1. Những trường hợp phải đi cai nghiện bắt buộc ?

Thưa Luật sư của LVN Group, Anh trai tôi bị nghiện ma túy và gia đình muốn Anh ấy phải đi cai nghiện. Gần đây chúng tôi biết Anh ấy có mua ma túy về để bán cho các con nghiện khác nên tôi sợ anh ấy bị bắt về tội danh này trước khi cai nghiện. Vậy, xin hỏi Luật sư của LVN Group: Đối tượng nghiện nào thì phải đi cai nghiện bắt buộc. Nhà tôi có cần làm đơn từ gì để đưa Anh ấy đi cai không ạ ?
Cảm ơn và mong nhận được sự tư vấn của Luật LVN Group!

Quy định của pháp luật về những trường hợp phải đi cai nghiện bắt buộc ?

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến:1900.0191

Trả lời:

1.1 Đối tượng nào phải đi cai nghiện bắt buộc

Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trước hết được điều chỉnh bởi Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 phải đáp ứng được yêu cầu về độ tuổi. Theo đó, người được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc phải từ đủ 18 tuổi trở lên. Tuy nhiên, thực tế cho thấy đối tượng nghiện ma túy không dừng lại ở những người từ đủ 18 tuổi trở lên mà có xu hướng gia tăng ở những người dưới 18 tuổi. Vấn đề đặt ra là với những người dưới 18 tuổi có bị áp dụng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc không? Nếu có thì cần đáp ứng những điều kiện gì? Chúng tôi chia ra làm hai trường hợp như sau:

– Trường hợp 1: Đối tượng áp dụng biện pháp bắt buộc cai nghiện tại cơ sở cai nghiện là người từ đủ 18 tuổi trở lên

Căn cứ theo Nghị định 136/2016/NĐ-CP, những đối tượng thuộc một trong ba trường hợp sau sẽ được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc:

+ Là người có nơi cư trú ổn định, tức là có thể xác định được nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú của người này và thường xuyên sinh sống trên địa chỉ đó, nếu trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường thị trấn do nghiện ma túy mà còn nghiện hoặc là người có nơi cư trú ổn định nhưng trong thời hạn 01 năm kể từ ngày hết thời hiện thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện. Theo đó, có thể hiểu, người từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định sau khi bị áp dụng các biện pháp cai nghiện giáo dục tại xã, phường, thị trấn trong một thời gian nhất định mà không có hiệu quả thì mới bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

+ Người có nơi cư trú ổn định nhưng bị chấm dứt thi hành quyết định giáo dục tại xã, phương, thị trấn do nghiện ma túy. Việc bị chấm dứt thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định. Trái ngược với trường hợp thứ nhất, người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định là người không xác định được nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú hoặc có nơi đăng ký hộ khẩu, nơi đăng ký tạm trú nhưng không thường xuyên sinh sống trên địa chỉ này khiến cho việc tìm kiếm người nghiện trở lên khó khăn.

– Trường hợp 2: Đối tượng áp dụng biện pháp bắt buộc cai nghiện tại cơ sở cai nghiện là người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi

Ngoài đối tượng nghiện ma túy là người từ đủ 18 tuổi phải đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc như trên, với những người chưa đủ 18 tuổi cũng cần áp dụng biện pháp bắt buộc cai nghiện tại cơ sở cai nghiện khi thuộc một trong hai trường hợp sau đây theo quy định tại Luật phòng chống ma túy năm 2000:

+ Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi: Là người nghiện ma túy đã được áp dụng biện pháp cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện. Hoặc người nghiện ma túy không có nơi cư trú nhất định thì được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc dành riêng cho họ. Như vậy, đối với người nghiện ma túy kể cả là từ đủ 18 tuổi hay từ đủ 12 tuối đến dưới 18 tuổi nhưng nếu không có nơi cư trú nhất định thì đều được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Tuy nhiên, địa điểm và cơ sở cai nghiện bắt buộc phải phù hợp với độ tuổi của người cai nghiện bắt buộc.

+ Người nghiện ma túy là người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi do chính bản thân hoặc được gia đình làm đơn xin cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc thì được nhận vào cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc riêng phù hợp với độ tuổi của người cai nghiện. Trường hợp này phụ thuộc vào ý chí, nguyện vọng của người cai nghiện hoặc của gia đình khi không có đủ khả năng, điều kiện hoặc vì những lý do khác mong muốn được cai nghiện tại các cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Cần lưu ý rằng, điểm khác biệt trong việc áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cơ sở cai nghiện giữa hai trường hợp trên là người cai nghiện ma túy thuộc độ tuổi từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi không được coi là việc xử lý vi phạm hành chính.

Quy định về việc đưa người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trước đây còn gây nhiều tranh cãi và gây ra sự lúng túng trong việc thực hiện tại các địa phương. Do đó, tại văn bản Hướng dẫn 1160/VKSTC-KSDTTA năm 2001 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn trên tinh thần thực hiện đúng quy định của Luật phòng, chống ma túy năm 2000 như sau:

Thời điểm từ ngày 01/06/2001 không đưa người nghiện ma túy có đơn tự nguyện cại nghiện vào cơ sở chữa bệnh. Đối với người cai nghiện là người chưa thành niên có độ tuổi từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi mà bản thân người cai nghiện hoặc gia đình có đơn tự nguyện xin đi cai nghiện thì cũng không đưa vào các trường giáo dưỡng. Theo đó, thực hiện đúng quy định của Luật phòng, chống ma túy, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền quyết định việc đưa những người này vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Riêng với đối tượng người cai nghiện chưa thành niên phải được cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc dành riêng cho họ.

1.2. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Hồ sơ đề nghị đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được căn cứ theo Thông tư số 05/2018/TT-BCA được áp dụng cho đối tượng người cai nghiện từ đủ 18 tuổi trở lên, do người cai nghiện ma túy thuộc độ tuổi từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi không được coi là việc xử lý vi phạm hành chính được thực hiện như sau:

* Đối với người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định.

– Bản tóm tắt lý lịch theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 05/2018/TT-BCA, có xác nhận của thủ trưởng cơ quan Công an nơi cư trú của người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

– Bản tường trình theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 05/2018/TT-BCA của người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc của người đại diện hợp pháp của họ về những thông tin nhân thân người nghiện ma túy, nêu cụ thể về hành vi sử dụng ma túy của bản thân (quá trình sử dụng ma túy, hình thức sử dụng ma túy, tình trạng sử dụng ma túy, lý do sử dụng ma túy, thời điểm sử dụng ma túy lần cuối).

– Biên bản vi phạm hành chính về hành vi sử dụng ma túy trái phép theo mẫu biên bản số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 97/2017/NĐ-CP và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính hoặc phiếu xét nghiệm có kết quả dương tính với chất ma túy tại thời điểm lập hồ sơ của người bị đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

– Đối với trường hợp đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phương, thị trấn: Nộp bản sao Giấy chứng nhận đã chấp hành xong Quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo mẫu số MGCN01 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2016/NĐ-CP hoặc bản sao Quyết định chấm dứt thi hành Quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy nhưng không có nơi cư trú ổn định.

* Đối với người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định

– Nộp đầy đủ tài liệu, giấy tờ bao gồm: Bản tóm tắt lý lịch theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 05/2018/TT-BCA; Bản tường trình theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 05/2018/TT-BCA; Biên bản vi phạm hành chính về hành vi sử dụng ma túy trái phép theo mẫu biên bản số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 97/2017/NĐ-CP.

– Ngoài ra, người bị đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc cần nộp thêm các giấy tờ sau:

+ Phiếu trả lời kết quả của người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 221/2013/NĐ-CP về tình trạng nghiện hiện tại của người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

+Tài liệu xác định người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group. Rất mong nhận được sự hợp tác!

2. Trường hợp nào thì con nghiện bắt buộc phải đi cai nghiện?

Thưa Luật sư của LVN Group, em và bạn gái em có quen nhau được 1 năm. Mới đây em phát hiện bạn gái em có dùng thuốc lắc. Nếu cơ quan chức năng phát hiện thì bạn gái em có bị đưa đi cai nghiện tập trung không ạ?

Xin cảm ơn!

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 28 Luật Phòng, chống ma túy năm 2000, được sửa đổi, bổ sung năm 2008 thì:

Điều 28:

1. Người nghiện ma tuý từ đủ 18 tuổi trở lên đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc không có nơi cư trú nhất định phải được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

2. Việc đưa người nghiện ma tuý vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện theo quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Thời hạn cai nghiện ma tuý tại cơ sở cai nghiện bắt buộc từ một năm đến hai năm.

3. Người nghiện ma tuý tự nguyện làm đơn xin cai nghiện thì được nhận vào cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc và không bị coi là bị xử lý vi phạm hành chính.

4. Tổ chức và hoạt động của cơ sở cai nghiện bắt buộc, chế độ cai nghiện bắt buộc, thủ tục đưa người nghiện ma tuý quy định tại khoản 1 Điều này vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.”

Điều 96 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 cũng quy định như sau:

Điều 96. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

1. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.

2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:

a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;

b) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;

c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.”

Theo đó, bạn gái bạn mới dùng thuốc lắc lần đầu, chưa biết là có nghiện ma túy hay không, hơn nữa, bạn gái bạn mới đưa vào cơ sở cải tạo, nếu cô ấy vẫn nghiện thì mới bị buộc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Như vậy, tại thời điểm này, bạn gái bạn chưa bị bắt buộc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, trừ trường hợp bạn gái bạn làm đơn tự nguyện đi.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

3. Tái nghiện được giáo dục tại địa phương không ?

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Em vào cơ sơ chữa bệnh bắt buộc năm 2009 đến năm 2011 thì ra trại. Vậy bao giờ em mới xóa được án tích? Ví dụ giờ em tái nghiện. Em có được giáo dục tại địa phương hay đưa trực tiếp đến cơ sở chửa bệnh?

Người gửi: T.M

Tái nghiện được giáo dục tại địa phương không ?

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự về cai nghiện bắt buộc, gọi:1900.0191

Trả lời:

Theo như nội dung câu hỏi thì bạn bị nghiện ma túy và phải vào cở sở chữa bệnh bắt buộc mà cụ thể là vào trại cai nghiện bắt buộc. Như vậy, căn cứ vào Điều 95 và khoản 1 Điều 96 của Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 của Quốc hội nói trên. Cụ thể: Điều 95. Biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

1. Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi phạm quy định tại Điều 96 của Luật này để chữa bệnh, lao động, học văn hóa, học nghề dưới sự quản lý của cơ sở cai nghiện bắt buộc.

2. Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ 12 tháng đến 24 tháng.

Điều 96. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

1. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.

Như vậy, theo quy định tại Điều 95 nói trên thì biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là một biện pháp xử lý hành chính. Theo khoản 3 Điều 2 thì “Biện pháp xử lý hành chính là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.” Nói một cách đơn giản là bạn phải vào trại cai nghiện bắt buộc vì bạn có hành vi vi phạm hành chính, không phải vi phạm hình sự (không phải là tội phạm). Trong khi đó, pháp luật chỉ đặt ra vấn đề án tích và xóa án tích khi cá nhân có hành vi vi phạm luật hình sự, không áp dụng trong luật hành chính. Vì vậy, trường hợp của bạn, không đặt ra vấn đề án tích và xóa án tích ở đây.

Vấn đề tiếp theo, về việc tái nghiện, theo quy định tại khoản 1 Điều 96 nói trên thì điều kiện để đưa vào trại cai nghiện bắt buộc đó là không có nơi cư trú ổn định hoặc đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã phường mà vẫn còn nghiện. Theo quy định trên, nếu bạn tái nghiện nhưng không có nơi cư trú ổn định hoặc đã áp dụng biện pháp giáo dục tại xã phường mà vẫn còn nghiện thì mới phải vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Ngoài hai trường hợp trên thì bạn vẫn có thể được giáo dục tại địa phương mà không trực tiếp bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi. Một lần nữa cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Nếu bạn còn vấn đề gì hay thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ tới tổng đài Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến, gọi: 1900.0191 của chúng tôi để được tư vấn trực tiếp. Trân trọng./.

4. Khi không còn nghiện thì có bị bắt đi cai nghiện ?

Chào Luật sư của LVN Group. Cho tôi hỏi lúc trước tôi sử dụng ma tuý đá và được giáo dục tại xã . sau hết giáo dục tại xã tôi có sử dụng ma tuý và bị bắt và sau đó tôi có giấy đưa đi cai nghiện bắt buộc nhưng gia đình tôi không đồng ý ký vào giấy .

Nên tôi không thấy công an hỏi gì nữa. Sau 3 tháng tôi đã lấy vợ và có giấy kết hôn và tôi không còn nghiện ngập nựa và có việc làm ổn định , và giờ công an nói bắt tôi đi cai nghiện. Vậy cho tôi hỏi phải làm sao tôi ở Hà Tĩnh?

Xin cảm ơn Luật sư của LVN Group!

Khi không còn nghiện thì có bị bắt đi cai nghiện ?

Luật sư tư vấn luật hình sự trực tuyến, gọi:1900.0191

Trả lời:

Theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012:

Điều 96. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

1. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.

2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:

a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;

b) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;

c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.

Mặt khác,theo quy định tại Nghị định số 221/2013/NĐ-CP Quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc:

Điều 3. Đối tượng bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Đối tượng bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Khoản 1 Điều 96 của Luật xử lý vi phạm hành chính gồm:

1. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện.

2. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy nhưng không có nơi cư trú ổn định.

=> Như vậy, trong trường hợp này của bạn thì mặc dù bạn chưa áp dụng biện pháp đưa đi cai nghiện nhưng hiện tại bạn không còn nghiện nữa và hiện tại bạn đã có nơi cư trú ổn định thì sẽ không thuộc đối tượng bị áp dụng đưa vào cơ sở cai nghiện.

Nếu không đồng ý với quyết định đó thì bạn có thể làm đơn lên tòa án để giải quyết trường hợp này cho bạn.

5. Những trường hợp nào thì buộc phải đi cai nghiện?

Thưa Luật sư của LVN Group, Luật sư của LVN Group cho tôi hỏi những trường hợp nào thì buộc phải đi cai nghiện? và Thời gian cai nghiện bắt buộc là bao lâu?

Trả lời:

5.1 Những trường hợp buộc phải đi cai nghiện

Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là một biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi phạm quy định tại Điều 96 của Luật này để chữa bệnh, lao động, học văn hóa, học nghề dưới sự quản lý của cơ sở cai nghiện bắt buộc (theo Điều 95 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012).

Cụ thể, theo Điều 3 Nghị định 221/2013/NĐ-CP sửa đổi tại Nghị định 136/2016/NĐ-CP, có 3 trường hợp sẽ phải áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc gồm:

1- Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy hoặc trong thời hạn 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện.

Có thể hiểu, người từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định sau khi bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn trong một thời gian nhất định mà không có hiệu quả thì mới bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

2- Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, bị chấm dứt thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy.

3- Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, không có nơi cư trú ổn định.

Như vậy, ngoài 3 trường hợp trên người nghiện ma túy cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc đều không bị coi là bị xử lý vi phạm hành chính.

5.2 Thời gian cai nghiện bắt buộc

Theo khoản 2 Điều 95 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ 12 – 24 tháng (tức là từ 01 – 02 năm).

Lưu ý: Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với:

– Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;

– Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;

– Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp vớ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group