Thưa Luật sư của LVN Group, hiện tôi đang tìm hiểu về pháp luật ngân hàng. Có một vấn đề mà tôi không rõ và chưa hiểu đó là phương tiện thanh toán và công cụ chuyển nhượng. Tôi thấy rằng 2 thuật ngữ này có sự tương đồng với nhau về công dụng. Không biết tôi hiểu như vậy có đúng không?

Mong Luật sư của LVN Group cung cấp cho tôi những thông tin pháp lý chi tiết nhất về 2 nội dung này. Xin cảm ơn!

 

Luật sư tư vấn:

1. Cơ sở pháp lý phương thức thanh toán, chuyển nhượng

– Luật Ngân hàng nhà nước năm 2010

– Nghị định 101/2012/NĐ-CP về việc thanh toán không dùng tiền mặt

– Nghị định 80/2016/NĐ-CP sửa đổi 101/2012/NĐ-CP thanh toán không dùng tiền mặt

– Thông tư 19/2016/TT-NHNN hoạt động thẻ ngân hàng

 

2. Pháp luật về phương tiện thanh toán

Pháp luật không giải thích thế nào là phương tiện thanh toán, mà chỉ liệt kê 7 phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt bao gồm: séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhò thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng (loại trả trước) và ví điện tử.

Ngoài tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì pháp luật còn quy định nhiều phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.

Từ năm 1958, pháp luật đã quy định 6 phương tiện thanh toán gồm: thanh toán theo hình thức chuyển tiền, thanh toán theo lối nhờ thu nhận trả, thanh toán theo thư tín dụng (L/C), thanh toán theo tài khoản đặc biệt, thanh toán bằng séc (gồm cả bảo chi), thanh toán theo giấy ủy nhiệm chi và thanh toán theo giấy ủy nhiệm thu. Riêng hình thức thanh toán L/C, sau đó chủ yếu áp dụng trong thanh toán quốc tế, nhưng đã được quy định từ năm 1958 về việc thực hiện ỗ trong nước như sau: “hình thức thanh toán theo thư tín dụng chỉ áp dụng cho những tổ chức kinh tế ở hai địa phương khác nhau giao dịch hàng hóa với nhau không có quan hệ hợp đồng thường xuyên, chỉ ký kết từng lần hoặc chưa tín nhiệm lẫn nhau”.

Từ năm 1992 – 2002 đã lưu hành ngân phiếu thanh toán là một loại phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 80/2012/NĐ-CP thì pháp luật không giải thích thế nào là phương tiện thanh toán, mà chỉ liệt kê 7 phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt bao gồm: séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng (loại trả trước) và ví điện tử. Các phương tiện thanh toán khác không được Ngân hàng Nhà nước quy định là không hợp pháp

Hoạt động thẻ ngân hàng và ví điện tử trước hết là các hoạt động “chuyển tiền điện tử”, “thanh toán điện tử” và “giao dịch điện tử” theo quy định của Luật Giao dịch điện tử năm 2005. Theo đó “giao dịch điện tử là giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử”. Và “phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự”.

Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản là việc cung ứng phương tiện thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng. (khoản 15 Điều 4 Luật các tổ chưc tín dụng)

Trong số 8 phương tiện thanh toán nêu trên, riêng đối với tiền mặt thì duy nhất do Ngân hàng Nhà nước phát hành. Các phương tiện thanh toán còn lại thì có thể do Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng, các tổ chức trung gian thanh toán hoặc doanh nghiệp phát hành.

Luật quy định: “thanh toán mọi hoạt động mua, bán, chuyển nhượng cổ phần và phần vốn góp và nhận cổ tức của nhà đầu tư nước ngoài đều phải được thực hiện thông qua tài khoản vốn của nhà đầu tư đó mở tại ngân hàng ở Việt Nam, trừ trường hợp thanh toán bằng tài sản” (Điều 35 Luật doanh nghiệp năm 2020). Theo quy định này, tài sản, trong đó có vàng, cũng có thể là một phương tiện thanh toán hợp pháp. Tuy nhiên văn bản dưới luật lại cấm “sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán”. (khoản 4 Điều 19 Nghị định 24/2012/NĐ-CP)

Pháp luật ngân hàng cũng giải thích thẻ ngân hàng không bao gồm các loại thẻ do các tổ chức cung ứng hàng hóa, dịch vụ phát hành chỉ để sử dụng trong việc thanh toán hàng hóa, dịch vụ của chính các tổ chức phát hành đó (khoản 1 Điều 3 Thông tư 19/2016/TT-NHNN). Như vậy, thì các loại thẻ này cũng là một phương tiện thanh toán trong một phạm vi nhất định.

Về nguyên tắc, việc dùng thẻ viễn thông (thẻ cào) để thanh toán cho các dịch vụ khác là không hợp lý bởi nó không đúng chức năng, bản chất của thẻ cào. Nhưng trong vụ án đánh bạc nghìn tỷ xảy ra năm 2018 tại Vĩnh Phúc, Cáo trạng đã xác định, các nhà mạng viễn thông đã hưởng lợi hơn 1.000 tỷ đồng từ đường dây đánh bạc, chủ yếu nhờ hoạt động thanh toán.Tháng 4/2018, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo siết chặt quản lý việc sử dụng thẻ cào để thanh toán các dịch vụ nội dung số.

Các loại thẻ điện thoại của các nhà mạng viễn thông cũng đang được cho phép thí điểm thanh toán.

Pháp luật chỉ xử phạt vi phạm hành chính và xử phạt hình sự đối với hành vi “phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp” (khoản 1 Điều 206 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017)

Năm 2018, Chính phủ đã đặt ra yêu cầu một trong các nhiệm vụ đối với Ngân hàng Nhà nước là “tiếp tục đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, tăng cưòng ứng dụng các phương tiện thanh toán mới, hiện đại trên nền tảng công nghệ tiên tiến (thanh toán di động, ví điện tử, QR Code, v.v.) để giảm chi phí phát sinh trong hoạt động thanh toán tại Việt Nam”.

 

3. Pháp luật về công cụ chuyển nhượng

3.1 Có những loại công cụ chuyển nhượng nào?

Công cụ chuyển nhượng là giấy tờ có giá ghi nhận lệnh thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định vào một thời điểm nhất định (Điều 4 Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005)

Pháp luật quy định về công cụ chuyển nhượng như sau:

Thứ nhất, người ký phát, người phát hành (là người lập và ký phát hành hôi phiếu nhận nợ) được phát hành công cụ chuyển nhượng trên cơ sở giao dịch mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, cho vay giữa các tổ chức, cá nhân với nhau; giao dịch cho vay của tổ chức tín dụng với tổ chức, cá nhân; giao dịch thanh toán và giao dịch tặng cho theo quy định của pháp luật. (Điều 3 Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005)

Thứ hai, công cụ chuyển nhượng gồm hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, công cụ chuyển nhượng khác, trừ công cụ nợ dài hạn được tổ chức phát hành nhằm huy động vốn trên thị trường (Điều 1)

  • Hối phiếu đòi nợ là giấy tờ có giá do người ký phát (là người lập và ký phát hành hối phiếu đòi nợ, séc) lập, yêu cầu người bị ký phát (là người có trách nhiệm thanh toán số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ, séc theo lệnh của người ký phát) thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng;
  • Hối phiếu nhận nợ là giấy tò có giá do người phát hành lập, cam kết thanh toán không điều kiện một sô’ tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho ngưòi thụ hưởng;
  • Séc là giấy tờ có giá do người ký phát lập, ra lệnh cho người bị ký phát là ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhà nước trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để thanh toán cho người thụ hưởng.

Pháp luật quy định về cung ứng, in ấn và bảo quản séc như sau:

Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước in và cung ứng séc trắng cho các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Thứ hai, các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khác in và cung ứng séc trắng cho tổ chức, cá nhân sử dụng tài khoản để ký phát séc;

Thứ ba, tổ chức cung ứng séc phải đăng ký mẫu séc trắng tại Ngân hàng Nhà nước trước khi séc trắng được in và cung ứng để sử dụng, đồng thòi quy định điều kiện, thủ tục đối vối việc bảo quản, sử dụng séc do mình cung ứng;

Thứ tư, việc in, giao nhận, bảo quản và sử dụng séc trắng thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về in, giao nhận, bảo quản và sử dụng ấn chỉ có giá.

Pháp luật quy định về việc bảo chi và thanh toán séc như sau:

Thứ nhất, trường hợp séc có đầy đủ các nội dung theo quy định và người ký phát có đủ tiền để thanh toán séc khi yêu cầu bảo chi séc thì người bị ký phát có nghĩa vụ bảo chi séc bằng cách ghi cụm từ “bảo chi” và ký tên trên séc;

Thứ hai, người bị ký phát có nghĩa vụ giữ lại số tiền đủ để thanh toán cho séc đã bảo chi khi séc đó được xuất trình trong thòi hạn xuất trình và có trách nhiệm thanh toán trong ngăy xuất trình hoặc ngày làm việc tiếp theo nếu người ký phát có đủ tiền trên tài khoản để thanh toán;

Thứ ba, séc được xuất trình sau thời hạn xuất trình để thanh toán nhưng chưa quá 6 tháng kể từ ngày ký phát thì người bị ký phát vẫn có thể thanh toán nếu người bị ký phát không nhận được thông báo đình chỉ thanh toán đối với séc đó và người ký phát có đủ tiền trên tài khoản để thanh toán.

 

3.2. Thanh toán công cụ chuyển nhượng như thế nào?

Pháp luật quy định về việc thanh toán công cụ chuyển nhượng như sau:

Thứ nhất, khi đã nhận được thông báo về việc công cụ chuyển nhượng bị mất thì người phát hành và người bị ký phát không được thanh toán công cụ chuyển nhượng đó. Trường hợp công cụ chuyển nhượng mất đã bị lợi dụng thanh toán trước khi người bị ký phát, người phát hành nhận được thông báo về việc công cụ chuyển nhượng bị mất thì người này được miễn trách nhiệm nếu đã thực hiện đúng việc kiểm tra, kiểm soát của mình và thanh toán công cụ chuyển nhượng theo đúng quy định. Người bị ký phát, người phát hành có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người thụ hưởng (là người sở hữu công cụ chuyển nhượng) nếu thanh toán sau khi đã nhận được thông báo về việc công cụ chuyển nhượng bị mất.

Thứ hai, thời hạn thanh toán, thời hạn gửi thông báo truy đòi và thời hiệu khởi kiện khi có tranh chấp về quan hệ công cụ chuyển nhượng được tính cả ngày nghỉ lễ và ngày nghỉ cuối tuần; nếu ngày cuối cùng của thời hạn trùng vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ cuối tuần thì ngày cuối cùng của thời hạn là ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày nghỉ lễ hoặc ngày nghỉ cuối tuần đó.

Thứ ba, “khi trên công cụ chuyển nhượng có chữ ký giả mạo hoặc chữ ký của người không được ủy quyền thì chữ ký đó không có giá trị; chữ ký của người có liên quan khác trên công cụ chuyển nhượng vẫn có giá trị” (Điều 12)

Trên đây là giải đáp của chúng tôi về nội dung “pháp luật về phương tiện thanh toàn và công cụ chuyển nhượng”.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group. Rất mong nhận được sự hợp tác!

Luật LVN Group (Sưu tầm và biên tập)