1. Hiểu thế nào về bảo hiểm hàng hải

Bảo hiểm hàng hải – danh từ, trong tiếng Anh được gọi là Marine Insurance.

Bảo hiểm hàng hải là bảo hiểm được cung cấp cho tàu, thuyền và hàng hóa được vận chuyển trên các phương tiện hàng hải. Theo đó những rủi ro trong quá trình di chuyển hàng hải sẽ được bên bảo hiểm xem xét bồi thường.

Trong các phương thức vận tải, vận tải biển có mức độ rủi ro cao nhất không chỉ bởi các tác động tự nhiên mà còn rất nhiều nguyên nhân khác. (Theo Marine Insight)

Bảo hiểm hàng hải là loại bảo hiểm những rủi ro trên biển hoặc những rủi ro trên sông, trên bộ liên quan đến hành trình đường biển, gây tổn thất cho các đối tượng chuyên chở trên biển. Hầu hết khi hàng hóa được chuyên chở bằng đường biển thì chủ doanh nghiệp đều mua bảo hiểm hàng hải để đảm bảo an toàn cho hàng hóa, người và tài sản chung trong suốt hành trình.

Họ cho chủ tàu đi biển vay những khoản vay nợ rất lớn với điều kiện sau: Nếu hành trình an toàn, trót lót thì những người này phải trả một khoản lãi rất cao và ngược lại, nếu tàu bị đắm hay gặp rủi ro mất hết thì được xóa nợ. Loại hình bảo hiểm này sau đó phát triển ở Anh, vì ở đây có ngành ngoại thương, đóng tàu phát triển bậc nhất thế giới.

Như vậy, Bảo hiểm hàng hải là đông đảo nhiệm vụ bảo đảm bao gồm tương quan cho buổi giao lưu của nhỏ tàu, nhỏ fan hoặc những hàng hóa được vận tải trên biển tốt đầy đủ nhiệm vụ bảo đảm rất nhiều rủi ro khủng hoảng trên biển, trên bộ , trên sông bao gồm liên qua đến hành trình đường biển ( ví dụ chở một container đi qua Hàn, bao hàm trucking đường đi bộ thì thỉnh thoảng đơn vị bảo hiểm tính luôn luôn trong bảo đảm sản phẩm hải).

Bảo hiểm hàng hải có 3 loại:

Bảo hiểm hàng hóa XNK siêng chsinh hoạt bởi đường biển:đối tượng người dùng bảo đảm hàng hóa XNK được chuyển động trên biểnBảo hiểm trách nhiệm dân sự của nhà tàu: bảo hiểm hầu hết thiệt sợ tạo ra từ trách rưới nhiệm của chủ tàu vào quá trình cài, sale,…

Giá trị của bảo hiểm hàng hải được quy định như sau:

– Là tổng giá trị của tàu biển vào thời điểm bắt đầu bảo hiểm. Giá trị này còn bao gồm giá trị của máy móc, trang thiết bị, phụ tùng dự trữ của tàu cộng với toàn bộ phí bảo hiểm. Giá trị của tàu biển còn có thể bao gồm cả tiền lương ứng trước cho thuyền bộ và chi phí chuẩn bị chuyến đi được thỏa thuận trong hợp đồng;

– Là giá trị hàng hóa ghi trên hóa đơn ở nơi bốc hàng hoặc giá thị trường ở nơi và thời điểm bốc hàng cộng với phí bảo hiểm, giá dịch vụ vận chuyển và có thể cả tiền lãi ước tính;

– Đối với giá dịch vụ vận chuyển là tổng số tiền bao gồm giá dịch vụ vận chuyển cộng với phí bảo hiểm. Trường hợp người thuê vận chuyển mua bảo hiểm cho giá dịch vụ vận chuyển thì giá dịch vụ vận chuyển này được tính gộp vào giá trị bảo hiểm của hàng hóa;

– Đối tượng bảo hiểm khác, trừ trách nhiệm dân sự, là giá trị của đối tượng bảo hiểm ở nơi và thời điểm bắt đầu bảo hiểm cộng với phí bảo hiểm hàng hải.

2. Hợp đồng bảo hiểm hàng hải

Điều 303 Bộ Luật hàng hải 2015 quy định về hợp đồng bảo hiểm hàng hải

1. Hợp đồng bảo hiểm hàng hải là hợp đồng bảo hiểm các rủi ro hàng hải, theo đó người được bảo hiểm phải nộp phí bảo hiểm theo thỏa thuận và người bảo hiểm cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm những tổn thất hàng hải thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo cách thức và điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng.

Rủi ro hàng hải là những rủi ro xảy ra liên quan đến hành trình đường biển, bao gồm các rủi ro của biển, cháy, nổ, chiến tranh, cướp biển, trộm cắp, kê biên, quản thúc, giam giữ, ném hàng xuống biển, trưng thu, trưng dụng, trưng mua, hành vi bất hợp pháp và các rủi ro tương tự hoặc những rủi ro khác được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

2. Hợp đồng bảo hiểm hàng hải có thể mở rộng theo những điều kiện cụ thể hoặc theo tập quán thương mại để bảo vệ quyền lợi của người được bảo hiểm đối với những tổn thất xảy ra trên đường thủy nội địa, đường bộ, đường sắt hoặc đường hàng không thuộc cùng một hành trình đường biển.

3. Hợp đồng bảo hiểm hàng hải phải được giao kết bằng văn bản.

Theo quy định như trên có thể thấy được bảo hiểm hàng hải với các mục đích để bảo vệ các quyền lợi nhất định cho người tham gia bảo hiểm trong các trường hợp xảy ra liên quan đến hành trình đường biển, bao gồm các rủi ro của biển, cháy, nổ, chiến tranh, cướp biển, trộm cắp, kê biên, quản thúc, giam giữ, ném hàng xuống biển, trưng thu, trưng dụng, trưng mua, hành vi bất hợp pháp và các rủi ro tương tự hoặc những rủi ro khác được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, theo đó mà  bảo hiểm hàng hải quy định rõ  các điều kiện trong hợp đồng bảo hiểm theo quy định với các trường hợp cụ thể

Ngoài ra bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận giữa hai bên và cùng nhau kí kết xác lập quan hệ pháp luật về quyền và nghĩa vụ khi các bên tham gia hợp đồng. Cũng theo đó mà Hợp đồng bảo hiểm hàng hải người được bảo hiểm phải nộp phí bảo hiểm theo thỏa thuận và người bảo hiểm cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm những tổn thất hàng hải thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo cách thức và điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng quy định của pháp luật.và được lập thành văn bản dưới sự xác nhận của các bên tham gia quan hệ pháp luật này.

Điều 5. Quyền thỏa thuận trong hợp đồng

1. Các bên tham gia trong hợp đồng liên quan đến hoạt động hàng hải có quyền thỏa thuận riêng, nếu Bộ luật này không hạn chế.

2. Các bên tham gia trong hợp đồng liên quan đến hoạt động hàng hải mà trong đó có ít nhất một bên là tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài thì có quyền thỏa thuận áp dụng luật nước ngoài hoặc tập quán hàng hải quốc tế trong quan hệ hợp đồng và chọn Trọng tài, Tòa án ở một trong hai nước hoặc ở một nước thứ ba để giải quyết tranh chấp.

3. Trong trường hợp Bộ luật này có quy định hoặc các bên có thỏa thuận trong hợp đồng, luật nước ngoài có thể được áp dụng tại Việt Nam đối với quan hệ hợp đồng liên quan đến hoạt động hàng hải, nếu luật đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

3. Bảo hiểm hàng hải có mấy loại? Có những rủi ro nào trong bảo hiểm hàng hải?

3 loại cơ bản của bảo hiểm hàng hải :

– Bảo hiểm thân tàu (Hull Insurance): Đây là loại bảo hiểm cơ bản nhất trong bảo hiểm hàng hải, hầu hết những thiệt hại vật chất xảy ra đối với vỏ tàu, máy móc hay các thiết bị khác trên tàu, kèm them đó là bảo hiểm cước phí hay các chi phí hoạt động của tàu và một phần trách nhiệm mà chủ tàu bắt buộc phải chịu trong trường hợp hai tàu đâm va nhau.

– Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu (hay còn gọi là P&I Insurance): Đây là loại bảo hiểm những thiệt hại và tổn thất gây ra mà phát sinh từ chính trách nhiệm của chủ tàu trong suốt quá trình sở hữu hay kinh doanh, khái thác tàu biển.

– Một loại hình bảo hiểm tất yếu của bảo hiểm hàng hải đó là bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển (Cargo Insurance)

Hầu hết những rủi ro trên biển đều được bảo hiểm hàng hải bảo hiểm. Nhưng không phải vì vậy mà khi mua bảo hiểm hàng hải là bạn chắc chắn rằng sẽ được bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm đã kí. Một số rủi ro sẽ bị loại trừ và không được bảo hiểm khi bạn mua bảo hiểm hàng hải cho hành trình chuyên chở hàng đi biển của mình

3.1. Đối với bảo hiểm hàng hải

– Rủi ro thông thường được bảo hiểm: Đây là các loại rủi ro mà khi chúng xảy ra thì chắc chắn bạn sẽ được bảo hiểm một cách bình thường mà không có bất cứ trở ngại gì theo các điều kiện bảo hiểm gốc: A, B hoặc C. Các loại rủi ro này đều có tính chất bất ngờ, xảy ra một cách ngẫu nhiên và không thể lường trước được, nằm ngoài ý muốn và mong muốn của chúng ta. Chẳng hạn như: thiên tai, những tai nạn và tai họa của biển gây ra, chúng bao gồm cả rủi ro chính và những loại rủi ro phụ nêu trên.

– Rủi ro phải bảo hiểm riêng: Nhắc tới định nghĩa này chắc hẳn bạn sẽ nghĩ ngay những loại rủi ro riêng và đặc biệt. Nếu muốn được bảo hiểm thì bạn phải thỏa thuận thêm và thỏa thuận riêng chứ không bao gồm các điều khoản bồi thường theo bảo hiểm gốc A, B, C. Những loại rủi ro được xem là đặc biệt và phải mua bảo hiểm riêng như: rủi ro chiến tranh, đình công hay khủng bố…

– Rủi ro không được bảo hiểm (excluded risks): Bên cạnh những rủi ro thông thường, luôn luôn được bảo hiểm thì có những loại rủi ro mà cho dù bạn mua bảo hiểm hàng hải theo điều kiện nào cũng không được bảo hiểm. Bởi chúng là những loại rủi ro mà đương nhiên xảy ra, chắc chắn xảy ra, đó là các thiệt hại và mất mát do nội tỳ và ẩn tỳ của hàng hóa, hay do lỗi của người được bảo hiểm, những rủi ro mang tính chất thảm họa mà chính chúng ta không thể lường trước được quy mô cũng như mức độ và hậu quả của nó.

3.2. Đối với nguồn gốc sinh ra 

Đối với nguồn gốc sinh ra thì các loại rủi ro chính

Các rủi do như Tai họa từ biển và Loại trừ các rủi ro về tai nạn xảy ra đối với con tàu khi ở ngoài biển như mắc cạn, các tàu bị lật úp, mất tích, và cháy nổ, đâm va nhau, va phải đá ngầm, đâm phải những vật thể khác, thiên tai,… được xem là tai họa của biển theo quy định

Đối với các dạng Thiên tai đó là Các hiện tượng từ tự nhiên mà con người không thể chi phối như bão và núi lửa, sét hay gió lốc,…

Rủi ro vì các hiện tượng xã hội, chính trị gây ra: Gồm rủi ro do chiến tranh, bạo động, nội chiến, các hành động thù địch, khủng bố, đình công,… là những rủi ro trong bảo hiểm hàng hải.

Tai nạn bất ngờ như Các tai họa ngẫu nhiên, mang tính bất ngờ và không nằm trong những trường hợp rủi ro vì tại họa của biển. Chúng có thể bao gồm: rủi ro trong quá trình xếp dỡ hàng hóa, lưu kho, lưu bãi,…

4. Quyền chấm dứt hợp đồng bảo hiểm

Điều 310. Quyền chấm dứt hợp đồng bảo hiểm

1. Trường hợp người được bảo hiểm cố ý vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 308 của Bộ luật này thì người bảo hiểm có quyền chấm dứt hợp đồng. Trường hợp người được bảo hiểm không có lỗi trong việc khai báo không chính xác hoặc không khai báo theo quy định tại Điều 308 của Bộ luật này thì người bảo hiểm không có quyền chấm dứt hợp đồng, nhưng có quyền thu thêm phí bảo hiểm ở mức hợp lý.

2. Trước khi trách nhiệm bảo hiểm bắt đầu, người được bảo hiểm có thể yêu cầu chấm dứt hợp đồng bảo hiểm hàng hải, nhưng phải trả cho người bảo hiểm các chi phí hành chính và người bảo hiểm phải hoàn trả phí bảo hiểm cho người được bảo hiểm.

3. Người bảo hiểm và người được bảo hiểm không được chấm dứt hợp đồng sau khi trách nhiệm bảo hiểm đã bắt đầu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng.

Trường hợp trong hợp đồng có thỏa thuận về việc hợp đồng có thể bị chấm dứt sau khi trách nhiệm bảo hiểm bắt đầu và người được bảo hiểm yêu cầu chấm dứt hợp đồng thì người bảo hiểm có quyền thu phí kể từ ngày trách nhiệm bảo hiểm bắt đầu cho đến ngày chấm dứt hợp đồng và việc hoàn phí được tính tương ứng với thời gian còn lại. Trường hợp người bảo hiểm yêu cầu chấm dứt hợp đồng thì phí bảo hiểm của thời gian còn lại được hoàn trả cho người được bảo hiểm kể từ ngày yêu cầu chấm dứt đến ngày hết hạn hợp đồng.

4. Các quy định tại khoản 2 Điều này không áp dụng trong trường hợp người được bảo hiểm yêu cầu chấm dứt hợp đồng bảo hiểm hàng hóa và hợp đồng bảo hiểm chuyến đối với tàu biển sau khi trách nhiệm bảo hiểm bắt đầu.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN Group