Sau khi mẹ đẻ của Liệt sỹ Phú xuất giá, ông nội tôi lấy Bà nội tôi là PT Phượng sinh được 02 chị em, bố tôi là trai. Mẹ đẻ của Bác Phú tôi xuất giá đi lấy chồng khác sinh được 02 người con (1 trai, 1 gái). Khi mẹ đẻ của Bác Phú tôi ở cùng với con chồng sau là Phạm Quang Nhật mọi chế độ của nhà nước đối với Liệt sỹ, mẹ liệt sỹ (ông Phạm Quang Nhật và mẹ) đều được hưởng. Đến nay, mẹ của Liệt sỹ Bùi Văn Phú đã chết.
Theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước (UBND xã và cán bộ LĐTB&XH) hướng dẫn gia đình tôi phải làm hồ sơ để thờ cúng liệt sỹ Bùi Văn Phú (Hồ sơ gồm: Biên bản ủy quyền của gia đình, dòng họ; Đơn xin thờ cúng liệt sỹ và Bản sao bằng Tổ quốc ghi công). Hiện nay tôi đã làm song còn thiếu bản sao Bằng Tổ quốc ghi công công chứng. (Bản gốc hiện nay ông Phạm Quang Nhật đang giữ, tôi và gia đình đã nhiều lần gặp nói truyện trực tiếp với ông Nhật, song ông Nhật không nhất trí trả lại Bằng Tổ quốc ghi công). Tôi là Bùi Hữu Nam là cháu đích tôn của ông Nội tôi.
Xin hỏi theo quy định của Pháp luật tôi có được thờ cúng liệt sỹ không? Và khi được thờ cúng tôi có được giữ Bằng tổ quốc ghi công bản gốc không? Vậy xin các Luật sư của LVN Group và công ty tư vấn giúp cho tôi nên phải làm như thế nào ?
Tôi xin trân trọng cảm ơn./.
Luật sư tư vấn:
Thưa quý khách, Công ty Luật LVN GROUP xin gửi tới quý khách lời chào trân trọng và cảm ơn quý khách đã tin tưởng vào dịch vụ do chúng tôi cung cấp. Chúng tôi nhận được yêu cầu của quý khách liên quan đến nội dung cụ thể như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16 tháng 07 năm 2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
– Pháp lệnh số 26/2005/PL-UBTVQH11 29 tháng 06 năm 2005 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng;
– Nghị định 31/2013/NĐ-CP ngày 9-4-2013 Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
– Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 05 năm 2013 Hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân.
2. Giải quyết vấn đề:
2.1 Quy định của pháp luật về thờ cúng liệt sỹ
Qua nội dung anh trình bày, thì anh là cháu của liệt sỹ. Hiện tại anh đang thắc mắc là mình có được thờ cúng liệt sỹ hay không? Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư số ngày 30 tháng 07 năm 2014 về thờ cúng liệt sĩ như sau:
“Điều 2. Hướng dẫn Điều 21 của Nghị định số 31/2013/NĐ-CP về trợ cấp thờ cúng liệt sĩ
1. Trường hợp liệt sĩ có nhiều con thì người thờ cúng liệt sĩ là một người con được những người con còn lại ủy quyền; nếu liệt sĩ chỉ có một con hoặc chỉ còn một con còn sống thì không phải lập biên bản ủy quyền.
Trường hợp con liệt sĩ có nguyện vọng giao người khác thực hiện thờ cúng liệt sĩ thì người thờ cúng là người được con liệt sĩ thống nhất ủy quyền.
Trường hợp liệt sĩ không có hoặc không còn con hoặc có một con duy nhất nhưng người con đó bị hạn chế năng lực hành vi, mất năng lực hành vi, cư trú ở nước ngoài hoặc không xác định được nơi cư trúthì người thờ cúng là người được gia đình hoặc họ tộc liệt sĩ ủy quyền.”
Do quý khách cung cấp không đầy đủ thông tin, có thể hiểu liệt sĩ là Bùi Văn Phú không có con và bố mẹ của liệt sĩ cũng đã mất. Căn cứ quy định trên thì người thờ cúng là người được gia đình hoặc họ tộc liệt sĩ ủy quyền. Như vậy, khi anh muốn được thờ cúng liệt sĩ thì anh phải được gia đình hoặc họ tộc ủy quyền.
2.2 Việc giữ “Bằng tổ quốc ghi công”
Theo quy định tại Khoản 8 Điều 1 Pháp lệnh 04/2012/UBTVQH13 quy định:
“8. Khoản 2 Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Các chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ bao gồm:
….c) Khi báo tử, liệt sĩ không còn thân nhân quy định tại khoản 1 Điều này thì người thừa kế của liệt sĩ giữ Bằng “Tổ quốc ghi công” được hưởng khoản trợ cấp tiền tuất một lần như đối với thân nhân liệt sĩ;
đ) Liệt sĩ không còn thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng thì người được giao thờ cúng liệt sĩ được hưởng trợ cấp mỗi năm một lần;…”
Đối chiếu với trường hợp của anh: trước đây, liệt sĩ Bùi Văn Phú được xác định là có người thừa kế (chính là mẹ của liệt sĩ, tạm gọi là bà A) chịu trách nhiệm thờ cúng liệt sĩ và giữ Bằng “Tổ quốc ghi công”. Tuy nhiên, hiện nay bà A đã mất, do đó việc thờ cúng liệt sĩ sẽ được thực hiện theo di chúc mà bà A để lại. Trường hợp bà A không để lại di chúc thì việc thờ cúng liệt sĩ được xác định theo ủy quyền.
Trường hợp anh được ủy quyền thờ cúng liệt sĩ thì anh sẽ là người được giữ Bằng “Tổ quốc ghi công”. Khi đó, anh làm hồ sơ để thờ cúng liệt sĩ Bùi Văn Phú theo sự hướng dẫn của UBND xã và cán bộ LĐTB&XH. Sau khi anh làm xong thủ tục thờ cúng liệt sĩ thì anh sẽ làm thủ tục xin hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ theo Điều 10 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH:
“Điều 10. Hồ sơ hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ
Liệt sĩ không còn thân nhân hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng thì người thờ cúng lập hồ sơ như sau:
1. Đơn đề nghị (Mẫu LS7).
2. Biên bản ủy quyền (Mẫu UQ).
3. Hồ sơ liệt sĩ.
4. Quyết định trợ cấp thờ cúng liệt sĩ (Mẫu LS8).”
Liệt sĩ không còn người hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng thì người thờ cúng được hưởng trợ cấp thờ cúng mỗi năm một lần, mức trợ cấp 500.000 đồng (Khoản 1 Điều 21 Nghị định 31/2013/NĐ-CP).
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật hành chính – Công ty luật LVN Group