>> Luật sư tư vấn pháp luật Ngân hàng, gọi:  1900.0191

 

Luật sư tư vấn:

– Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010

– Luật các tổ chức tín dụng 2010 sửa đổi 2017

– Pháp lệnh ngoại hối 2005 sửa đổi 2013

– Thông tư 26/2021/TT-NHNN hướng dẫn giao dịch ngoại tệ giữa ngân hàng nhà nước Việt Nam và tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối. (có hiệu lực 15/02/2022)

 

1. Các loại hình giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép

Điều 8 Thông tư 26/2021/TT-NHNN  quy định Ngân hàng Nhà nước giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép có quan hệ giao dịch ngoại tệ bằng các loại hình giao dịch sau đây:

1. Giao dịch giao ngay.

2. Giao dịch kỳ hạn.

3. Giao dịch hoán đổi.

4. Giao dịch quyền chọn.

5. Các loại hình giao dịch khác do Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.

 

2. Thủ tục đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ

Điều 4 Thông tư 26/2021/TT-NHNN quy định về việc đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ. Cụ thể như sau:

– Tổ chức tín dụng được phép có nhu cầu thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính đến Ngân hàng Nhà nước 01 (một) bộ hồ sơ đăng ký thiết lập giao dịch ngoại tệ theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.

– Ngân hàng Nhà nước xác nhận việc thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép trên cơ sở kiểm tra bộ hồ sơ đảm bảo đầy đủ, chính xác.

– Với mỗi tổ chức tín dụng được phép, Ngân hàng Nhà nước chỉ thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ với 01 (một) đầu mối đại diện là trụ sở chính hoặc 01 (một) chi nhánh của tổ chức tín dụng được phép do tổ chức tín dụng được phép đăng ký với Ngân hàng Nhà nước.

 

2.1. Hồ sơ đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ

Hồ sơ đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ bao gồm:

1. Giấy đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Quy định nội bộ về quy trình thực hiện giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước.

3. Hướng dẫn thanh toán chuẩn cho các giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước theo Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Bản thuyết minh về phương tiện giao dịch ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép đảm bảo khả năng giao dịch với Ngân hàng Nhà nước theo các phương thức giao dịch quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này.

 

2.2. Trình tự xử lý hồ sơ đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ

Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước thông báo bằng văn bản cho tổ chức tín dụng được phép về việc đồng ý hoặc không đồng ý thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ (trường hợp không đồng ý, Ngân hàng Nhà nước nêu rõ lý do).

Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi hoặc bổ sung, Ngân hàng Nhà nước thông báo bằng văn bản cho tổ chức tín dụng được phép trong vòng 04 (bốn) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký thiết lập giao dịch ngoại tệ. Tổ chức tín dụng được phép sửa đổi, bổ sung hồ sơ và gửi đến Ngân hàng Nhà nước trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo.

 

3. Quy định cụ thể về giao dịch ngoại tệ

Kỳ hạn của giao dịch

Kỳ hạn của giao dịch kỳ hạn, giao dịch kỳ hạn trong giao dịch hoán đổi, giao dịch quyền chọn theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước trong phương án can thiệp ngoại tệ quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư này.

Phương tiện và ngôn ngữ giao dịch

– Ngân hàng Nhà nước giao dịch với tổ chức tín dụng được phép qua hệ thống giao dịch điện tử của hãng Refinitiv, hãng Bloomberg, thông qua điện thoại hoặc các phương tiện giao dịch khác do Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.

– Giao dịch ngoại tệ đã được xác nhận trên các phương tiện giao dịch quy định tại khoản 1 Điều này được coi là cam kết không thay đổi. Trường hợp thay đổi hoặc hủy bỏ phải được hai bên giao dịch thống nhất.

– Trong trường hợp giao dịch ngoại tệ được thực hiện qua điện thoại, tổ chức tín dụng được phép cần đảm bảo điện thoại phải có chức năng ghi âm, lưu trữ và truy xuất được nội dung thoả thuận giao dịch. Sau khi thỏa thuận qua điện thoại, trong ngày giao dịch, Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng được phép xác nhận lại bằng văn bản (văn bản giấy hoặc điện tử) do cấp có thẩm quyền ký duyệt.

– Ngôn ngữ sử dụng trong giao dịch thông qua các phương tiện giao dịch là tiếng Việt hoặc tiếng Anh.

Thời gian giao dịch

– Thời gian giao dịch ngoại tệ chính thức của Ngân hàng Nhà nước với tổ chức tín dụng được phép theo giờ làm việc hành chính của Ngân hàng Nhà nước vào các ngày làm việc trong tuần.

– Trường hợp phát sinh giao dịch ngoại tệ ngoài thời gian giao dịch quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức tín dụng được phép phải tổ chức thực hiện các giao dịch thông suốt, an toàn, đảm bảo quản lý rủi ro.

Quy trình giao dịch

Bước 1: Ngân hàng Nhà nước thông báo việc can thiệp ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép có quan hệ giao dịch ngoại tệ qua một trong các phương tiện sau:

a) Cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước;

b) Các phương tiện giao dịch quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này.

Bước 2: Tổ chức tín dụng được phép có nhu cầu giao dịch ngoại tệ gửi đề nghị đến Ngân hàng Nhà nước qua các phương tiện giao dịch quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này, đồng thời gửi văn bản đề nghị giao dịch ngoại tệ theo Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này đến Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) chậm nhất 16 giờ của ngày giao dịch (trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước có thông báo khác). Văn bản đề nghị giao dịch ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép gửi đến Ngân hàng Nhà nước băng bản gốc hoặc bản quét (scan) bản gốc qua thư điện tử. Trường hợp tổ chức tín dụng được phép gửi bản quét (scan) qua thư điện tử, bản gốc văn bản đề nghị giao dịch ngoại tệ phải được gửi đến Ngân hàng Nhà nước chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày giao dịch.

Văn bản đề nghị giao dịch ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép phải được người có thẩm quyền trong danh sách đã gửi Ngân hàng Nhà nước theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này ký duyệt.

Bước 3: Căn cứ đề nghị giao dịch ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép và phương án can thiệp của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước xem xét, thỏa thuận và xác lập giao dịch với tổ chức tín dụng được phép thông qua một trong các phương tiện giao dịch quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này.

Bước 4: Sau khi giao dịch được xác lập giữa hai bên thông qua một trong các phương tiện giao dịch theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này, xác nhận giao dịch phải được gửi qua hệ thống SWIFT (Society for Worldwide Interbank and Financial Telecommunication) hoặc các phương tiện khác do Ngân hàng Nhà nước quyết định.

Thanh toán giao dịch

– Thanh toán cho giao dịch ngoại tệ phải được thực hiện theo hướng dẫn thanh toán chuẩn do tổ chức tín dụng được phép đăng ký với Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này.

– Trường hợp ngày thanh toán trùng vào ngày nghỉ hàng tuần hoặc ngày nghỉ lễ, Tết của thị trường ngoại tệ Việt Nam và/hoặc của thị trường xử lý thanh toán đối với đồng ngoại tệ trong giao dịch thì ngày thanh toán được chuyển sang ngày làm việc kế tiếp.

– Trường hợp thanh toán chậm so với thỏa thuận giao dịch giữa Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng được phép, bên thanh toán chậm phải chịu mức phạt như sau:

+ Nếu bằng đồng ngoại tệ, mức phạt tối đa bằng 150% lãi suất qua đêm do ngân hàng đại lý thanh toán của bên bị thanh toán chậm áp dụng trên tài khoản thanh toán chuẩn nhận ngoại tệ tại thời điểm phát sinh tính trên số tiền và số ngày chậm trả;

+ Nếu bằng Đồng Việt Nam, mức phạt tối đa bằng 150% lãi suất cho vay tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm phát sinh thanh toán chậm tính trên số tiền và số ngày chậm trả.

Tạm ngừng giao dịch, hủy quan hệ giao dịch

Ngân hàng Nhà nước tạm ngừng giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép trong thời hạn 03 (ba) tháng trong các trường hợp sau:

a) Không gửi báo cáo hoặc gửi báo cáo không đúng thời hạn hoặc không đúng nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư này từ 03 (ba) lần trở lên trong 01 (một) quý (trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 Thông tư này);

b) Tổ chức tín dụng được phép không tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư này.

Ngân hàng Nhà nước tạm ngừng giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép trong thời gian tổ chức tín dụng được phép bị:

a) Đặt vào kiểm soát đặc biệt;

b) Đình chỉ hoạt động ngoại hối.

Ngân hàng Nhà nước hủy quan hệ giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép trong trường hợp tổ chức tín dụng được phép bị thu hồi Giấy phép theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng.

Ngân hàng Nhà nước thông báo bằng văn bản cho tổ chức tín dụng được phép nêu rõ lý do về việc tạm ngừng, hủy quan hệ giao dịch.

 

4. Giấy đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ với ngân hàng nhà nước

>> Phụ lục 1: Ban hành kèm theo Thông tư 26/2021/TT-NHNN

Tên tổ chức tín dụng được phép
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 

..…, ngày … tháng … năm …..

 

GIẤY ĐĂNG KÝ THIẾT LẬP QUAN HỆ GIAO DỊCH NGOẠI TỆ VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC (*)

Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Sở Giao dịch)

Tên Tổ chức tín dụng được phép:

Địa chỉ:

Điện thoại:

Trụ sở chính hoặc chi nhánh đại diện giao dịch:

Địa chỉ:

Điện thoại:

Các phương tiện giao dịch đăng ký:

Hệ thống giao dịch:

Mã (code) giao dịch:

Điện thoại giao dịch:

Giấy phép thành lập và hoạt động số …                     ngày ….

Danh sách những người có thẩm quyền trong giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước như sau:

Họ và tên

Chức vụ

Mẫu chữ ký

Người có thẩm quyền ký duyệt Đề nghị giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước

 

 

1…

 

 

2…

 

 

 

 

Người có thẩm quyền ký xác nhận giao dịch (**)

 

 

1…

 

 

2…

 

 

 

 

*) Tổ chức tín dụng được phép sau khi thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước phải cập nhật các nội dung thay đổi so với Giấy đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước ban đầu (các nội dung thay đổi sử dụng Phụ lục này và sử dụng tiêu đề Giấy đăng ký thay đổi thông tin).

(**) Ký xác nhận giao dịch trong trường hợp giao dịch bằng điện thoại.

(Tổ chức tín dụng được phép) xin đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước và cam kết chấp hành đúng các quy định tại Thông tư số …/2021 /TT-NHNN về hướng dẫn giao dịch ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối.

 

NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP
CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG ĐƯỢC PHÉP

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

5. Hướng dẫn thanh toán chuẩn cho các giao dịch ngoại tệ với ngân hàng nhà nước

>> Phụ lục 2: Ban hành kèm theo Thông tư 26/2021/TT-NHNN

Tên tổ chức tín dụng được phép
——-

…., ngày … tháng …. năm ….

 

HƯỚNG DẪN THANH TOÁN CHUẨN CHO CÁC GIAO DỊCH NGOẠI TỆ VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Sở Giao dịch)

Loại đồng tiền

Hướng dẫn thanh toán

Liên hệ

(tên thanh toán viên và điện thoại liên hệ)

VND

Tại Ngân hàng:

Số tài khoản

Code CITAD

 

USD

Tại Ngân hàng:

Số tài khoản:

Code SWIFT, CITAD:

 

EUR

Tại Ngân hàng:

Số tài khoản:

Code SWIFT:

 

……………

 

 

Ghi chú: Khi có thay đổi nội dung hướng dẫn thanh toán, tổ chức tín dụng phải gửi lại hướng dẫn thanh toán mới theo mẫu này tới Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) trước thời điểm hiệu lực. Chỉ đăng ký với USD và VND, các loại ngoại tệ khác đăng ký khi có thông báo của Ngân hàng Nhà nước.

 

NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA
TỔ CHỨC TÍN DỤNG ĐƯỢC PHÉP

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

6. Mẫu đề nghị giao dịch ngoại tệ với ngân hàng nhà nước

>>>  Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 26/2021/TT-NHNN

Tên Tổ chức tín dụng
được phép
——-

….,ngày…tháng….năm….

 

ĐỀ NGHỊ GIAO DỊCH NGOẠI TỆ VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Sở Giao dịch)

1. Mục đích, lý do mua/bán ngoại tệ:

2. Tổng trạng thái ngoại tệ của ngày làm việc trước ngày đề nghị mua/ bán ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước (Theo quy định về trạng thái ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước từng thời kỳ):

3. Số lượng đăng ký mua/bán ngoại tệ:

4. Loại hình giao dịch

5. Thông tin khác (nếu có)

 

NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN KÝ DUYỆT

(Ký tên, đóng dấu)

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.0191 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!