1. Xác định quyền nuôi con sau khi ly hôn thế nào ?
Trả lời:
Quyền nuôi con sau khi ly hôn được quy định trong Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
” Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Theo đó về nguyên tắc thì quyền nuôi con sau khi ly hôn sẽ do hai vợ chồng tự thỏa thuận với nhau trường hợp không thỏa thuận được thì tòa án sẽ giao con cho một người trực tiếp nuôi dưỡng dựa trên các nguyên tắc sau:
– Đối với con dưới 36 tháng tuổi sẽ do người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để nuôi dưỡng con
– Đối với con từ 7 tuổi trở lên thì phải hỏi ý kiến cuả con
– Trường hơp khác tòa án sẽ ấn định cho một người dựa trên các căn cứ như điều kiện về vật chất và điều kiện về tinh thần để giao con cho một người trực tiếp nuôi dưỡng. Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập… mà mỗi bên dành cho con, yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ; Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con, điều kiện cho con vui chơi giải trí, trình độ học vấn… của cha mẹ.
Xin Luật sư tư vấn giúp gia đình tôi. Vợ chồng anh tôi do không hòa hợp đã li hôn năm 2014, lúc này cháu tôi được gần 4 tuổi, tòa xử quyền nuôi con cho người mẹ. Hiện nay anh tôi muốn đòi quyền nuôi con thì phải làm thế nào? Năm nay cháu tôi được 5 tuổi, hoàn cảnh người mẹ không đảm bảo để chăm sóc tốt cho cháu tôi, chị ấy còn có 1 con riêng đang học tiểu học, lương của chị khoảng hơn 3 triệu, gia đình không có ai hỗ trợ, trong thời gian qua cháu tôi chủ yếu là do anh tôi mua đồ mặc, ăn….Kính mong Luật sư quan tâm tư vấn giúp gia đình tôi. Xin trân trọng./.
=> Trong tường hợp của bạn nếu anh trai bạn có đủ căn cứ chứng minh người vợ không đủ điều kiện để tiếp tục chăm sóc con thì anh bạn có thể yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
” Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.”
Theo đó anh bạn có thể gửi yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con đến tòa án nhân dân cấp huyện nơi cháu bé và mẹ đang sinh sống, để yêu cầu giải quyết giúp anh bạn.
Chào Luật sư của LVN Group, em năm nay 25 tuổi. Lấy chồng được 2 năm và đang mang thai. Vợ chồng em xảy ra mâu thuẫn từ lúc mới cưới nhau đến nay và em đã ra sống ly thân được hơn 1 năm. Chồng em nhiều lần đánh đập, hành hạ em đến nỗi thâm tím cả mặt mày nên gia đình bên ngoại sắp xếp cho em đi làm ăn. Hơn 1 năm sau thì chồng khóc lóc, van xin em quay về và hứa từ nay sẽ k như vậy nữa. Em quay về và có bầu nhưng không hẳn là con của chồng em. Thời gian mang bầu em bị chồng đánh đập, hành hạ cả mẹ lẫn con và chồng em đòi phá thai. Giờ em không thể sống chung được nữa, em muốn ly hôn và khi sinh con, trong giấy khai sinh không khai tên cha. Em sẽ nói đứa con là ngoài giá thú. Và quyền nuôi con thuộc về em có được không ạ, em cảm ơn !
=> Theo quy định tại điều 56 luật hôn nhân và gia đình 2014 nếu bạn có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì bạn có thể yêu cầu ly hôn đơn phương được. Sau khi bạn sinh con thì theo quy định trên bạn sẽ là người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Còn về giấy khai sinh của cháu thì theo quy định về xác định cha mẹ:
” Điều 88. Xác định cha, mẹ
1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.”
Theo đó nếu sau khi ly hôn mà sinh con trong vòng 300 ngày thì sẽ được xác định là con chung của hai vợ chồng bạn, do đó trong giấy khai sinh của cháu vẫn sẽ có tên cha mà không thể coi là con ngoài giá thú được.
Dear luatLVN. Việt Nam!E có vấn đề sau mong muốn Luật sư của LVN Group cho e một lời khuyên ạ.Câu chuyện của e là thế này, hôm nay e có gặp một chị, và chị ấy có nhờ e giúp đỡ câu truyện của chị ấy như sau:Chồng chị ấy có ngoại tình với chị hàng xóm nhà e và đòi ly hôn với chị ấy, chị ấy nói rằng nếu ra toà thì chắc chắn chị ấy sẽ mất quyền nuôi con nhỏ vì không đủ năng lực tài chính. Chị ấy không muốn mất con nhưng nếu chị ấy có bằng chứng về việc chồng chị ấy ngoại tình thì chị ấy sẽ giành được quyền nuôi con. Luật sư cho e hỏi theo pháp luật điều này có đúng ko ạVà chị ấy có đề nghị với e được gắn camera quan sát tại nhà e để thu thập bằng chứng, e thực sự không biết làm thế nào mong Luật sư của LVN Group cho e lời khuyên cả về góc độ đạo đức và pháp luật.Em xin chân thành cảm ơn! Trân trọng, Hà Đ. Anh
=> Theo như phân tích ở trên thì điều kiện để xác định quyền nuôi con sau khi ly hôn sẽ được xét dựa trên điều kiện về vật chất và điều kiện về tinh thần. Thông thường thì điều kiện về vật chất sẽ được xem xét ở một mức độ ít hơn so với điều kiện về tinh thần bởi vì người không trực tiếp nuôi con thì sẽ phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Theo đó thì chị ấy có thể làm đơn xin ly hôn đơn phương được, nếu có bằng chứng chứng mình người chồng ngoại tình cho thấy nhân cách sống của ông ấy không thực sự tốt thì có thể chị ấy sẽ giành được quyền nuôi con.
Anh/ chị cho em hỏi, con em được 7 tháng tuổi, giờ chúng em quyết định ly hôn thì quyền nuôi con thuộc về ai ạ?có quyền lợi nào dành cho mẹ được quyền nuôi con không ạ?chúng em không thoả thuận được ai là người trực tiếp nuôi con.
=> Theo quy định trên thì con dưới 36 tháng tuổi sẽ do người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, do đó trong trường hợp này con bạn mới 7 tháng tuổi nên bạn sẽ là người trực tiếp nuôi dưỡng con, trừ trường hợp chồng bạn có đủ căn cứ chứng minh bạn không đủ điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc con.
Chào luật sư. sau đây mong luật sư bỏ chút ít thời gian tư vấn cho tôi một số vấn đề sau. vợ chồng chị tôi lấy nhau đã lâu và có 2 đứa con gái đứa lớn 14tuổi , đứa bé 7 tuổi. chồng chị tôi năm 2015 đã bị vào tù vì tội hiếp dâm con gái lớn của mình. hiện giờ chị tôi đang một mình nuôi 2đứa con rất khó khăn và đang có nhu cầu muốn ly hôn. vậy mong luật sư tư vấn cho tôi về việc ly hôn và phân chia tài sản cũng như quyền nuôi con trong trường hợp này. tôi xin cảm ơn .
=> Việc chồng chị bạn đang phải thi hành án phạt tù về hành vi hiếp dâm con gái có thể là căn cứ để chị bạn yêu cầu ly hôn đơn phương được. Trong trường hợp này tòa án sẽ tiến hành xét xử vắng mặt chồng bạn. Về phân chia tài sản thì theo quy định tại điều 59 luật hôn nhân và gia đình 2014 thì tài sản chung sẽ được chia đôi có tính đến yếu tố đóng góp và lỗi của hai bên dẫn đến việc ly hôn. Xem ngay: Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn được quy định như thế nào ?
2. Hướng dẫn giải quyết tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn ?
Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Xin tư vấn về quyền nuôi con trong trường ly hôn đơn phương hoặc thuân tình ? Cảm ơn!
Trả lời tư vấn:
Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể
Tư vấn thủ tục thuận tình ly hôn theo luật hôn nhân gia đình năm 2014
Thuận tình ly hôn là hai vợ chồng đã tự thỏa thuận với nhau được tất cả các vấn đề liên quan đến tài sản chung vợ chồng và quyền nuôi con. Trong đơn giải quyết ly hôn hai vợ chồng bạn có thể ghi rõ quyền nuôi con do hai bên thỏa thuận. Tòa án không giải quyết những vấn đề các đương sự không yêu cầu nên khi bạn và chồng không có đề nghị giải quyết tranh chấp nuôi con thì Tòa án không giải quyết. Bạn có thể xin giải quyết ly hôn vắng mặt, trường hợp này Tòa án vẫn giải quyết theo thỏa thuận của hai vợ chồng. Bạn vẫn có thể có quyền nuôi con.
Trong trường hợp ly hôn đơn phương, căn cứ điều 81 luật hôn nhân và gia đình 2014 :
Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!
Hỏi: Tôi và chồng ly thân được 7năm.tôi và con sống bên nhà ba mẹ tôi suốt thời gian ly thân.chồng tôi vẫn hay xuống thăm hõi.nhưng dạo gần đây tôi và chồng xảy ra nhiều mâu thuẫn.nay tôi mún ly hôn nhưng chồng tôi không đồng ý.dậy tôi có thể đơn phương ly hôn và có khó khăn gì cho tôi không? Tôi có còn được quyền nuôi con nữa không? tôi làm cty được 6năm và lương cũng ổn định mặc dù không bằng chồng tôi.
Trả lời tư vấn:
Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:
Thủ tục đơn phương ly hôn
Giành quyền nuôi con khi ly hôn
Muốn giành quyền nuôi con cần những điều kiện gì?
Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Ngoài ra, Anh/chị có thể tham khảo thêm qua một số văn bản pháp luật sau đây có quy định và hướng dẫn đối với trường hợp của anh chị: Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
Hỏi: Em và chồng em đăng ký kết hôn vào tháng 9/2014, nhưng do mâu thuẫn cuộc sống, dẫn tới vk đang sống ly thân hơn 16 tháng. Em muốn ly hôn thì làm sao ak. Em đăng ký kết hôn ở Quảng Nam, hộ khẩu anh ấy ở Quảng Nam còn em thì ở Bình Định. Hiện tại thì em vẫn ở Bình Định. Em muốn tư vấn giúp em trong cả trường hợp, ly hôn thuận tình và đơn phương.
Trả lời tư vấn:
Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:
Thủ tục thuận tình ly hôn
Thủ tục đơn phương ly hôn
Như vậy, nếu hai vợ chồng thuận tình ly hôn thì vợ chồng phải thỏa thuận được tất cả các vấn đề liên quan, hồ sơ có thể nộp tại Tòa án nhân huyện nơi chồng hoặc nơi vợ cư trú. Nếu đơn phương ly hôn thì hồ sơ bạn bắt buộc phải nộp tại Tòa án nhân dân huyện nơi chồng bạn cư trú.
Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!
Hỏi: Tôi có câu hỏi xin được Luật sư giải đáp hộ. Vợ chồng tôi đã ly hôn được 4 năm. Chúng tôi có hai con được tòa án giao cho mỗi người chăm sóc một đứa. Con gái lớn sinh năm 2009 do tôi nuôi dưỡng. Hiện nay mẹ của cháu muốn giành quyền nuôi cả hai đứa nhưng tôi không đồng ý. Xin hỏi Luật sư là trường hợp của tôi tòa án sẽ giải quyết như thế nào? Xin cảm ơn Luật sư.
Trả lời tư vấn:
Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự thông qua bài viết ” Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn “. Theo đó, nếu không có được sự đông ý của anh, vợ anh có thể kiện lên Tòa và Tòa có thể giải quyết thay đổi người trực tiếp nuôi con nếu có căn cứ chứng minh anh (là người đang trực tiếp nuôi cháu) hiện không còn khả năng để trực tiếp nuôi cháu.
Anh có thể tham khảo thêm qua Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định và hướng dẫn đối với trường hợp của anh. Xem ngay: Mức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn khi ra tòa tòa sẽ căn cứ vào đâu để đưa ra mức cấp dưỡng ?
3. Giành quyền nuôi con sau ly hôn vì lý do vợ sống không lành mạnh được không?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Do bạn và vợ cũ đã ly hôn, và vợ bạn được tòa phán quyết giành quyền nuôi con nên vợ bạn là người trực tiếp có quyền nuôi con. Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được quy định tại Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
“1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”
Như vậy, bạn là người không trực tiêp nuôi con nên bạn phải có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con bạn sống chung với người vợ cũ của bạn đang là người trực tiếp nuôi con. Việc vợ bạn có quan hệ với một người khác là quyền nhân thân của họ nên bạn không thể kiện người vợ cũ bởi lý do có quan hệ với người khác sau khi ly hôn được vì quan hệ giữa bạn và vợ đã không còn nữa. Nếu bạn lo lắng cho sự phát triển của con không được sống trong môi trường lành mạnh thì bạn chỉ có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con. Căn cứ Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
“1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.”
Chỉ khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì bạn mới có quyền yêu cầu Tòa án quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con. Xem ngay:Mức cấp dưỡng, phương thức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn?
4. Điều kiện để giành được quyền nuôi con sau khi ly hôn là gì ?
Luật sư tư vấn:
Vấn đề pháp lý liên quan đến ly hôn hiện nay được quy định tại Luật hôn nhân và gia đình 2014 .
Thứ nhất, về việc nuôi con sau khi ly hôn, Luật hôn nhân và gia đình 2014 tại điều 81 quy định như sau:
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.
Như vậy khi ly hôn, vợ chồng bạn thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn. Tuy nhiên, trong trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Trong trường hợp con dưới 36 tháng tuổi, người mẹ được trực tiếp nuôi trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Nếu con bạn từ đủ 07 tuổi trở lên thì Tòa án còn quyết định dựa trên việc xem xét nguyện vọng của con.
Vì thông tin bạn cung cấp chưa rõ ràng về độ tuổi của con bạn, điều kiện của bạn nên trong trường hợp này, bạn có thể dựa vào những căn cứ trên để xác định mình có đủ điều kiện nuôi con sau khi ly hôn không.
Trong trường hợp bạn là mẹ, nếu con bạn dưới 36 tháng tuổi bạn hoàn toàn có quyền được ưu tiên nuôi con nếu bạn đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Nếu con bạn trên 36 tháng tuổi, cả cha và mẹ cha đứa bé đều có quyền giành quyền nuôi con. Trong trường hợp này, bên nào chứng minh mình có điều kiện tốt hơn bên kia về mọi mặt và bảo đảm con phát triển tốt nhất cả về vật chất và tinh thần thì bên đó sẽ được Tòa án quyết định được giành quyền nuôi con. Các chứng cứ chứng minh mình có điều kiện tốt hơn để nuôi con có thể bao gồm một số chứng minh về thu nhập hàng tháng, chỗ ở ổn định, môi trường sống, thời gian làm việc và chăm sóc con, nhân thân của cha hoặc mẹ… Bạn cũng có thể đưa ra căn cứ chứng minh bên kia không đủ các điều kiện nêu trên để đảm bảo cho con bạn một cuộc sống tốt nhất. Sau khi Tòa án ra quyết định, bên cha hoặc mẹ không giành được quyền nuôi con vẫn được hưởng các quyền thăm nom hoặc phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, về thẩm quyền giải quyết ly hôn.
Theo thông tin bạn cung cấp, vợ chồng bạn đang ở tại nơi không có hộ khẩu thường trú và hiện tại cũng không đăng ký tạm trú. Về thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn trong trường hợp này, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định tại điều 35, theo đó:
“1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;
b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này;
c) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này.
2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:
a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của Bộ luật này;
b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ luật này;
c) Yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 31 của Bộ luật này;
d) Yêu cầu về lao động quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 33 của Bộ luật này”.
Như vậy pháp luật hiện hành quy định thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi vợ hoặc chồng bạn cư trú. Luật cư trú 2006 quy định về nơi cư trú tại điều 12 như sau:
“1. Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.
Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.
Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.
2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống”.
Nghị định 31/2014/NĐ- CP tại điều 5 quy định chi tiết về nơi cư trú của công dân, theo đó:
“1. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Mỗi công dân chỉ được đăng ký thường trú tại một chỗ ở hợp pháp và là nơi thường xuyên sinh sống.
Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu, sử dụng của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. Đối với chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân, tổ chức tại thành phố trực thuộc trung ương phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố.
2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định tại Khoản 1 Điều này, thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống và có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn.”
Như vậy, nơi cư trú của công dân ngoài nơi đăng ký thường trú, tạm trú còn là nơi công dân đó đang sinh sống và có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn. Chính vì vậy trong trường hợp này, bạn không nhất thiết phải về nơi bạn có đăng ký thường trú để nộp đơn ly hôn mà bạn có thể nộp đơn ly hôn tại Tòa án nhân dân quận, huyện nơi vợ chồng bạn đang sinh sống có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn. Trong trường hợp vợ chồng bạn không cùng nơi sinh sống và hai bạn thuận tình ly hôn, hai bên có thể thỏa thuận nộp đơn tại TAND cấp quận, huyện chung của hai vợ chồng hoặc của một trong hai bên vợ chồng nếu hai bên không cùng nơi sinh sống. Nếu bạn đơn phương ly hôn và hai bên không cùng nơi sinh sống, bạn phải nộp đơn xin ly hôn tại TAND cấp quận, huyện nơi vợ hoặc chồng bạn( bị đơn) đang sinh sống.
Thứ ba, hồ sơ và trình tự, thủ tục ly hôn.
* Về hồ sơ ly hôn, pháp luật quy định gồm:
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn( bản chính)
– Giấy chứng minh nhân dân của vợ và chồng ( bản sao có chứng thực)
– Giấy khai sinh của các con( bản sao có chứng thực)
– Đơn xin ly hôn( đơn phương ly hôn) hoặc Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn( thuận tình ly hôn).
* Về trình tự, thủ tục ly hôn:
– Đối với đơn phương ly hôn:
+ Đơn xin ly hôn phải có xác nhận của UBND xã về nguyên nhân ly hôn và mâu thuẫn vợ chồng. Trước khi xác nhận, tổ hòa giải ở cấp xã, phường sẽ tiến hành hòa giải 3 lần. Nếu không hòa giải được, UBND xã xác nhận và gửi lên TAND cấp huyện.
+ TAND cấp có thẩm quyền khi tiếp nhận đơn xin ly hôn sẽ tiến hành hòa giải tại tòa. Nếu hòa giải không thành, Tòa án sẽ tiến hành thủ tục ly hôn theo quy định của pháp luật
– Đối với thuận tình ly hôn:
+ Người yêu cầu giải quyết ly hôn nộp hồ sơ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.
+ Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 5 ngày làm việc, Tòa án kiểm tra đơn và ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí.
+ Người yêu cầu giải quyết ly hôn nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại chi cục thi hành án quận, huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.
+ Trong thời hạn 15 ngày làm việc, Tòa án tiến hành mở phiên hòa giải.
+ Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày hòa giải không thành, nếu các bên không thay đổi, Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.
Như vậy, tùy vào trường hợp ly hôn thuận tình hay đơn phương ly hôn của vợ chồng bạn mà bạn phải tuân thủ quy định vè hồ sơ và trình tự, thủ tục ly hôn như trên.
>> Xem ngay: Tiền cấp dưỡng nuôi con khi bố mẹ ly hôn ?
5. Giành quyền nuôi con sau ly hôn khi vợ không chăm con ?
Luật sư tư vấn:
Tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.
Căn cứ vào quy định này thì sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Như vậy, xét vào trường hợp của bạn, nếu như bạn chứng minh được vợ bạn không có đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con ra trước Tòa án thì anh có quyền giành được quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Còn nếu như trường hợp anh không thể nào đưa ra bằng chứng minh được vợ anh không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con thì Tòa án sẽ căn cứ vào quy định của Luật hôn nhân và gia đình : Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi.
>> Tham khảo nội dung: Thủ tục ly hôn và đòi tiền cấp dưỡng nuôi con ?
6. Luật sư tư vấn về chia tài sản chung và quyền nuôi con khi ly hôn ?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:
“1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.”
Nếu vợ bạn có căn cứ chứng minh hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được thì Tòa án sẽ xem xét giải quyết ly hôn theo yêu cầu vợ bạn.
Thứ nhất, việc phân chia tài sản cưa vợ chồng: Nếu hai vợ chồng không thỏa thuận được việc chia tài sản chung thì tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia theo quy định tại Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
“…
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.”
Thông thường tài sản chung của vợ chồng sẽ chia đôi khi ly hôn, tuy nhiên nếu chứng minh được công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập duy trì và phát triển khổi tài sản chung hoặc hoàn cảnh gia đình và của vợ, chồng thì Tòa án sẽ căn cứ vào công sức đóng góp hoặc tạo lập duy trì của vợ, chồng; hoàn cảnh của vợ, chồng để chia tài sản chung của vợ chồng.
Thứ hai, vềquyền nuôi con khi ly hôn: Nếu như hai vợ chồng bạn không thỏa thuận được việc nuôi con sau khi ly hôn thì Tòa án sẽ quyết định giao con cho vợ hoặc chồng trực tiếp nuôi theo quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2.Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Bạn có trình bạn con bạn hiện 4 tuổi, như vậy khi Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi thì không xem xét nguyện vọng của con. Tòa án sẽ căn cứ vào điều kiện kinh tế, phẩm chất đạo đức, điều kiện chăm sóc con của hai vợ chồng để quyết định việc sẽ giao con cho bên nào trực tiếp nuôi dưỡng.
Theo thông tin bạn cung cấp, điều kiện kinh tế của bạn tốt hơn so với vợ bạn do đó có thể bạn sẽ có lợi thế hơn trong việc giành quyền nuôi con.
Trân trọng ./.
Bộ phận tư vấn pháp luật hôn nhân – Công ty Luật LVN Group