng khẳng định: “Tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hớp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc phát hành, cung ứng và sử dụng tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng (phương tiện thanh toán không hợp pháp) làm tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán là hành vi cấm

Từ đó, có thể thấy Việt Nam không công nhận đơngf tiền ảo cũng như BItcoin là phương tiện thanh toán hợp pháp. Việc phát hành, tàng trữ cung ứng sử dụng tiền ảo như một phương tiện thanh toán là không hợp pháp và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 

 

4. Chính sách pháp luật Việt Nam hiện hành về Bitcoin cũng như các loại tiền 

Khác với khuôn khổ pháp lý và quản lý đối với tiền điện tử khá rõ đối với các nước trên thế giới thì Việt Nam vẫn chưa có một định nghĩa hay cách xử lý, quản lý thống nhất, rõ ràng đối với các đồng tiền ảo trên phạm vi quốc tịch. Ngân hàng Nhà nức Việt Nam đưa ra thông cáo báo chí về tiền ảo:

– Khẳng định Bitcoin là một dạng tiền kỹ thuật số – tiền ảo, không được phát hành bởi chính phủ hay một tổ chức tài chính nào mà được tạo ra và vận hành trên hệ thống các máy tính kết nối Internet ngang hàng;

– Khẳng định sự xuất hiện của Bitcoin gây ra nhiều tác hại, rủi o cho người sử dụng như: Có thể trở thành công cụ cho tội phạm như rửa tiền, buôn bán ma túy, trốn thuế, giao dịch, thanh toán tài sản phi pháp; nguy cơ bị tấn công, đánh cắp, thay đổi dữ liệu hoặc bị ngừng giao dịch là lớn; hoạt động đầu tư vào Bitcoin ẩn chứa nhiều nguy cơ về bong bóng tài chính, gây thiệt hại cho người đầu tư; giao dịch Bitcoin không bị chi phối và kiểm soát bởi cơ quan quản lý nhà nước nào, do đó, người sỡ hữu Bitcoin sẽ chịu toàn bộ rủi ro vì không có cơ chế bảo vệ quyền lợi.

– Việc sử dụng BItcoin hay các loại tiền ảo làm phương tiện thanh toán không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Các tổ chức tín dụng không được phép sử dụng Bitcoin cũng như các loại tiền ảo khác nhưu một loại tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán khi cung ứng dịch vụ cho khách hàng. Việc sở hữu, mua bán, sử dụng các loại tiền ảo như là một loại tài sản sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro của người dân và không được pháp luật bảo vệ. 

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ ban hành về tăng cường quản lý các hoạt động liên quan tới Bitcoin và các loại tiền ảo khác. Chỉ thị đề cập đến những rủi ro hệ lụy của các hoạt động liên quan đến tiền ảo. Trên cơ sở cảnh báo nguy cơ ảnh hưởng tiêu cục đến hoạt động liên quan đến tiền ảo thì Chỉ thị cũng yêu cầu các Bộ, ngành có liên quan thực hiện việc quản lý các hoạt động liên quan đến tiền ảo nhằm hạn chế những rủi ro, hệ lụy của xá hội, kịp thời phát hiện, ngăn chặn xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. 

Trên đây là nội dung về việc Quản lý Bitcoin và các loại tiền ảo trong văn bản. Hi vọng thông qua bài viết này của chúng tôi các bạn sẽ được cung cấp thông tin hữu ích và cần thiết để có thể giúp các bạn trong việc lựa chọn đầu tư. Nếu các bạn có vướng mắc về nội dung bài viết thì hãy liên hệ trực tiếp với Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 qua số hotline: 1900.0191 để được hỗ trợ và giải đáp thắc mắc.

>> Xem thêm: BAT coin là gì? Mua Basic Attention Token có rủi ro gì?