1. Quốc tịch của pháp nhân là gì ?

Quốc tịch của pháp nhân là tình trạng pháp lí của một pháp nhân (Xem thêm: Pháp nhân).

Quy định về quốc tịch của pháp nhân:

Mỗi pháp nhân chỉ được coi là hợp pháp khi nó được thành lập và hoạt động phù hợp với pháp luật của nước mà nó mang quốc tịch .

Pháp luật và thực tiễn quốc tế thường căn cứ vào những yếu tố dưới đây để xác định quốc tịch của một pháp nhân:

1) Nơi đặt trụ sở của pháp nhân;

2) Trung tâm các hoạt động của pháp nhân;

3) Pháp luật của nước mà pháp nhân được thành lập; và

4) Trong những trường hợp đặc biệt căn cứ vào quốc tịch của người thực sự làm chủ hay lãnh đạo pháp nhân đó.

Trong bối cảnh của toàn cầu hoá hiện nay, vấn đề “hai quốc tịch” của pháp nhân cũng được đặt ra, nhất là đối với những công ti, tập đoàn đa hay xuyên quốc gia, những công ti mẹ và công ti con… Có nhiều trường hợp trụ sở của pháp nhân đặt ở nước này nhưng trung tâm các hoạt động của pháp nhân đó lại ở nước khác hoặc ở nhiều nước khác nhau; pháp nhân được thành lập theo luật của nước này nhưng lại hoạt động chính ở nước khác hoặc không có nơi hoạt động cố định; cổ đông mang nhiều quốc tịch khác nhau. Vì vậy, đối với những trường hợp này, thường căn cứ vào những yếu tố sau (theo thứ tự ưu tiên):

1) Trung tâm hoạt động;

2) Nơi đặt trụ sở; và

3) Lật của nước nơi pháp nhân đặt trụ sở.

Bộ luật dân sự của Việt Nam quy định một tổ chức chỉ được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện:

1) Được thành lập hợp pháp;

2) Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;

3) Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;

4) Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Đối với doanh nghiệp, theo Luật doanh nghiệp năm 2005 của Việt Nam, phải đáp ứng các điều kiện sau:

1) Có tên riêng;

2) Có tài sản;

3) Có trụ sở giao dịch ổn định;

4) Được đăng kí kinh doanh theo quy định của của pháp luật.

2. Pháp nhân nước ngoài là gì ?

Pháp nhân nước ngoài là tổ chức có tư cách pháp nhân được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài.

Quy định về pháp nhân nước ngoài:

Pháp nhân nước ngoài là chủ thể cơ bản của quan hệ tư pháp quốc tế. Pháp nhân nước ngoài có năng lực pháp luật theo Luật quốc tịch (Lex Societatis). Pháp nhân nước ngoài trong thời gian hoạt động, sản xuất kinh doanh ở nước sở tại chịu sự điểu chỉnh của hai hệ thống pháp luật: pháp luật nước sở tại và pháp luật quốc tịch của mình. Quyền và nghĩa của pháp nhân nước ngoài không phân biệt quốc tịch, vung lãnh thổ: nếu hội đủ những điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật, đều được phé bà Nà sản xuất kinh doanh tại Việt nam được hưởng các quyề lợi (về cơ bản) giống như các pháp nhân trong nước.

Chế độ pháp lí đối với pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam được xác định trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước Việt Nam ban hành (Hiến pháp, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Bộ luật lao động, Bộ luật dân sự, Luật thương mại, Nghị định số 92/1998/NĐ- CP ngày 10.11.1998 của Chính phủ về hành nghề tư vấn pháp luật của tổ chức Luật sư của LVN Group nước ngoài tại Việt Nam; Nghị định số 13/1999/NĐ-CP ngày 17.3.1999 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam; Nghị định số 45/2000/NĐ-CP ngày 06.9.2000 của Chính phủ quy định về văn phòng đại diện, chỉ nhánh của thương nhân nước ngoài và của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam; Nghị định số 18/2001/NĐ-CP ngày 04.5.2001 của Chính phủ quy định về lập và hoạt động của các cơ sở văn hoá, giáo dục nước ngoài tại Việt Nam.

 

3. Quốc tịch của pháp nhân nước ngoài là gì ?

Quốc tịch của pháp nhân nước ngoài là mối liên hệ về mặt pháp lí của pháp nhân với quốc gia nước ngoài xác lập tư cách pháp lí của pháp nhân đó.

Để xác định năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài, người ta thường căn cứ theo pháp luật của nước mà pháp nhân đó có quốc tịch.

Theo pháp luật các nước, quốc tịch của pháp nhân thường được xác định căn cứ theo một trong những dấu hiệu sau:

1) Nơi thành lập pháp nhân (nơi đăng kí điều lệ của pháp nhân đó). Luật Anh, Mĩ, Việt Nam áp dụng tiêu chuẩn này;

2) Nơi đặt trung tâm quản lí hành chính của pháp nhân (luật các nước Tây Âu);

3) Nơi có cơ sở kinh doanh chính của pháp nhân (luật các nước đang phát triển).

 

4. Trách nhiệm hình sự của pháp nhân là gì ?

Trách nhiệm hình sự của pháp nhân là một loại trách nhiệm pháp lí nghiêm khắc nhất được áp dụng đối với pháp nhân khi pháp nhân đó thực hiện một hành vi phạm tội thể hiện bằng biện pháp cưỡng chế nhà nước dưới hình thức hình phạt”.

Quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân:

Ở châu Âu, trước Cách mạng Pháp năm 1789, trách nhiệm hình sự của pháp nhân đã bước đầu được ghi nhận, nhưng sau đó do ảnh hưởng của trường phái Khai sáng – Nhân đạo và phong trào cấcch pháp luật hình sự cùng với sự ghi nhận nguyên tắc lỗi và nguyên tắc cá thể hoá hình phạt trong luật thực định, dẫn tới việc không chấp nhận nguyên tắc trách nhiệm hình sự của pháp nhân ở các nước tại châu lục này.

Nhưng đến giữa thế kỉ XIX, các nước theo truyền thống thông luật như Anh, Mĩ, Canađa, Öxtrâylia với chính sách hình sự mềm dẻo và rất thực dụng đã quay lại áp dụng chế độ trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong thực tiện xét xử. Còn ở châu Âu lục địa, một số nước vào nửa cuối thế kỉ XX cũng đã thiết lập lại nguyên tắc trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong luật thực định như: Hà Lan năm 1950 đối với các tội phạm kinh tế và đến năm 1976 đối với mọi tội phạm; Bồ Đào Nha năm 1982; Pháp 1994; Phần Lan năm 1995, Vương quốc Bỉ năm 1999 và gần đây nhất là Thuy Sĩ với việc thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự năm 2003 đã chính thức thừa nhận trách nhiệm hình sự của pháp nhân.

Hiện nay, chế định trách nhiệm hình sự của pháp nhân được thiết lập không chỉ trong luật hình sự ở „ những nước nêu trên, mà còn được thừa nhận trong š luật hình sự của một số nước ở châu Mĩ Latinh, châu Á, (Nhật Bản, Xingapo, Trung Quốc….).

Ở Việt Nam, từ lâu trách nhiệm pháp lí của pháp nhân đã được quy định trong lĩnh vực pháp luật khác nhau như dân sự, kinh tế và hành chính. Tuy nhiên trong lĩnh vực hình sự, trong cả hai lần pháp điển hoá với việc ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 và 1999, các nhà làm luật vẫn chưa chấp nhận nguyên tắc trách nhiệm hình sự của pháp nhân bên cạnh nguyên tắc trách nhiệm hình sự của cá nhân.

Truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân là khởi tố vụ án, tiến hành điều tra và xét xử đối với một pháp nhân. Các cơ quan bảo vệ pháp luật có quyền năng về tố tụng hình sự phải tiến hành điều tra và khi tìm đủ chứng cứ cần thiết để chứng minh cho hành vi phạm tội của pháp nhân thì có quyền truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân đó. Cũng như việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân, việc truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân nói chung mang tính chất công tố, quyền đó thuộc về nhà nước. Chỉ có toà án mới có quyền xử lí vấn đề trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân.

Về chế tài hình sự áp dụng đối với một pháp nhân không thể áp dụng hình phạt tử hình hoặc tù… như đối với cá nhân. Chế tài hình sự đối với pháp nhân có thể là giải tán pháp nhân, buộc pháp nhân đó phải chịu mức án bằng việc bị tịch thu tài sản, tiền bạc, hoặc bị hạn chế một số quyền trong hoạt động kinh doanh, hoặc tăng thuế…

Mọi vướng mắc pháp lý về luật dân sự về pháp nhân trong nước và pháp nhân nước ngoài cũng như các vấn đề khác liên quan … Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật dân sự, thừa kế trực tuyến. Trân trọng./.