1. Quấy rối trên mạng là gì?

Quấy rối trên mạng là một hình thức quấy rối bằng các phương tiện điện tử hay còn gọi là quấy rối trực tuyến. Thông qua việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội, kỹ thuật số để theo dõi nạn nhân. Hầu hết các hành vi với đối trên không gian mạng đều được thực hiện thông qua Facebook, twitter hoặc Instagram. Do sự phát triển của thời công nghệ 4.0 nên những hành vi này cũng ngày càng phổ biến, điển hình là các hành vi đăng tin đồn, nhận xét tình dục, mạo danh xúc phạm tống tiền,… Đó là sự xuất hiện của nhiều đối tượng lợi dụng phương tiện truyền thông để xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác. Đó là những hành vi xúc phạm làm tổn hại đến danh dự nhân phẩm thông qua tin nhắn, bài post trên mạng xã hội hay là lan truyền những hình ảnh nhạy cảm. Quấy rối có thể được xác định bằng hành vi lặp đi lặp lại và có ý định làm hại nạn nhân gây ra cho nạn nhân những cảm xúc tiêu cực như sợ hãi, có thể dẫn đến trầm cảm hoặc tự tử. Quấy rối trên mạng là vô hạn, nó không chỉ diễn ra ở một môi trường nhất định như công ty hay trường học mà nó diễn ra trong không gian đa chiều nên thường rất khó để xử lý và ngăn chặn.

Quấy rối trên mạng có thể thực hiện bằng nhiều hành vi khác nhau nhưng hành vi phổ biến nhất hiện nay là quấy rối tình dục mà nạn nhân chủ yếu là những người phụ nữ. Quấy rối tình dục qua mạng được hiểu là hành vi tình dục có tác động tiêu cực đối với nạn nhân trên bất kỳ nền tảng kỹ thuật số nào dù là công khai hay riêng tư. Đây được công nhận là một hình thức của bạo lực tình dục. Cụ thể hơn, kể lạm dụng chủ yếu thông qua các nền tảng trên mạng xã hội tiếp cận, dụ dỗ, lôi kéo thậm chí lại ép buộc nạn nhân tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục dưới mọi hình thức.

 

2. Tại sao phụ nữ thường là mục tiêu quấy rối trên mạng

Có một số lý do để giải thích cho việc tại sao phụ nữ thường là mục tiêu quấy rối trên mạng: 

Thứ nhất nữ giới là mục tiêu dễ dàng. Dù ở bất kỳ xã hội nào, ở bất kỳ không gian nào thì phụ nữ và trẻ em gái vẫn được xem là nhóm đối tượng chịu nhiều thiệt thòi, dễ bị tổn thương và dễ bị lạm dụng. Phụ nữ là đối tượng thường bị quấy rối theo hướng tình dục nhiều hơn nam giới và chịu tổn thương nhiều hơn. Những kẻ có dụng tâm xấu, đặc biệt khi được tiếp tay bởi mạng xã hội với nhiều tính năng ẩn danh thì thường xuyên nhắn vào đối tượng nữ giới để quấy rối. Vì họ cho rằng các cô gái thường yếu đuối và ít phản kháng hoặc thường chọn im lặng thay vì đối đầu tìm ra chân tướng kẻ quấy rối mình. Những kẻ biến thái thường xuyên gửi những hình ảnh tục tĩu qua tin nhắn để quấy rối nhưng không phải bất kỳ người phụ nữ nào khi gặp tình trạng này cũng có thể dũng cảm công khai kẻ quấy rối ấy trên mạng xã hội.

Thứ hai, tính đố kỵ và gia trưởng. Xã hội châu Á vẫn còn nhiều tư tưởng Trọng nam khinh nữ và áp đặt nhiều tiêu chuẩn khắt khe lên nữ giới. Một mặt nhiều người khăng khăng rằng đàn ông phải giỏi hơn phụ nữ và mặt khác thì họ thường xuyên so sánh nữ giới với nhau xem ai sống đúng với chuẩn mực xã hội hơn. Đây cũng chính là lý do mà khiến cho những người phụ nữ thường dễ dàng trở thành đối tượng của những vụ quấy rối trên mạng. 

Thứ ba, sự đổ lỗi cho nạn nhân. Một yếu tố nữa khiến cho nữ giới trở thành đối tượng bị quấy rối trên mạng là tư duy đổ lỗi cho nạn nhân vẫn còn xuất hiện cho đến nay. Nhiều người cho rằng phụ nữ phải như thế nào thì mới bị quấy rối. Chính những tư duy đổ lỗi cho nạn nhân thay vì lên án kẻ quấy rối này đã là một phần tiếp tay cho những kẻ giấu mặt trên mạng khiến cho chúng cảm thấy không làm bất kỳ điều gì có lỗi và việc gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho nạn nhân không phải là lỗi của chúng. 

 

3. Xử lý hành vi quấy rối trên mạng như thế nào?

Trước những hành vi quấy rối trên mạng ngày càng trở nên phổ biến, pháp luật Việt Nam đã có một số căn cứ pháp lý để xử lý cho hành vi này. 

Trước hết cần khẳng định rằng, quấy rối trên mạng là hành vi bị cấm trong pháp luật Việt Nam. Căn cứ vào khoảng 4 điều 12 Luật viễn thông năm 2009 quy định một trong các hành vi bị cấm trong hoạt động viễn thông là: “Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân”. Thêm vào đó tại khoản 1 điều 34 bộ luật dân sự năm 2015 cũng đã quy định: Những thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cả chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó và cá nhân có quyền yêu cầu tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng đến mình. 

Để xử phạt hành vi quấy rối trên mạng, trước tiên pháp luật Việt Nam đã quy định xử phạt hành chính như sau: 

Tại điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 37 điều 1 nghị Định 14/2022/NĐ-CP quy định vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội, theo đó:

– Người có hành vi, cử chỉ và lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác thì bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng tùy theo mức độ vi phạm của người thực hiện hành vi vi phạm. 

Tại khoản 2 điều 54 nghị định số 14/2022/NĐ-CP quy định người có hành vi lăng mạng, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình bằng việc sử dụng phương tiện thông tin hoặc đăng hình ảnh, bài viết thì phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng. Ngoài ra buộc phải thu hồi bài viết và buộc phải xin lỗi nạn nhân. 

Tại điểm g, điểm e khoản 3 điều 102 nghị định 15/2020/NĐ-CP xử phạt hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến đã quy định phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng cụ thể như sau:

– Không được sự đồng ý của tổ chức, cá nhân mà tự ý thu thập, xử lý và sử dụng thông tin hoặc sử dụng sai mục đích theo quy định của pháp luật

– khi có hành vi cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhầm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm và uy tín của người khác.

Về trách nhiệm hình sự, hiện nay Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 không có quy định cụ thể về mức phạt đối với hành vi của quấy rối trên mạng, nên tùy theo tính chất mức độ và có đủ căn cứ thì hành vi quấy rối trên mạng có thể bị xử lý hình sự theo điều 155 và điều 156 của Bộ luật hình sự như sau:

Điều 155: Tội làm nhục người khác

Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm. Tùy tính chất và mức độ có thể bị phạt tù có thời hạn từ 03 tháng đến 05 năm, chẳng hạn như phạm tội đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc và chữa bệnh cho mình; sử dụng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội,…

Điều 156: Tội vu khống

Khi xúc phạm danh dự, phẩm của người khác bằng các hành vi bịa đặt hoặc lan truyền những điều biết rõ là sai sự thật, có thể gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; hành vi bị đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu khống. Mức hình phạt tùy theo mức độ vi phạm của chủ thể, có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm. Mức cao nhất của khung hình phạt có thể lên đến 7 năm tù.

Trên đây là những thông tin liên quan đến hành vi quấy rối trên mạng cũng như quy định pháp luật xử lý hành vi quấy rối trên mạng mà Luật LVN Group muốn cung cấp đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý khác xin vui lòng liên hệ đến tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 thông qua số hotline: 1900.0191 để được tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình. Xin chân thành cảm ơn!