1. Không chấp hành hiệu lệnh có bị phạt không?
>> Luật sư tư vấn pháp luật Giao thông miễn phí, gọi: 1900.0191
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 11 của Luật giao thông đường bộ 2008 thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ; khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
Căn cứ khoản 4 Điều 6, Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính giao thông đường bộ đường sắt quy định về Xử phạt người Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
4. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
…g) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người Điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông
Như vậy, trên đây là lỗi và mức phạt khi người tham gia giao thông đường bộ không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.. Với lỗi này bạn sẽ bị xử phạt hành chính từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng theo điểm b Khoản 10 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
2. CSGT có được quyền bắt lỗi ở ngã tư không?
Trả lời:
Dựa trên thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi, chúng tôi xin tư vấn vấn đề của bạn như sau :
Theo điểm e khoản 4 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.
4. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
e) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.
Theo quy định của pháp luật, ngoài cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ theo quy định tại Thông tư 01/2016/TT-BCA quy định nhiệm vụ,quyền hạn, hình thức nội dung tuần tra,kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ còn một số lực lượng khác cũng có thẩm quyền dừng phương tiện đang lưu thông để kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.
Căn cứ Nghị định số 27/2010/NĐ-CP về việc huy động các lực lượng cảnh sát khác và công an xã phối hợp với cảnh sát giao thông đường bộ quy định các lực lượng có thể được huy động phối hợp với CSGT tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ khi cần thiết gồm: Công an xã, phường, thị trấn và các lực lượng cảnh sát khác (gồm: cảnh sát trật tự, cảnh sát cơ động (CSCĐ), cảnh sát phản ứng nhanh, cảnh sát bảo vệ, và cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội).
Tuy nhiên, việc huy động phải thực hiện bằng Quyết định hoặc Kế hoạch huy động, trong đó nêu rõ lực lượng, số lượng cần huy động, thời gian, địa bàn huy động, trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể của CSGT, cảnh sát khác và công an xã tham gia phối hợp tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông.
Khi hết thời gian huy động ghi trong Quyết định hoặc Kế hoạch huy động mà không có văn bản huy động mới của cấp có thẩm quyền thì lực lượng cảnh sát khác và công an xã kết thúc nhiệm vụ được huy động, chuyển sang thực hiện nhiệm vụ thường xuyên.
Theo Khoản 3 Điều 7 Thông tư số 47/2011/TT-BCA hướng dẫn thực hiện Nghị định số 27/2010/NĐ-CP về việc huy động các lực lượng cảnh sát khác và công an xã phối hợp với cảnh sát giao thông đường bộ thì “Trường hợp không có lực lượng cảnh sát giao thông đi cùng thì lực lượng cảnh sát khác và công an xã thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt”.
Theo quy định này, khi độc lập làm nhiệm vụ (nghĩa là không phải là đi cùng lực lượng cảnh sát giao thông), công an phường chỉ được thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được phê duyệt.
Và công an phường chỉ có quyền dừng các phương tiện vi phạm giao thông trong các trường hợp: điều khiển xe môtô, xe gắn máykhông đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, chở hàng hóa cồng kềnh; đỗ xe ở lòng đường trái quy định; điều khiển phương tiện phóng nhanh, lạng lách, đánh võng, tháo ống xả, không có gương chiếu hậu, lưu thông đường cấm, ngược chiều; không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông… hoặc chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật và các hành vi vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ như họp chợ dưới lòng đường, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông.
Như vậy, trên đây là lỗi và mức phạt khi người tham gia giao thông đường bộ vi phạm. Với lỗi không chấp hành tín hiệu giao thông đường bộ ( vượt đèn đỏ )sẽ bị xử lý vi phạm giao thông với mức phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Còn đối với việc Công an phường xử lý vi phạm này thì cần có kế hoạch đã được phê duyệt nếu hoạt động độc lập không cùng CSGT.
>> Tham khảo bài viết liên quan:Mức phạt hành chính đối với người điều khiển xe máy vi phạm luật giao thông ?
3. Xe tải sử dụng còi lớn có bị phạt không?
Trả lời:
1. Quy định cấm lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuât
Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có:
Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới; sử dụng âm thanh thiết bị gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công công.
Việc hàng xóm nhà bạn sử dụng còi công suất lớn, dùng đèn led cảnh báo người đi ngược chiều đối với xe tải 3,5 tấn không đúng thiết kế của nhà sản xuất sẽ rơi vào trường hợp cấm và bị xử phạt vi phạm hành chính.
2. Hình thức xử phạt
Mức xử phạt hành chính được quy định như sau:
Lỗi tự ý lắp đặt, sử dụng còi, đèn báo dành cho xe ưu tiên được quy định mức xử phạt rất rõ ràng tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Điều 5 quy định về Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:
“4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi sau đây:…
e) Xe không được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên”.
Điều 16. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện đi lại giao thông:
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
d) Điều khiển xe lắp đặt, sử dụng còi vượt quá âm lượng theo quy định”.
Ngoài việc bị phạt tiền, thì hành vi vi phạm còn bị tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt trái quy định và tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng.
3. Thẩm quyền xử phạt
Điều 74. Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình.
Cảnh sát giao thông có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm được quy định trong Nghị định này như sau:
+ Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ của người và phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ; các hành vi vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực đường sắt được quy định tại Nghị định này;
+ Các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được quy định tại Khoản 2 Điều 74Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ của hàng xóm nhà bạn thuộc thẩm quyền xư lý của cảnh sát giao thông.
4. Khi tham gia GT công an có được quyền dừng xe?
>> Luật sư tư vấn chuyên mục hỏi đáp gọi:1900.0191
Trả lời:
Điều 5 Thông tư 01/2016/TT-BCA Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát giao thông đường bộ như sau:
“Điều 5. Quyền hạn1. Được dừng các phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ; kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát, việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định pháp luật.…”
Điều 12. Các trường hợp được dừng phương tiện2. Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;b) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;c) Thực hiện kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao tông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên;d) Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;đ) Tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.
Như vậy, nếu thuộc một trong những trường hợp trên thì cảnh sát giao thông có thẩm quyền dừng xe để kiểm tra. Còn nếu không thuộc một trong những trường hợp trên mà khi người tham gia giao thông không phạm luật thì cảnh sát giao thông không được dừng xe để kiểm tra. CSGT không được tùy tiện dừng phương tiện mà chỉ được dừng phương tiện để kiếm soát khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm hoặc đã có hành vi vi phạm theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 01/2016/TT-BCA. Hơn nữa việc dừng xe để kiểm tra phải đảm bảo các yêu cầu sau:
1.Việc dừng phương tiện phải bảo đảm các yêu cầu sau:a) An toàn, đúng quy định của pháp luật;b) Không làm cản trở đến hoạt động giao thông;c) Khi đã dừng phương tiện phải thực hiện việc kiểm soát, nếu phát hiện vi phạm phải xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
5. Bồi thường thiệt hại do nguồn cao độ nguy hiểm ?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 32 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 có quy định như sau:
Điều 32. Người đi bộ
.…2. Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.
3. Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.
4. Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Như vậy, theo quy định trên, người đi bộ khi lưu thông trên đường không được vượt qua dải phân cách. Tuy nhiên, trong trường hợp của anh, anh gây tai nạn khi người đó đang trèo qua dải phân cách để sang đường do đó trong trường hợp này lỗi gây ra là về phía người đi bộ, với điều kiện anh chấp hành đúng quy định dành cho người điều khiển xe cơ giới, ví dụ quy định về chấp hành đúng làn đường, không vượt quá tốc độ, không chở quá số người quy định.
Tuy nhiên, trong trường hợp tai nạn xảy ra không phải do lỗi của anh không đồng nghĩa với việc anh không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho nạn nhân. Bởi theo quy định tại Điều 601 Bộ Luật dân sự quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra quy định như sau:
Điều 601. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.
3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.
Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
Như vậy, quy định trên đã xác định việc anh gây tai nạn bằng xe máy thuộc trường hợp bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Trong trường hợp này kể cả bạn là bên có lỗi hay bên không có lỗi bạn đều có nghĩa vụ phải bồi thường. Thiệt hại đến đâu thì bồi thường đến đó. Tình huống của bạn hai bên có thể thỏa thuận về việc bồi thường thiệt hại, nếu không thể thỏa thuận được về mức bồi thường thiệt hại, bạn có thể nộp đơn lên Tòa án để yêu cầu giải quyết.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Giao thông – Công ty luật LVN Group