Câu hỏi: Chào Luật sư của LVN Group, Tôi hiện tại đang sống ở Hà Nội trong thời gian giãn cách xã hội để phòng, chống dịch COVID-19, thông qua báo đài tôi thấy các lực lượng chức năng của thành phố đã tích cực xử lý nghiêm đối với những trường hợp vi phạm các quy đinh của phòng, chống dịch đặc biệt là hành vi ra ngoài không cần thiết. Tuy nhiên, cũng có một số bộ phận người dân không chấp hành, khi qua chốt kiểm dịch còn chống lại người thi hành công vụ, thậm chí gây thương tích cho một số cán bộ chức năng thực hiện nhiệm vụ tại chốt kiểm dịch. Xin hỏi Luật sư của LVN Group hành vi của những người chống thi hành công vụ qua chốt kiểm dịch bị xử lý như thế nào? Xin cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Hình sự của Công ty luật LVN Group

>> Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi:  1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Nội dung phân tích

1.  Người thi hành công vụ theo quy định pháp luật

1.1 Khái niệm người thi hành công vụ

Người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội.

1.2 Hành vi chống đối người thi hành công vụ là gì ?

Hành vi chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ép buộc người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ được giao.

2. Một số nội dung yêu cầu người dân cần tuân thủ nghiêm trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội

Hiện thành phố Hà Nội đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 23/7/2021, Công điện số 18/CĐ-UBND ngày 06/8/2021, Công điện số 19/CĐ-UBND ngày 21/8/2021   của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội để phòng, chống dịch COVID-19. Theo đó, một số nội dung yêu cầu người dân cần tuân thủ nghiêm trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội quy định như sau:

– Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như: mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, khám chữa bệnh, tiêm chủng và các trường hợp khẩn cấp khác; đi công tác công vụ, làm việc tại cơ quan, công sở, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu được phép hoạt động.

– Thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp, không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và nơi công cộng.

– Thực hiện khai báo y tế hàng ngày trên website www.tokhaiyte.vn hoặc ứng dụng Ncovi, Bluezone. Liên hệ ngay với chính quyền địa phương, cơ sở y tế khi xuất hiện triệu chứng sốt, ho, khó thở, mất vị giác…

Tuy nhiên, cũng có một số bộ phận người dân chưa chấp hành quy định phòng, chống dịch của Thành phố, khi qua chốt kiểm dịch còn chống lại người thi hành công vụ, thậm chí gây thương tích cho một số cán bộ chức năng thực hiện nhiệm vụ tại chốt kiểm dịch.

3. Các hành vi bị nghiêm cấm

Theo quy định tại điều 5 Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định các hành vi bị nghiêm cấm đối với tổ chức, cá nhân như sau

1. Đối với người thi hành công vụ:

a) Vi phạm trình tự, thủ tục, thẩm quyền trong khi thi hành công vụ;

b) Tham nhũng, tiêu cực, hách dịch, cửa quyền hoặc có hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp; thái độ, tác phong, lời nói, ứng xử không đúng mực trong khi thi hành công vụ;

c) Vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; vi phạm các quy định về nổ súng hoặc vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

d) Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của người khác và sự hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức trong khi thi hành công vụ;

đ) Lợi dụng việc thi hành công vụ để giải quyết mâu thuẫn cá nhân hoặc vì mục đích cá nhân khác;

e) Các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.

2. Đối với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao nhiệm vụ cho người thi hành công vụ:

a) Giao nhiệm vụ cho người thi hành công vụ không đúng thẩm quyền;

b) Yêu cầu người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ trái quy định của pháp luật;

c) Bao che, không xử lý hoặc xử lý không nghiêm minh theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm của người thi hành công vụ;

d) Các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.

3. Đối với tổ chức, cá nhân khác:

a) Không chấp hành các quy định của pháp luật; không chấp hành sự điều hành, hướng dẫn, yêu cầu của người thi hành công vụ; chống đối hoặc cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ;

b) Lợi dụng quyền tự do, dân chủ, tín ngưỡng, tôn giáo để lôi kéo, xúi giục, kích động người khác chống người thi hành công vụ;

c) Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của người thi hành công vụ; xâm hại tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của lực lượng thi hành công vụ;

d) Các hành vi khác nhằm chống người thi hành công vụ.

Theo quy định trên thì có thể thấy tại  khoản 3, Điều 5, Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định các hành vi bị nghiêm cấm đối với tổ chức, cá nhân: Không chấp hành các quy định của pháp luật; không chấp hành sự điều hành, hướng dẫn, yêu cầu của người thi hành công vụ; chống đối hoặc cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ; lợi dụng quyền tự do, dân chủ, tín ngưỡng, tôn giáo để lôi kéo, xúi giục, kích động người khác chống người thi hành công vụ; xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của người thi hành công vụ; xâm hại tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của lực lượng thi hành công vụ; các hành vi khác nhằm chống người thi hành công vụ.

Theo đó, đối với người không chấp hành quy định phòng, chống dịch COVID-19 và có hành vi chống người thi hành công vụ là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy tính chất và mức độ của hành vi mà người vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý trách nhiệm hình sự, cụ thể:

3. Quy định xử phạt vi phạm hành chính

Nếu người vi phạm có các hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ trong thực hiện các quy định về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 như: có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm hoặc có hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ, hành vi chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, thì bị xử phạt hành chính theo Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự an toàn xã hội.

 Điều 20. Hành vi cản trở, chống lại thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ

 1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi môi giới, tiếp tay, chỉ dẫn cho cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.

 2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

 a) Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ;

 b) Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ;

 c) xúi giục, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ;

 3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

 a) Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ;

 b) Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ;

 c) Đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính.

 4. Hình thức xử phạt bổ sung:

 Tịch thu số tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác đối với hành vi quy định tại điểm c Khoản 3 Điều này.

4. Quy định pháp luật về tội chống đối người thi hành công vụ

 Điều 330. Tội chống người thi hành công vụ

 1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù 06 tháng đến 03 năm.

 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

 b) Phạm tội 02 lần trở lên;

 c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;

 d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;

 đ) Tái phạm nguy hiểm

Ngoài ra, người có hành vi đánh người thi hành công vụ còn có thể bị xử lý hình sự thêm tội cố ý gây thương tích theo quy đinh tại Điều 134 Bộ luật Hình sự.

Như vậy nếu người vi phạm có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ trong thực hiện các quy định về phòng, chống dịch bệnh COVID-19, hành vi đó có đủ yếu tố cấu thành “Tội chống người thi hành công vụ”, thì người vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 330 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Người vi phạm có thể bị xử phạt hình phạt tù cao nhất đến 07 năm tù. Cuộc chiến chống dịch COVID-19 đang ở giai đoạn quyết liệt nhất, rất cần sự đồng lòng, chung sức của toàn dân. Mà hiệu quả phòng, chống dịch không chỉ phụ thuộc vào lực lượng chức năng mà còn phụ thuộc vào chính nhận thức, trách nhiệm của mỗi người. Hành vi lăng mạ, đe dọa, tấn công lực lượng phòng, chống dịch của các đối tượng nói trên vừa thể hiện sự vô trách nhiệm cộng đồng, vừa là những hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Do đó, việc xử lý nghiêm khắc những cá nhân vi phạm lúc này chính là hành động nhân văn, vì cộng đồng, vì mục tiêu sớm đẩy lùi thành công dịch bệnh. 

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự – Công ty luật LVN Group