1. Thời gian tạm giữ phương tiện khi VPGT là bao nhiêu?

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: vợ tôi điều khiển xe gắn máy đi vào đường có biển cấm đi ngược chiều, không có giấy phép lái xe, không mang giấy tờ xe. Vậy mức phạt sẽ là bao nhiêu, có bị tạm giữ phương tiện hay không. Tôi là chủ xe có bị phạt vì cho người khác sử dụng xe mà không có bằng lái hay không?
Xin cảm ơn!
Trả lời:
Căn cứ vào các quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt:
– Không có giấy phép lái xe phạt từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng và bị tạm giữ phương tiện 07 ngày;
– Không mang giấy phép đăng ký xe phạt 300.000 đồng đến 400.000 đồng;
– Không mang bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc phạt 100.000 đồng đến 200.000 đồng;
– Giao xe cho người không có giấy phép lái xe phạt 800.000 đồng đến 2000.000 đồng;
– Điều khiển xe đi vào đường có biển cấm đi ngược chiều phạt 400.000 đồng đến 600.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng.
Thưa Luật sư của LVN Group, cho em hỏi: Em bị cảnh sát giao thông tạm giữ phương tiện, họ hẹn ngày tới lấy nhưng tới ngày đó gia đình em có việc nên em phải về quê không nộp phạt lấy xe được, cho hỏi em nộp phạt trễ có bị mất xe không Luật sư của LVN Group ? Em đang hoang mang lắm!
>> Trong trường hợp bạn chậm nộp phạt, bạn sẽ bị tính thêm tiền phạt mà không ảnh hưởng gì đến việc bạn được lấy lại xe.
Chào Luật sư của LVN Group! Em có điều khiển 1 xe máy hiệu air blade và bị bắn tốc độ là 45/40 khi tham gia giao thông ở đô thị. Khi xuất trình giấy tờ thì em không xuất trình được bằng lái xe vì chưa có. Bên công an đã tạm giữ phương tiện của em. Trong biên bản vi phạm bên công an người ta hẹn ngày 5/1 đến xử lý. Luật sư cho em hỏi là em có cần phải xuất trình bằng lái mới được lấy xe về hay không? Hay chỉ cần đóng phạt là sẽ được lấy xe về. Và mức phạt cho cả 2 lỗi là không có bằng lái + quá tộc độ là bao nhiêu tiền?
Khi bạn đến nhận xe không cần phải xuất trình giấy phép lái xe và mức phạt đối với bạn như sau:
– Không có bằng lái xe phạt từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng và tạm giữ phương tiện 07 ngày.
– Qúa tốc độ từ 05- 10km/h thì mức phạt là 200.000 đồng đến 300.000 đồng.
Thưa Luật sư của LVN Group, cháu bị công an bắt vì tội vượt quá tốc độ ( cháu vượt quá tốc độ khi vượt xe tải ba cầu). Các chú CSGT bắt cháu xuất trình giấy tờ. Cháu ko có bằng lái và đây là xe của bạn cháu. Cháu tham gia giao thông trong trường hợp là bạn cháu đi học nhưng không may bạn bị ốm đột ngột, ko thể điều khiển phương tiện nên nhờ cháu đèo về. Khi cháu không có giấy tờ, CSGT đã tạm giữ phương tiện. vào trưa hôm đó cháu đến lấy xe và nộp mức tiền phạt là 1.150.000 đồng. Do đây là xe của bạn cháu nên cháu xin lấy xe trước và các chú đồng ý. Nhưng đến thứ hai tuần sau cháu quay lại lấy biên lại, bạn nhờ cháu đèo hôm bị bắt đi cùng nhưng chú CSGT bảo xử phạt bạn cháu 900.000đ vì tội có giấy phép lái xe mà ko lái cho người ko có bằng lái. Cháu muốn hỏi là chú CSGT xử phạt như thế có đúng không?
>> Trong trường hợp này, không có lỗi nào là lỗi “có giấy phép lái xe là không lái cho người không có bằng lái”, tuy nhiên bạn của bạn với tưu cách là chủ phương tiện có thể bị xử phạt vì lỗi giao xe cho người không có bằng lái xe với mức phạt là 900.000 đồng.
Thưa Luật sư của LVN Group, Buổi tối, bạn gái tôi vì muốn tập xe nên tôi đồng ý để cô ấy lái xe. Khi đi thì bị các đồng chí cơ động chặn lại. Tôi có xuất trình đầy đủ giấy phép lái xe, đăng ký xe, bảo hiểm. Nhưng bạn gái tôi là người điều khiển xe lúc đó lại chưa có bằng lái xe. Vậy, tôi xin hỏi trong trường hợp đó các đồng chí cơ động có được kiểm tra hành chính và tạm giữ phương tiện và bị xử phạt hay không và mức phạt là bao nhiêu?
>> Trong trường hợp này vì bạn không nói rõ là xe của bạn là ô tô hay mô tô vì vậy mức phạt sẽ khác nhau, tuy nhiên là xe nào thì việc CSCĐ kiểm tra hành chính và tạm giữ phương tiện là đúng quy định.
Mức phạt đối với ô tô như sau:
– Không có giấy phép lái xe phạt từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển;
– Giao xe cho người không có giấy phép lái xe phạt 3.000.000 đồng đối với chủ phương tiện
Mức phạt đối với xe máy:
– Không có giấy phép lái xe phạt từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển;
– Giao xe cho người không có giấy phép lái xe phạt 800.000 đồng đến 2.000.000đồng đối với chủ phương tiện.
Thưa Luật sư của LVN Group! Tuần trước tôi có cho bạn của tôi mượn xe máy trên 50cc điều khiển và bị CSGT dừng lại kiểm tra hành chính. Bạn tôi không có bất cứ giấy tờ tùy thân, bằng lái xe và cà vẹt xe. CSGT đã lập biên bản tạm giữ xe gắn máy và bạn tôi đã kí biên bản. Trong biên bản hẹn ngày lên để đóng phạt lấy xe. Nhưng hiện giờ bạn của tôi đã mất liên lạc và không tới lấy xe được. Cà vẹt xe đứng tên ba của tôi, mà ba ở xa nên không tiện vào thành phố để lấy xe. Xin Luật sư của LVN Group cho biết tôi phải làm gì trong trường hợp này. Xin cảm ơn ạ!
>> Trong trường hợp bạn không có biên bản phạt vi phạm giao thông nhưng nếu bạn đang giữ giấy đăng ký xe thì bạn có thể đến nộp phạt và lấy xe bình thường. Trong trường hợp bạn không giữ giấy đăng ký xe thì không thể lấy lại xe.
2. Cảnh sát cơ động có được xử phạt người TGGT không ?
Xin chào Luật sư, tôi có câu hỏi sau xin được giải đáp: Tại sao ở Hải Phòng, cảnh sát trật tự và cảnh sát cơ động lại có quyền dừng xe phạt tiền người tham gia giao thông khi người này không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, đi không đúng phần đường….?
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Người gửi: P.M.Quý
>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại: 1900.0191
Trả lời:

Căn cứ vào khoản 3 điều 74 Nghị định 100/2019/ND-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, Theo đó:

Trường hợp của bạn đi xe máy là không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường.

Căn cứ vào Điểm a khoản 1 điều 6 của nghị định này quy định:

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c, điểm d, điểm e, điểm h khoản 2; điểm d, điểm g, điểm i, điểm m khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e khoản 4; khoản 5; điểm b khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm d khoản 8 Điều này;

Vậy nếu bạn không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của báo hiệu, vạch kẻ đường và thuộc vào trường hợp không được quy định tại điểm c, điểm d, điểm e, điểm h khoản 2; điểm d, điểm g, điểm i, điểm m khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e khoản 4; khoản 5; điểm b khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm d khoản 8 Điều này thì hành vi vi phạm của bạn sẽ thuộc vào điểm a khoản 1 điều 6 của nghị định này và số tiền bị phạt là 200 nghìn đồng tới 400 nghìn đồng. Đối với vi phạm này thì CSTT, CSCĐ sẽ không có thâm quyền xử phạt bạn.

Kết luận: hành vi vi phạm giao thông của bạn sẽ thuộc thẩm quyền xử phạt hành chính của CSTT, CSCĐ nếu hành vi đó thuộc vào các trường hợp được quy định tại khoản 3 điều 74 nghị định 100/2019/NĐ-CP, và không thuộc thẩm quyền xử phạt hành chính của CSCĐ, CSTT nếu nó không thuộc vào các trường hợp được quy định tại khoản 3 điều 74 nghị định này.

2. Quy trình xử phạt VPHC trong lĩnh vực giao thông ?

Em có vấn đề cần thắc mắc mong Luật sư của LVN Group LVN Group giải đáp giúp ạ! Hiện tại em là học sinh lớp 12. Khi đi trên đường em vô tình không bật xi nhan để quẹo hướng tay phải (cùng chiều). Và bị CSGT yêu cầu dừng xe, khai báo thông tin cá nhân và yêu cầu nộp phạt là 350.000 đồng.

Sau đó, CSGT yêu cầu em xuất trình giấy tờ xe nhưng em nói do gần nhà nên không mang theo. Họ yêu cầu em nộp tiền phí, em nói để về lấy tiền để đóng và được họ đồng ý. Khi lấy tiền và trở lại để nộp phạt thì không thấy CSGT. Khi CSGT lập biên bản họ không đưa em ký tên và nói em không thoát được đâu. Thưa Luật sư, như vậy thì có ảnh hưởng gì đến việc học của em không ạ? Em đang rất lo sợ !

>> Luật sư tư vấn pháp luật Giao thông trực tuyến, gọi: 1900.0191

Luật sư tư vấn:

– Điều 69 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định như sau:

“Điều 69. Thi hành quyết định xử phạt không lập biên bản

1. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản phải được giao cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt 01 bản. Trường hợp người chưa thành niên bị xử phạt cảnh cáo thì quyết định xử phạt còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.

2. Cá nhân, tổ chức vi phạm nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt. Người thu tiền phạt có trách nhiệm giao chứng từ thu tiền phạt cho cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt và phải nộp tiền phạt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày thu tiền phạt.

Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không có khả năng nộp tiền phạt tại chỗ thì nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 78 của Luật này.”

Như vậy, việc xử phạt vi phạm hành chính có thể không lập biên bản nhưng phải có quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Trong trường hợp của bạn, cảnh sát giao thông chỉ dừng xe và nhắc nhở chứ không ra quyết định xử phạt. Vì vậy, sự việc đó không ảnh hưởng đến kết quả học tập, rèn luyện của bạn.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

3. Đi xe kéo có vi phạm luật giao thông?

Thưa Luật sư của LVN Group, em dùng xe máy để kéo 1 chiếc xe bò thì em có vi phạm luật giao thông không ạ? Nếu vi phạm thì bị phạt bao nhiêu tiền ạ? Em cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn Luật Dân sự gọi:1900.0191

Luật sư tư vấn:

Trường hợp bạn có hành vi này thì sẽ bị xử phạt theo Nghị định 1002019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; tại điểm k khoản 3 Điều 6:

Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
[…]

k) Người đang điều khiển xe hoặc trở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; chở người đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác;

Khoản 4 Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.

4. Mức xử phạt lỗi không mang theo giấy tờ xe ?

Xin chào Luật LVN Group, em có câu hỏi sau xin được giải đáp: Em bị CSGT thổi còi giữ xe, em không mang theo giấy tờ xe, em có yêu cầu nhờ người nhà mang ra nhưng CSGT không chấp nhận, nhưng biên bản lại ghi là không giấy phép lái xe, không đăng kí… Vậy nếu giờ em đi nộp phạt mà mang theo các giấy tờ hợp lệ, thì tức là chỉ bị lỗi không mang theo giấy tờ thôi phải không?

Em xin cám ơn.

Người gửi: Văn

>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài gọi:1900.0191

Trả lời:

Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, lỗi không có và không mang các loại giấy tờ xe khi tham gia giao thông là 2 vấn đề hoàn toàn khác nhau, mức xử phạt hành chính cũng khác nhau.

+ Xử phạt hành chính khi không mang theo các giấy tờ xe:

Khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấu chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;

b) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy đăng ký xe.

c) Người điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5, điểm c khoản 7 Điều này.

+ Xử phạt hành chính khi không có các giấy tờ xe:

– Khoản 3 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

“2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng.

– Khoản 5 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

“5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 7 Điều này.”

– Điểm a khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

“2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;”

5. Mức xử phạt lỗi đi ngược chiều.

Theo quy định tại khoản 5 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì “Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng dối với người điều khiển xe thực hiện hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 6 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.”

Như vậy, nếu đi xe máy ngược chiều trên đường một chiều hoặc trên đường có biển báo cấm đi ngược chiều thì người điều khiển xe có thể bị phạt từ 1 đến 2 triệu đồng.

Bộ phận tư vấn pháp luật giao thông – Công ty luật LVN Group