Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ tiến hành đối chất giữa bị hại là người dưới 18 tuổi với bị can, bị cáo để làm sáng tỏ tình tiết của vụ án trong trường hợp nếu không đối chất thì không thể giải quyết được vụ án.
1.Thủ tục lấy lời khai đối với người dưới 18 tuổi
Cụ thể như sau: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo trước thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung cho người bào chữa, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Việc lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, hỏi cung bị can phải có mặt người bào chữa hoặc người đại diện của họ. Việc lấy lời khai của người bị hại, người làm chứng phải có người đại diện hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ tham dự.
>> Xem thêm: Lịch sử phát triển của Tòa án tối cao Hoa Kỳ ?
Người bào chữa, người đại diện có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can là người dưới 18 tuổi nếu được Điều tra viên, Kiểm sát viên đồng ý. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa, người đại diện có thể hỏi người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can.
Thời gian lấy lời khai người dưới 18 tuổi không quá hai lần trong 01 ngày và mỗi lần không quá 02 giờ, trừ trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp.
Thời gian hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi không quá hai lần trong 01 ngày và mỗi lần không quá 02 giờ, trừ các trường hợp: Phạm tội có tổ chức; để truy bắt người phạm tội khác đang bỏ trốn; ngăn chặn người khác phạm tội; để truy tìm công cụ, phương tiện phạm tội hoặc vật chứng khác của vụ án; hoặc vụ án có nhiều tình tiết phức tạp.
Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ tiến hành đối chất giữa bị hại là người dưới 18 tuổi với bị can, bị cáo để làm sáng tỏ tình tiết của vụ án trong trường hợp nếu không đối chất thì không thể giải quyết được vụ án.
Việc sửa đổi, bổ sung này nhằm bảo đảm các hoạt động tố tụng được thực hiện phù hợp tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người dưới 18 tuổi, bảo đảm các quyền và lợi ích tốt nhất đối với họ, phù hợp với quy định của Công ước quốc tế về quyền trẻ em.
2. Quy định về thủ tục lấy lời khai, hỏi cung, đối chất
Điều 421 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định thủ tục lấy lời khai, hỏi cung, đối chất người chưa thành niên như sau:
Khi lấy lời khai, hỏi cung người dưới 18 tuổi thì phải thông báo trước thời gian, địa điểm cho người bào chữa, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ biết. Việc lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, hỏi cung bị can phải có mặt người bào chữa hoặc đại diện của họ. Việc lấy lời khai người bị hại, người làm chứng phải có người đại diện hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ tham dự. Người bào chữa, người đại diện có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can là người dưới 18 tuối nếu được Điều tra viên, Kiểm sát viên đồng ý. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa, người đại diện có thể hỏi người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can.
>> Xem thêm: Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu của Tòa án tối cao Hoa Kỳ ?
Thời gian lấy lời khai, hỏi cung người dưới 18 tuổi không quá 02 lần trong 01 ngày và mỗi lần không quá 02 giờ, trừ trường hợp: (1) lấy lời khai trong vụ án có nhiều tình tiết phức tạp; (2) hỏi cung bị can phạm tội có tổ chức; để truy bắt người phạm tội khác đang bỏ trốn; ngăn chặn người khác phạm tội; để truy tìm công cụ, phương tiện phạm tội hoặc vật chứng khác của vụ án; hoặc vụ án có nhiều tình tiết phức tạp.
Chỉ tiến hành đối chất giữa bị hại là người dưới 18 tuổi với bị can, bị cáo để làm sáng tỏ tình tiết của vụ án trong trường hợp nếu không đối chất thì không thể giải quyết được vụ án.
3. Lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can là người chưa thành niên
Việc lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can là người chưa thành niên phải tuân theo quy định về lấy lời khai nói chung được quy định tại điều 131 Bộ luật tố tụng hình sự và các quy định pháp luật có liên quan đến người chưa thành niên.
Điều 183 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 (sau đây gọi tắt là ‘Bộ luật Tố tụng Hình sự’) quy định về hỏi cungbị can như sau: “1. Việc hỏi cung bị can do Điều tra viên tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can. Có thể hỏi cung bị can tại nơi tiến hành điều tra hoặc tại nơi ở của người đó. Trước khi hỏi cung bị can, Điều tra viên phải thông báo cho Kiểm sát viên và người bào chữa thời gian, địa điểm hỏi cung. Khi xét thấy cần thiết, Kiểm sát viên tham gia việc hỏi cung bị can. -2. Trước khi tiến hành hỏi cung lần đầu, Điều tra viên phải giải thích cho bị can biết rõ quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 60 của Bộ luật này. Việc này phải ghi vào biên bản. Trường hợp vụ án có nhiều bị can thì hỏi riêng từng người và không để họ tiếp xúc với nhau. Có thể cho bị can viết bản tự khai của mình. -3. Không hỏi cung bị can vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn được nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản. -4. Kiểm sát viên hỏi cung bị can trong trường hợp bị can kêu oan, khiếu nại hoạt động điều tra hoặc có căn cứ xác định việc điều tra vi phạm pháp luật hoặc trong trường hợp khác khi xét thấy cần thiết. Việc Kiểm sát viên hỏi cung bị can được tiến hành theo quy định tại Điều này. -5. Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên bức cung, dùng nhục hình đối với bị can thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự. -6. Việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh. Việc hỏi cung bị can tại địa điểm khác được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo yêu cầu của bị can hoặc của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng”.
4.Bình luận về vấn đề này
Việc lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can là người chưa thành niên còn phải tuân the0 những quy định đặc biệt của pháp luật được áp dụng đối với người chưa thành niên. Pháp luật tố tụng hình sự quy định về lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can là người chưa thành niên tại Điều 14 Thông tư liên tịch số 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXHhướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ Luật Tố tụng Hình sự đối với người tham gia tố tụng là người chưa thành niên. Cụ thể:
>> Xem thêm: Tòa án kinh tế là gì ? Quy định pháp luật về tòa án kinh tế
– Việc lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị hại, người làm chứng dưới 18 tuổi có thể thực hiện tại nơi học tập, lao động và sinh hoạt của người đó hoặc nơi tiến hành điều tra. Việc hỏi cung bị can dưới 18 tuổi có thể thực hiện tại nơi cư trú của người đó hoặc nơi tiến hành điều tra. Trường hợp lấy lời khai, hỏi cung tại nơi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử thì phải sắp xếp, bố trí phòng lấy lời khai, hỏi cung bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý người dưới 18 tuổi.
Trường hợp lấy lời khai người bị hại dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục, bị bạo hành hoặc bị mua bán thì phải ưu tiên địa điểm lấy lời khai tại nơi cư trú của người đó; nếu không có nơi cư trú thì phải tiến hành tại cơ sở chăm sóc trẻ em theo quy định của pháp luật.
– Việc lấy lời khai, hỏi cung phải theo đúng trình tự, thủ tục, thời gian, bảo đảm sự tham gia của người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi theo quy định tại Điều 183, Điều 421, các điều luật khác có liên quan của Bộ luật Tố tụng hình sự và Thông tư liên tịch số 03/2018/TTLT- BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP ngày 01/01/2018 hướng dẫn về trình tự, thủ tục thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh; sử dụng, bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử.
Trường hợp vụ án có người bị hại dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục, bị bạo hành hoặc bị mua bán thì việc lấy lời khai của họ phải được tiến hành ngay sau khi tiếp nhận nguồn tin về tội phạm.
– Khi tiến hành lấy lời khai, hỏi cung, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải có thái độ thân thiện, nhẹ nhàng, sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, phù hợp với độ tuổi, giới tính, khả năng nhận thức của họ; xem xét áp dụng các biện pháp phù hợp nhằm giảm đến mức thấp nhất thời gian, số lượng lần lấy lời khai, hỏi cung và phải tạm dừng ngay việc lấy lời khai, hỏi cung khi người dưới 18 tuổi có biểu hiện mệt mỏi, ảnh hưởng đến khả năng khai báo chính xác, đầy đủ.
– Người đại diện, người bào chữa của người dưới 18 tuổi được tham gia hỏi người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can là người dưới 18 tuổi. Điều tra viên, Kiểm sát viên yêu cầu không được hỏi và phải dừng ngay việc hỏi trong trường hợp câu hỏi của người đại diện, người bào chữa có tính chất gợi ý, định hướng hoặc có tính chất khẳng định, phủ định liên quan đến vụ án. Trường hợp phát hiện người đại diện, người bào chữa có dấu hiệu thông cung, mớm cung phải lập tức yêu cầu họ dừng ngay việc hỏi và lập biên bản, báo cáo người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
>> Xem thêm: Thực tiễn áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử án hình sự của tòa án nhân dân các cấp
Đại diện gia đình, cán bộ thuộc cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội, đại diện Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Luật sư có thể được bố trí ngồi cạnh người chưa thành niên để tạo tâm lý yên tâm, thoải mái cho họ. Nếu thấy cần thiết cho quá trình lấy lời khai, hỏi cung thì có thể cho đại diện gia đình hỏi người bị tạm giữ, hỏi bị can những câu hỏi mang tính chất động viên, thuyết phục, giáo dục. Đại diện gia đình không được hỏi những câu hỏi mang tính chất gợi ý, định hướng, câu hỏi mang tính chất khẳng định, phủ định liên quan đến vụ án. Khi thấy đại diện gia đình có dấu hiệu thông cung, mớm cung phải lập tức yêu cầu đại diện gia đình dừng ngay việc hỏi và lập biên bản về việc này.
– Đại diện gia đình người bị tạm giữ, bị can là người chưa thành niên được đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu và đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng; khiếu nại các hành vi tố tụng của người tiến hành tố tụng; đọc hồ sơ vụ án khi kết thúc điều tra.
5. Quyền và nghĩa vụ pháp lý của người bị buộc tội
Với cách tiếp cận và quan niệm về người bị buộc tội nêu trên thì quyền và nghĩa vụ pháp lý của người bị buộc tội được thể hiện thông qua quyền và nghĩa vụ pháp lý của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Qua nghiên cứu các quyền và nghĩa vụ này cho thấy một số hạn chế, bất cập như sau:
Thứ nhất, về quyền được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ.
Đây là quyền được quy định chung đối với tất cả người bị buộc tội bao gồm quyền của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Về thời điểm thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ đối với từng loại người bị buộc tội được quy định như sau:
– Đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, khoản 3 Điều 110 Bộ luật TTHS năm 2015 quy định: “Việc thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp phải theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 113 của Bộ luật này” và theo khoản 2, Điều 113 Bộ luật TTHS năm 2015 thì: “Người thi hành lệnh, quyết định phải đọc lệnh, quyết định; giải thích lệnh, quyết định, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt; giao lệnh, quyết định cho người bị bắt”. Từ các quy định trên có thể thấy, Bộ luật TTHS năm 2015 mới chỉ quy định về việc giải thích quyền và nghĩa vụ của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp[10] mà không quy định việc thông báo quyền và nghĩa vụ của họ.
– Đối với người bị tạm giữ, họ được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ khi cơ quan, người có thẩm quyền thi hành quyết định tạm giữ
– Đối với bị can, khoản 5, Điều 179 Bộ luật TTHS năm 2015 chỉ quy định về thời điểm giải thích quyền và nghĩa vụ đối với họ là khi cơ quan, người có thẩm quyền giao cho họ quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can mà không quy định về việc thông báo quyền và nghĩa vụ cho bị can.
>> Xem thêm: Quyết định của hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao có thể bị xem xét lại hay không ?
– Đối với người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang và người bị bắt theo quyết định truy nã thì pháp luật TTHS lại không quy định trực tiếp về thời điểm thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ của họ. Chẳng hạn, đối với người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, Khoản 1 Điều 114 Bộ luật TTHS năm 2015 chỉ quy định Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải lấy lời khai ngay và sau đó phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt mà không đề cập đến việc thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ của người bị bắt. Tương tự đối với người bị bắt theo quyết định truy nã, khoản 2 Điều 114 Bộ luật TTHS năm 2015 cũng chỉ quy định sau khi lấy lời khai người bị bắt, Cơ quan điều tra phải thông báo ngay cho Cơ quan đã ra quyết định truy nã đến nhận người bị bắt mà không đề cập đến việc thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ của người bị bắt.
– Đối với bị cáo, pháp luật TTHS hiện hành không quy định bị cáo được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ của họ khi được giao quyết định đưa vụ án ra xét xử, mà họ chỉ được biết quyền này ở phần thủ tục khai mạc phiên tòa. Quy định này dẫn đến tình trạng bị cáo không hiểu rõ được quyền và nghĩa vụ của mình trước khi mở phiên tòa; đến khi khai mạc phiên tòa mới hiểu và đưa ra các yêu cầu thì nhiều trường hợp không được xem xét giải quyết.
Thứ hai, về quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa.
Theo quy định của Bộ luật TTHS năm 2015, tất cả người bị buộc tội đều có quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa. Tuy nhiên, khoản 1 Điều 76 Bộ luật TTHS năm 2015 có quy định về việc chỉ định người bào chữa:
“Trong các trường hợp sau đây nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ:
a) Bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình;
b) Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi”.
Với quy định này có thể thấy, ngoài quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa thì người bị buộc tội còn có quyền được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định người bào chữa cho họ trong những trường hợp luật định.
Thứ ba, về quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ.
>> Xem thêm: Phân tích hệ thống Tòa án tại Việt Nam và mối quan hệ giữa nhân dân với tòa án
Theo điểm h khoản 1 Điều 58 Bộ luật TTHS năm 2015 thì người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang và người bị bắt theo quyết định truy nã có quyền: “Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc giữ người, bắt người”. Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 110 Bộ luật TTHS năm 2015, những người có thẩm quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, ngoài những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng còn có cả người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời sân bay, bến cảng. Ngoài ra đối với việc bắt người phạm tội quả tang và bắt người đang bị truy nã, có rất nhiều chủ thể tham gia vào việc bắt người như: Người bắt giữ; cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Ủy ban nhân dân nơi gần nhất; Cơ quan điều tra nhận người bị bắt… Như vậy, nếu quy định người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang và người bị bắt theo quyết định truy nã chỉ có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc bắt người là chưa đầy đủ.
Tương tự như vậy, việc quy định người bị tạm giữ có quyền “Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng về việc tạm giữ”là chưa đầy đủ bởi lẽ theo quy định tại khoản 2, Điều 117 Bộ luật TTHS năm 2015 thì những người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ, ngoài những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng còn có có cả người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời sân bay, bến cảng.
Thứ tư, về quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Theo các quy định về người bị buộc tội trong Bộ luật TTHS năm 2015 (từ Điều 58 đến Điều 61), bị can, bị cáo đều có quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, còn người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt và người bị tạm giữ không có quyền này. Tuy nhiên, theo Điều 50 Bộ luật TTHS năm 2015 thì người bị tạm giữ cũng có quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Như vậy, có thể thấy sự thiếu thống nhất trong quy định của pháp luật TTHS về vấn đề này.
Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến luật hình sự, luật tố tụng hình sự – Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật Minh KHuê