Kính thưa luât sư LVN Group hiên tại tôi có một chiếc xe tải dùng để vận tải hàng hóa là bàn ghế của hộ kinh doanh gia đình và không thu tiền, tuy nhiên thời gian gần đây tôi nhận được thông tin về việc đổi biển xe tải sang biển xe nền vàng vì vậy kính mong công ty hướng dẫn thủ tục chuyển đổi sang biển nền vàng như thế nào và có bắt buộc phải chuyển đổi không, quy định pháp luật hiện hành như thế nào về việc chuyển biển xe biển vàng? Xin trân thành cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật Giao thông, gọi:  1900.0191

 

Trả lời:

1. Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô ?

Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe taxi tải là việc sử dụng xe ô tô có trọng tải từ 1.500 ki-lô-gam trở xuống để vận chuyển hàng hóa và người thuê vận tải trả tiền cho lái xe theo đồng hồ tính tiền hoặc theo phần mềm tính tiền trên xe. Mặt ngoài hai bên thành xe hoặc cánh cửa xe niêm yết chữ “TAXI TẢI”, số điện thoại liên lạc, tên đơn vị kinh doanh.

Kinh doanh vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng:

Kinh doanh vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng là việc sử dụng xe ô tô phù hợp để vận chuyển loại hàng có kích thước hoặc trọng lượng vượt quá giới hạn quy định nhưng không thể tháo rời;

Khi vận chuyển hàng hóa siêu trường, siêu trọng, lái xe phải mang theo Giấy phép lưu hành (Giấy phép sử dụng đường bộ) còn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm là việc sử dụng xe ô tô để vận chuyển hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia. Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm phải có Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ là việc sử dụng xe đầu kéo kéo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc để vận chuyển công-ten-nơ.

Kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường là hình thức kinh doanh vận tải hàng hóa trừ các hình thức kinh doanh vận tải quy định tại các khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 9 nghị định 10/2020/NĐ-CP.

Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ phải có phù hiệu “XE CÔNG-TEN-NƠ”, xe ô tô đầu kéo kéo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải hàng hóa phải có phù hiệu “XE ĐẦU KÉO”, xe ô tô tải kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường và xe taxi tải phải có phù hiệu “XE TẢI” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải chịu trách nhiệm việc xếp hàng hóa lên xe ô tô theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải cấp cho lái xe Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) trong quá trình vận chuyển hàng hóa trên đường. Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) phải có xác nhận (ký, ghi rõ họ và tên) khối lượng hàng hóa đã xếp lên phương tiện của chủ hàng (hoặc người được chủ hàng ủy quyền) hoặc đại diện đơn vị, cá nhân thực hiện việc xếp hàng.

Khi vận chuyển hàng hóa, lái xe phải mang theo Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) bằng văn bản giấy hoặc phải có thiết bị để truy cập vào phần mềm thể hiện nội dung của Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) và các giấy tờ của lái xe và phương tiện theo quy định của pháp luật. Đơn vị kinh doanh vận tải và lái xe không được chở hàng vượt quá khối lượng cho phép tham gia giao thông.

Đối với hoạt động vận chuyển xe đạp, xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự qua hầm đường bộ áp dụng theo quy định tại khoản 5 Điều 9 nghị định 10/2020/NĐ-CP.

Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) bằng văn bản giấy hoặc điện tử do đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa tự phát hành và có các thông tin tối thiểu gồm: Tên đơn vị vận tải; biển kiểm soát xe; tên đơn vị hoặc người thuê vận tải; hành trình (điểm đầu, điểm cuối); số hợp đồng, ngày tháng năm ký hợp đồng (nếu có); loại hàng và khối lượng hàng vận chuyển trên xe. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2022, trước khi thực hiện vận chuyển, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải thực hiện cung cấp đầy đủ các nội dung tối thiểu của Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) qua phần mềm của Bộ Giao thông vận tải.

 

2. Điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô?

Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã.

Trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:

Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét;

Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.

 

3. Hồ sơ đề nghị cấp và cấp lại Giấy phép kinh doanh vận tải?

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải bao gồm:

Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định 10/2020/NĐ-CP;

Bản sao văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải;

Bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử).

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đối với hộ kinh doanh vận tải gồm:

Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định 10/2020/NĐ-CP;

Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh do thay đổi nội dung của Giấy phép kinh doanh bao gồm:

Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh trong đó nêu rõ lý do xin cấp lại theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định 10/2020/NĐ-CP;

Tài liệu chứng minh sự thay đổi của những nội dung ghi trong Giấy phép kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều 17 của Nghị định 10/2020/NĐ-CP (việc thay đổi liên quan đến nội dung nào thì bổ sung tài liệu về nội dung đó).

Trường hợp cấp lại Giấy phép kinh doanh do bị mất hoặc bị hư hỏng, hồ sơ gồm: Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định 10/2020/NĐ-CP.

Trường hợp cấp lại Giấy phép kinh doanh do bị thu hồi hoặc bị tước quyền sử dụng, hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh:

Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này; đối với hộ kinh doanh vận tải thực hiện theo khoản 2 Điều 10/2020/NĐ-CP;

Tài liệu chứng minh việc khắc phục vi phạm là nguyên nhân bị thu hồi hoặc bị tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh.

 

4. Cấp đổi và cấp lại biển số xe theo quy định pháp luật?

Đối tượng cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký xe: Xe cải tạo, xe thay đổi màu sơn, xe hoạt động kinh doanh vận tải đã được đăng ký cấp biển nền màu trắng, chữ và số màu đen; gia hạn giấy chứng nhận đăng ký xe; giấy chứng nhận đăng ký xe bị mờ, rách nát hoặc bị mất hoặc thay đổi các thông tin của chủ xe (tên chủ xe, địa chỉ) hoặc chủ xe có nhu cầu đổi giấy chứng nhận đăng ký xe cũ lấy giấy chứng nhận đăng ký xe theo quy định của Thông tư 58/2020/TT-BCA.

Đối tượng cấp đổi, cấp lại biển số xe: Biển số bị mờ, gẫy, hỏng hoặc bị mất hoặc chủ xe có nhu cầu đổi biển số 3, 4 số sang biển số 5 số; xe hoạt động kinh doanh vận tải đã được đăng ký cấp biển số nền màu trắng, chữ và số màu đen đổi sang biển số nền màu vàng, chữ và số màu đen.

Thủ tục hồ sơ đổi lại, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe: Chủ xe nộp giấy tờ theo quy định tại Điều 7, Điều 9 Thông tư 58/2020/TT-BCA, giấy chứng nhận đăng ký xe (trường hợp đổi giấy chứng nhận đăng ký xe) hoặc biển số xe (trường hợp đổi biển số xe), trường hợp xe cải tạo thay tổng thành máy, tổng thành khung thì phải có thêm: Giấy tờ lệ phí trước bạ theo quy định, giấy tờ chuyển quyền sở hữu (thay động cơ, khung) theo quy định, giấy tờ nguồn gốc của tổng thành máy, tổng thành khung.

 

5. Quy định về biển số xe theo quy định pháp luật

Về chất liệu của biển số: Biển số xe được sản xuất bằng kim loại, có màng phản quang, ký hiệu bảo mật Công an hiệu đóng chìm do đơn vị được Bộ Công an cấp phép sản xuất biển số, do Cục Cảnh sát giao thông quản lý; riêng biển số xe đăng ký tạm thời được in trên giấy.

Ký hiệu, kích thước của chữ và số trên biển số đăng ký các loại xe thực hiện theo quy định tại các phụ lục số 02, 03 và 04 ban hành kèm theo Thông tư này.

Xe ô tô được gắn 02 biển số ngắn, kích thước: Chiều cao 165 mm, chiều dài 330 mm. Trường hợp thiết kế của xe chuyên dùng hoặc do đặc thù của xe không lắp được 02 biển ngắn, cơ quan đăng ký xe kiểm tra thực tế, đề xuất Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông (xe đăng ký ở Cục Cảnh sát giao thông) hoặc Trưởng phòng Cảnh sát giao thông (xe đăng ký ở địa phương) được đổi sang 02 biển số dài, kích thước: Chiều cao 110 mm, chiều dài 520 mm hoặc 01 biển số ngắn và 01 biển số dài. Kinh phí phát sinh do chủ xe chịu trách nhiệm.

Cách bố trí chữ và số trên biển số trong nước: Hai số đầu là ký hiệu địa phương đăng ký xe, tiếp theo là sêri đăng ký (chữ cái); nhóm số thứ hai là thứ tự xe đăng ký gồm 05 chữ số tự nhiên từ 000.01 đến 999.99;

Cách bố trí chữ và số trên biển số xe ô tô nước ngoài: Hai số đầu là ký hiệu địa phương đăng ký xe, tiếp theo nhóm thứ hai là ký hiệu tên nước, tổ chức quốc tế gồm 03 số tự nhiên và nhóm thứ ba là sêri chỉ nhóm đối tượng là tổ chức, cá nhân nước ngoài, nhóm thứ tư là thứ tự xe đăng ký gồm 02 số tự nhiên từ 01 đến 99;

Biển số của rơmoóc, sơmi rơmoóc gồm 1 biển gắn phía sau thành xe, kích thước: Chiều cao 165 mm, chiều dài 330 mm; cách bố trí chữ và số trên biển số như biển số xe ô tô trong nước.

Biển số của máy kéo, gồm 01 biển gắn phía sau xe, kích thước: Chiều cao 140 mm, chiều dài 190 mm. Nhóm số thứ nhất là ký hiệu địa phương đăng ký xe và sêri đăng ký, nhóm số thứ hai là thứ tự xe đăng ký gồm 05 chữ số tự nhiên, từ 000.01 đến 999.99.

Xe mô tô được cấp biển số gắn phía sau xe, kích thước: Chiều cao 140 mm, chiều dài 190 mm. Nhóm số thứ nhất là ký hiệu địa phương đăng ký xe và sêri đăng ký. Nhóm số thứ hai là thứ tự xe đăng ký gồm 05 chữ số tự nhiên, từ 000.01 đến 999.99. Biển số xe mô tô của tổ chức, cá nhân nước ngoài, nhóm thứ nhất là ký hiệu địa phương đăng ký xe, nhóm thứ hai là ký hiệu tên nước của chủ xe, nhóm thứ ba là sêri đăng ký và nhóm thứ tư là thứ tự xe đăng ký gồm 03 chữ số tự nhiên từ 001 đến 999.

Biển số xe của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước:

Biển số nền màu xanh, chữ và số màu trắng, sêri biển số sử dụng lần lượt một trong 11 chữ cái sau đây: A, B, C, D, E, F, G, H, K, L, M cấp cho xe của các cơ quan của Đảng; Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội; Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; các Ban chỉ đạo Trung ương; Công an nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân; các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban An toàn giao thông quốc gia; Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; tổ chức chính trị – xã hội (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam); đơn vị sự nghiệp công lập, trừ Trung tâm đào tạo sát hạch lái xe công lập; Ban quản lý dự án có chức năng quản lý nhà nước;

Biển số nền màu xanh, chữ và số màu trắng có ký hiệu “CD” cấp cho xe máy chuyên dùng của lực lượng Công an nhân dân sử dụng vào mục đích an ninh;

Biển số nền màu trắng, chữ và số màu đen, sêri biển số sử dụng lần lượt một trong 20 chữ cái sau đây: A, B, C, D, E, F, G, H, K, L, M, N, P, S, T, U, V, X, Y, Z cấp cho xe của doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp cổ phần của công an, quân đội), Ban quản lý dự án thuộc doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, xã hội – nghề nghiệp, xe của đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, xe của Trung tâm đào tạo sát hạch lái xe công lập, xe của cá nhân;

Biển số nền màu vàng, chữ và số màu đỏ, có ký hiệu địa phương đăng ký và hai chữ cái viết tắt của khu kinh tế – thương mại đặc biệt, khu kinh tế cửa khẩu quốc tế, cấp cho xe của khu kinh tế – thương mại đặc biệt hoặc khu kinh tế cửa khẩu quốc tế theo quy định của Chính phủ;

Biển số nền màu vàng, chữ và số màu đen sêri biển số sử dụng lần lượt một trong 20 chữ cái sau đây: A, B, C, D, E, F, G, H, K, L, M, N, P, S, T, U, V, X, Y, Z cấp cho xe hoạt động kinh doanh vận tải;

Một số trường hợp có ký hiệu sêri riêng:

Biển số có ký hiệu “KT” cấp cho xe của doanh nghiệp quân đội, theo đề nghị của Cục Xe – máy, Bộ Quốc phòng.

Biển số có ký hiệu “LD” cấp cho xe của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài, xe thuê của nước ngoài, xe của công ty nước ngoài trúng thầu.

Biển số có ký hiệu “DA” cấp cho xe của các Ban quản lý dự án do nước ngoài đầu tư.

Biển số có ký hiệu “R” cấp cho rơ moóc, sơmi rơmoóc.

Biển số có ký hiệu “T” cấp cho xe đăng ký tạm thời.

Biển số có ký hiệu “MK” cấp cho máy kéo.

Biển số có ký hiệu “MĐ” cấp cho xe máy điện.

Biển số có ký hiệu “TĐ” cấp cho xe cơ giới sản xuất, lắp ráp trong nước, được Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai thí điểm.

Biển số cố ký hiệu “HC” cấp cho xe ô tô phạm vi hoạt động hạn chế.

Xe có kết cấu tương tự loại xe nào thì cấp biển số đăng ký của loại xe đó.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.0191 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!