Quy định về Tài phán hành chính, Tố tụng Hành chính? Đặc điểm cơ bản của Tố tụng Hành chính?

Bản thân khái niệm TPHC có thể được hiểu theo nhiều quan điểm khác nhau theo từng thời kỳ. Đến nay, khái niệm TPHC đã được hiểu một cách khá thống nhất. Bài viết dưới đây sẽ phân tích về Tài phán hành chính,Tố tụng hành chính và những đặc điểm cơ bản của Luật Tố tụng Hành chính

1. Khái niệm tài phán tài chính

“TPHC là hoạt động giải quyết các tranh chấp hành chính(hay các khiếu kiện hành chính) theo một trình tự chặt chẽ được thực hiện bởi cơ quan tư pháp ( các TAND)”

Thứ nhất, theo nghĩa rộng, ta nói đến thẩm quyền tài phán của một quốc gia được hiểu là quyền lực riêng biệt của quốc gia trong các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đây chính là quyền tối cao của một nhà nước trong phạm vi lãnh thổ của mình. Một nội dung quan trọng của chủ quyền quốc gia.

Có nghĩa là trong phạm vi lãnh thổ của mình. Thẩm quyền tài phán có quyền thực hiện các quyền năng trong lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp mà không có bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài. Điều đó đồng nghĩa với việc, thẩm quyền tài phán có quyền thông qua những quyết định về mọi vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của đất nước. Vì mục đích tối cao là đảm bảo quyền lực và lợi ích của nhân dân.

Quốc gia còn thực hiện quyền tài phán đối với một số nơi bên ngoài lãnh thổ quốc gia: vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các phương tiện bay, tàu biển, tàu thuyền nước ngoài đi lại trong lãnh hải của mình

Như vậy, có thể hiểu tài phán hành chính là hoạt động giải quyết các tranh chấp hành chính hay các tranh chấp nảy sinh trong quá trình điều hành, quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước, trong đó chủ yếu là việc xem xét, phán quyết về tính đúng đắn (tính hợp pháp, hợp lý) của các quyết định hay hành vi quản lý của cơ quan quản lý nhà nước.

Tài phán hành chính là tổng thể những quyền hạn của tòa án hoặc cơ quan hành chính về việc đánh giá khía cạnh pháp lý của những sự kiện cụ thể, trong đó có việc giải quyết những tranh chấp hành chính và áp dụng chế tài theo luật định.

Thứ hai, theo nghĩa hẹp, thẩm quyền tài phán của quốc gia là thẩm quyền giải quyết các vụ việc thuộc quyền hạn xét xử của quốc gia này.

2. Tài phán hành chính ở VN trước năm 1996

Sau khi dành độc lập, chính quyền đã giao cho bộ Tư pháp tiếp quản TAHC theo sắc lệnh số 41, ngày 3/10/1945. Tuy nhiên sắc lệnh chỉ giao cho bộ tiếp quản trụ sở và con người chứ không liê quan đến trách nhiệm, quyền hạn của một cơ quan tài phán.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, cơ quan này không thấy xuất hiện, tuy nhiên khiếu kiện hành chính vẫn giao cho cơ quan tòa án.
Tháng 7/1975, sắc lệnh về bầu cử hội đồng nhân dân quy định “ mọi khiếu nại lên quan đến danh sách cử tri được gửi đến UBND nơi lập danh sách để giải quyết, nếu không thỏa mãn thì khởi kiện ra TAND
Năm 1985, một số tranh chấp hành chính đã được chuyển sang tòa án nhân dân giải quyết
Từ đổi mới đến trước 1996, tòa án giải quyết tranh chấp hành chính nhưng xem như là 1 vấn đề kèm theo của dân sự
Hoạt động tài phán HC ở nước ta những năm trước 1996 xuất hiện thông qua những quy định rải rác trong các văn bản PL ở mức độ khác nhau mà chưa có nguyên tắc tổng quát nào thừa nhận hoạt động tài phán HC với tư cách là một nhánh độc lập.

3. Lịch sử phát triển của tài phán hành chính ở Việt Nam sau 01/7/1996?

 Lý do dẫn đến việc cần thiết lập cơ chế tài phán: 
+ Thực hiện công cuộc đổi mới, chúng ta tiếp tục xây dựng và hoàn thiện NN CHXHCNVN. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý, điều hành, CQHCNN và CB, CC NN đôi khi có những quyết định hoặc hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan Nhà nước, tổ chức, từ đó làm phát sinh các khiếu kiện hành chính. Do vậy, cùng với việc tiến hành cải cách một bước thủ tục hành chính cần phải có một cơ chế kiểm soát hữu hiệu hoạt động của cơ quan và nhân viên hành chính Nhà nước trong quá trình quản lý, điều hành nhằm khắc phục những biểu hiện cửa quyền, lạm quyền, lộng hành hoặc trốn tránh nghĩa vụ, vô trách nhiệm trước nhân dân
 + Trước giờ Ðảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến việc giải quyết kịp thời các khiếu nại hành chính của công dân. 
+ Có không ít trường hợp đã lợi dụng quyền khiếu nại gây khó khăn phức tạp cho các cơ quan Nhà nước trong hoạt động quản lý, điều hành.
 
Từ những nhu cầu khách quan nêu trên, ngày 28.10.1995 Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật tổ chức Tòa án Nhân dân trong đó quy định TAHC thành lập và bắt đầu đi vào hoạt động kể từ 01.7.1996.
– Trên cơ sở đó, ngày 21.5.1996 UBTVQH đã ban hành Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, giao cho Tòa án nhân dân thẩm quyền giải quyết một số khiếu kiện hành chính (Pháp lệnh này đến nay đã qua hai lần sửa đổi, bổ sung, lần thứ nhất vào năm 1998 và lần thứ hai vào năm 2006).
– Ngày 24 tháng 11 năm 2010 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 đã thông qua Luật tố tụng hành chính và Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2011.
– Mới đây, Ngày 25/11/2015, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, khóa XIII, kì họp thứ 10 đã thông qua Luật Tố tụng hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2016, trừ các quy định cụ thể hóa các quy định mới có liên quan của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017. 
=> Qua đây, ta thây được NN ta càng ngày càng quan tâm đến hệ thống tài phán HC nhằm bảo đảm quyền, lợi ích cho người dân, tránh sự xâm phạm từ phía các cơ quan nhà nước, đồng thời nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong thời kì mới.

4. Khái niệm Tố tụng Hành chính

Tố tụng hành chính là toàn bộ hoạt động của các bên có liên quan đến một tranh chấp hành chính theo quy định của PL trong quá trình khởi kiện và giải quyết các khiếu kiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân về các quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc và các quyết định, hành vi hành chính khác theo quy định của PL.

Như vậy có thể hiểu Tố tụng hành chính là trình tự giải quyết vụ án hành chính theo quy định của pháp luật tại toà án nhằm giải quyết các khiếu kiện đối với quyết định hành chínhhành vi hành chính của cơ quan nhà nước và của cán bộ, công chức thuộc những cơ quan này

– TTHC có mục đích là giải quyết một loại tranh chấp đặc biệt trong đó một bên là cơ quan nhà nước, chủ yếu là cơ quan hành chính NN (bên bị kiện) và một bên là cá nhân, cơ quan, tổ chức (bên khởi kiện). Chính vị đặc điểm này mà TTHC được điều chỉnh riêng trong một đạo luật là luật TTHC.
– Hoạt động TTHC được tiến hành tại cơ quan xét xử, tức là tại các TAND. Đây là đặc điểm hết sức quan trọng để phân biệt với việc giải quyết khiếu nại HC. TTHC và giải quyết khiếu nại HC đều có mục đích chung là giải quyết các tranh chấp HC, và đối tượng chủ yếu là quyết định HC, hành vi HC của cơ quan HC nhà nước. Điểm khác nhau giữa hai hoạt động này là nếu khiếu nại và giải quyết khiếu nại HC được tiến hành tại các cơ quan HC NN và theo các thủ tục HC được quy định tại Luật khiếu nại và các văn bản có liên quan thì TTHC được tiến hành tại cơ quan xét xử và theo các thủ tục tố tụng được quy định tại luật TTHC

5. Các giai đoạn của tố tụng hành chính 

Khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính
Khi công dân, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế tháy rằng quyết định, hành vi hành chính cũ thể nào đó xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính để yêu cầu Toà hành chính giải quyết. Trước khi khởi kiện, cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức phải khiếu nại với cơ quan hành chính mà họ mà họ cho là trái pháp luật; trong trường jợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì họ có quyền khiếu nại lên cấp trên trực tiếp của cơ quan nhà nước, người đã ra quyết định hành chính hoặc có hành vi mà theo quy định của pháp luật có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đó hay khởi kiện vụ án hnàh chính tại toà án có thẩm quyền.
Sau khi nhận được đơn kiện, Toà hành chính phải xem xét nếu xét thấy không tuộc trường hợp trả lại đơn thì Toà án thụ lý vụ việc kiện theo thẩm quyền.
Chuẩn bị xét xử
Trong giai đoạn này, Toà hành chính thực hiện các công việc chuẩn bị, như yêu cầu các bên cung cấp thông tin, tài liệu, ….khi xét thấy cần thiết Toà có thể thu thập chứng cứ, xem xét tại chỗ, trưng cầu giám định … sau khi nhận thấy việc thu thập chứng cứ đã đầy đủ, Toà hành chính phải xem xét và đưa ra một trong các quyết định: Đưa vụ án ra xét xử, tạm đình chỉ vụ án; đình chỉ giải quyết vụ án.
 Xét xử sơ thẩm
Theo Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, Hội đồng xét xử vụ án hành cính gồm một thẩm phán và hai hội thẩm nhân dân.
Phiên toà có sơ thẩm được tiến hành với sự có mặt của đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ. Đối với người làm chứng, người phiên dịch, người giám định thì tuỳ từng vụ án cụ thể mà Toà hành chính xét thấy cần có mặt hay không. Sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát nhân dân cũng được pháp lệnh quy định tại Điều 18.
Về thủ tục phiên toà, pháp lệnh cũng quy định giống như thủ tục bắt đầu phiên toà xét xử vụ án dân sự hoặc vụ án kinh tế.
Các quyết định của Hội đồng xét xử phải do các thành viên của hội đồng thảo luận và quyết định theo đa số.
Xét lại bản án và quyết định chưa có hiệu lực pháp luật theo thủ tục phúc thẩm
Để bảo vệ quyền lợi cho các đương sự, trong tố tụng hành chính có quy định về quyền kháng cáo của đương sự và kháng nghị của Viện kiểm sát để yêu cầu toà án cấp trên xét xử lại vụ án theo thủ tục phúc thẩm. Xét lại bản án và quyết định chưa có hiệu lực pháp luật theo thủ tục phúc thẩm là một giai đoạn độc lập trong tố tụng hành chính. Giai đoạn này có nhiệm vụ sửa chữa những sai lầm và vi phạm của toà án cấp sơ thẩm, bảo đảm việc áp dụng pháp luật đúng đắn và thống nhất.
Tính chất của việc xét lại bản án và quyết định theo thủ tục phúc thẩm là việc toà án cấp trên trực tiếp xét lại những bản án sơ thẩm và quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hay kháng nghị. Bản án và quyết định của toà án cấp phúc thẩm có hiệu lực ngay sau khi tuyên án.
Về trình tự, thủ tục xét xử phúc thẩm cũng tương tự như trình tự, thủ tục xét xử sơ thẩm. Tuy nhiên do tính chất của giai đoạn này, cho nên phiên toà phúc thầm có những đặc thù so với phiên toà sơ thẩm.
Theo Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm ba thẩm phán. Quyền hạn của Hội đồng xét xử phúc thẩm cũng tương tự như khi xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, lao động ….
Xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm
Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm khi có căn cứ quy định tại Điều 326 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Giám đốc thẩm là một thủ tục đặc biệt, không phải là một cấp xét xử
Theo quy định tại Điều 351 BLTTDS năm 2015: Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó. Điều 352 BLTTDS năm 2015 quy định bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:
– Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án;
– Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ;
– Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật;
– Bản án, quyết định hình sự, hành chính, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà Tòa án căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị hủy bỏ.
Đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có quyền phát hiện tình tiết mới của vụ án và thông báo bằng văn bản cho người có thẩm quyền kháng nghị.Trường hợp phát hiện tình tiết mới của vụ án, Viện kiểm sát, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho người có thẩm quyền kháng nghị.Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là 01 năm, kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết được căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm quy định tại Điều 352 của BLTTDS năm 2015
 Thi hành bản án hành chính

Luật LVN Group (sưu tầm & biên tập)

 
 

 

Luật LVN Group (sưu tầm & biên tập)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com