1.Quy định của pháp luật về triệu tập người đại diện theo pháp luật của pháp nhân
Điều 440. Triệu tập người đại diện theo pháp luật của pháp nhân
1. Khi triệu tập người đại diện theo pháp luật của pháp nhân, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải gửi giấy triệu tập. Giấy triệu tập ghi rõ họ tên, chỗ ở hoặc làm việc của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm có mặt, gặp ai và trách nhiệm về việc vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.
2. Giấy triệu tập được gửi cho người đại diện theo pháp luật của pháp nhân hoặc pháp nhân nơi người đó làm việc hoặc chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đại diện theo pháp luật của pháp nhân cư trú. Cơ quan, tổ chức nhận được giấy triệu tập có trách nhiệm chuyển ngay giấy triệu tập cho người đại diện theo pháp luật của pháp nhân.
>> Xem thêm: Chấm dứt tư cách người đại diện của đương sự khi nào ?
Khi nhận giấy triệu tập, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phải ký nhận và ghi rõ ngày, giờ nhận. Người chuyển giấy triệu tập phải chuyển phần giấy triệu tập có ký nhận của người đại diện cho cơ quan đã triệu tập; nếu người đại diện không ký nhận thì phải lập biên bản về việc đó và gửi cho cơ quan triệu tập; nếu người đại diện vắng mặt thì có thể giao giấy triệu tập cho một người đủ 18 tuổi trở lên trong gia đình để ký xác nhận và chuyển cho người đại diện.
3. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phải có mặt theo giấy triệu tập. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể ra quyết định dẫn giải.
2. Quy định về số lượng người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Pháp luật một số nước tiên tiến trên thế giới như Anh, Pháp, Thụy Sĩ, Đức, Úc, Hoa Kỳ, Singapore,… đều cho phép một công ty có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật. Điển hình như, LDN của Úc và Luật CTTNHH của Đức đều cùng quy định Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và một doanh nghiệp có thể có nhiều Giám đốc (tức là một doanh nghiệp có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật). Ở Hoa Kỳ, những người điều hành là người đại diện theo pháp luật của công ty trong phạm vi thẩm quyền được giao bao gồm: Tổng Giám đốc, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Giám đốc tài chính,… những người đại diện theo pháp luật này sẽ điều hành các công việc hàng ngày của công ty theo lĩnh vực được phân công. Còn ở Singapore, công ty có Ban Giám đốc, từng Giám đốc (như Giám đốc điều hành – CEO, Giám đốc nhân sự, Giám đốc bán hàng,…) đều có quyền đại diện cho công ty về những vấn đề trong phạm vi, quyền hạn của họ và phải có ít nhất một Giám đốc thường trú tại quốc gia sở tại.
>> Xem thêm: Người đại diện của đương sự là gì ? Có những loại người đại diện nào ?
Ở Việt Nam, số lượng người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) và Công ty hợp danh (CTHD) trong LDN mới không có gì thay đổi so với LDN cũ , đó là chủ DNTN vẫn là người đại diện duy nhất theo pháp luật của DNTN, còn tất cả các thành viên hợp danh là người đại diện theo pháp luật của CTHD. Tuy nhiên, LDN đã tháo gỡ sự bế tắc cho hoạt động của các doanh nghiệp, nhất là đối với những công ty lớn, có số lượng nhân viên đông và có cơ sở kinh doanh ở nhiều tỉnh thành khi quy định CTTNHH và Công ty cổ phần (CTCP) có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật, với điều kiện là điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Quy định trên tuy là một trong những điểm mới mang tính đột phá của LDN , nhưng xét ở góc độ kỹ thuật lập pháp thì vẫn còn chưa hợp lý khi được đặt ở phần quy định chung, nên sẽ dẫn đến cách hiểu là chỉ có CTTNHH và CTCP mới có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật, còn các loại hình doanh nghiệp còn lại sẽ không được có nhiều người đại diện theo pháp luật. Tuy nhiên, CTHD luôn có ít nhất từ hai người đại diện theo pháp luật trở lên và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty
3. Việc triệu tập người đại diện theo pháp luật của pháp nhân tham gia TTHS được thực hiện như thế nào?
Bộ luật hình sự 2015 bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018. Theo đó, một trong những điểm mới nhất của bộ luật là bổ sung thêm pháp nhân thương mại vào phạm vi chủ thể phải chịu trách nhiệm đối với một số tội danh nhất định do vậy, khái niệm về tội phạm đã được mở rộng bao gồm cả cá nhân và pháp nhân thương mại phạm tội. Cũng theo đó, Bộ luật tố tụng hình sự 2015 khi ban hành đã dành riêng một chương quy định về thủ tục tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân để đảm bảo phù hợp với các quy định của Bộ luật hình sự 2015.
Mọi hoạt động tố tụng của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự được thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Pháp nhân phải cử và bảo đảm cho người đại diện theo pháp luật của mình tham gia đầy đủ các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền.
>> Xem thêm: Chủ thể của quan hệ pháp luật là gì ? Quy định về chủ thể của quan hệ pháp luật
Việc triệu tập người đại diện theo pháp luật của pháp nhân tham gia tố tụng hình sự được quy định tại Điều 440 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Cụ thể:
1. Khi triệu tập người đại diện theo pháp luật của pháp nhân, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải gửi giấy triệu tập. Giấy triệu tập ghi rõ họ tên, chỗ ở hoặc làm việc của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm có mặt, gặp ai và trách nhiệm về việc vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.
2. Giấy triệu tập được gửi cho người đại diện theo pháp luật của pháp nhân hoặc pháp nhân nơi người đó làm việc hoặc chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đại diện theo pháp luật của pháp nhân cư trú. Cơ quan, tổ chức nhận được giấy triệu tập có trách nhiệm chuyển ngay giấy triệu tập cho người đại diện theo pháp luật của pháp nhân.
Khi nhận giấy triệu tập, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phải ký nhận và ghi rõ ngày, giờ nhận. Người chuyển giấy triệu tập phải chuyển phần giấy triệu tập có ký nhận của người đại diện cho cơ quan đã triệu tập; nếu người đại diện không ký nhận thì phải lập biên bản về việc đó và gửi cho cơ quan triệu tập; nếu người đại diện vắng mặt thì có thể giao giấy triệu tập cho một người đủ 18 tuổi trở lên trong gia đình để ký xác nhận và chuyển cho người đại diện.
3. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phải có mặt theo giấy triệu tập. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể ra quyết định dẫn giải.
4. Quy định về điều kiện cư trú của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
LDN quy định đối với doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên (HĐTV), Hội đồng quản trị (HĐQT) cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Đối với CTTNHH có hai thành viên trở lên, nếu người đại diện theo pháp luật của công ty trốn khỏi nơi cư trú thì thành viên còn lại đương nhiên làm người đại diện theo pháp luật của công ty cho đến khi có quyết định mới của HĐTV về người đại diện theo pháp luật của công ty. Quy định này nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp không bị trống chỗ người đại diện theo pháp luật quá lâu, vì sẽ gây cản trở cho các hoạt động của doanh nghiệp.
>> Xem thêm: Trường hợp nào thị bị tạm khóa, đóng, phong tỏa tài khoản thanh toán của ngân hàng ?
Tuy nhiên, LDN quy định doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam và nếu doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật, thì khi xuất cảnh mới thực hiện việc ủy quyền nêu trên là chưa được đầy đủ. LDN bắt buộc đối với doanh nghiệp có nhiều người đại diện theo pháp luật, thì nhất thiết phải có một người cư trú tại Việt Nam. Thế nhưng, vì một lý do nào đó mà tất cả người đại diện theo pháp luật xuất cảnh, thì doanh nghiệp lại không được phép ủy quyền hoặc nếu có ủy quyền đi chăng nữa mà thời hạn ủy quyền đã hết, thì cũng không được phép kéo dài thời hạn như trường hợp chỉ có một người đại diện theo pháp luật. Trong khi doanh nghiệp có nhiều người đại diện theo pháp luật và có thể mỗi người chỉ được phân công thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn nhất định theo Điều lệ công ty quy định. Như vậy, trong cùng một tình huống hoàn toàn tương tự nhau nhưng LDN lại quy định không thống nhất với nhau, tạo ra sự không bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp.
5. Trường hợp pháp nhân đang tiến hành thủ tục phá sản trong TTHS nước Pháp
Việc xác định người đại diện của pháp nhân đang tiến hành thủ tục phá sản là vấn đề gây tranh cãi trong giới luật học cũng như thực tiễn xét xử của các Tòa án tại Pháp. Một số phán quyết của các Tòa án đi theo hướng xem người quản lý, thanh lý tài sản là đại diện của pháp nhân đang tiến hành thủ tục phá sản; một số bản án lại cho rằng người quản lý, thanh lý tài sản chỉ là đại diện của các chủ nợ chứ không phải là đại diện của công ty, nên không thể là đại diện theo pháp luật của công ty trước Tòa án và trường hợp này cần phải có một người đại diện do Tòa án chỉ định (Ủy quyền tư pháp), căn cứ theo khoản 4, Điều 706-43 Bộ luật TTHS. Tòa Phá án Pháp (Cour de cassation – cơ quan xét xử cao nhất của Pháp) thiên về lựa chọn này trong phán quyết ngày 10/02/2010, khi cho rằng, căn cứ vào Điều L.622-9 của Bộ luật Thương mại thì “Người quản lý, thanh lý tài sản do Tòa Thương mại chỉ định khi tiến hành thủ tục phá sản doanh nghiệp chỉ đại diện cho con nợ (pháp nhân) trong các hoạt động liên quan đến tài sản. Trong vụ việc liên quan đến một công ty đang tiến hành thủ tục phá sản và do một người quản lý, thanh lý tài sản đại diện, công ty này bị truy tố về tội vô ý giết người, Tòa Phúc thẩm cho rằng, người quản lý, thanh lý tài sản có đủ tư cách để đại diện cho pháp nhân. Nhưng Tòa Phá án lại bác bỏ quan điểm này và cho rằng, khi thủ tục tố tụng chống lại một pháp nhân đang tiến hành thủ tục phá sản, thì Tòa án phải chỉ định một người đại diện để thay mặt pháp nhân đó.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua Email : Tư vấn pháp luật qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
Trân trọng./.