1. Thị trường liên ngân hàng là gì?

Thị trường liên ngân hàng là nơi các ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng vay mượn nhau nhằm hỗ trợ lẫn nhau, chia sẻ cho nhau lúc khó khăn bằng các khoản dự trữ dư thừa đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong ngắn hạn.

Việc phát triển thị trường liên ngân hàng giúp ích rất nhiều cho các tổ chức tài chính và trung gian tài chính đặc biệt là các ngân hàng thương mại, tạo ra một công cụ để các ngân hàng có thể hỗ trợ khả năng thanh khoản cho nhau, giúp thị trường tiền tệ đạt trạng thái cân bằng.

Thị trường tiền tệ là thị trường vốn ngắn hạn (dưới 1 năm), nơi diễn ra các hoạt động của cung và cầu về vốn ngắn hạn. Vốn ngắn hạn bao gồm cả giấy tờ có giá ngắn hạn, có kỳ hạn tức là mua bán những món nợ ngắn hạn rủi ro thấp, tính thanh khoản cao. Thị trường tiền tệ diễn ra chủ yếu thông qua hoạt động của hệ thống ngân hàng, vì các ngân hàng là chủ thể quan trọng nhất trong việc cung cấp và sử dụng vốn ngắn hạn.

Thị trường tiền tệ là thị trường phi tập trung tại các phòng kinh doanh của các ngân hàng và các công cụ kinh doanh đầu tư chuyên nghiệp thông qua mạng lưới điện thoại, internet rộng lớn. Các nghiệp vụ trên thị trường tiền tệ là nghiệp vụ chuyển giao vốn có khả năng thanh toán cao, ít xảy ra rủi ro đối với người đầu tư.

Thị trường tiền tệ là nơi mua bán các loại chứng từ có giá ngắn hạn, nơi đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn của nền kinh tế.

 

2. Khái quát về thị trường ngoại tệ liên ngân hàng

Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 07/2012/TT-NHNN quy định về trạng thái ngoại tệ của tổ chức tín dụng chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành thì nội dung này được quy định như sau:

Ngoại tệ là đồng tiền của quốc gia, vùng lãnh thổ khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực.

Tỷ giá quy đổi trạng thái của ngoại tệ được áp dụng theo quy định sau:

a) Tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ: là tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố vào ngày báo cáo.

b) Tỷ giá giữa đồng Việt Nam và các ngoại tệ khác: là tỷ giá bán giao ngay chuyển khoản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vào cuối ngày báo cáo.

Bắt đầu từ ngày 20/09/1994, thị trường ngoại tệ Việt Nam được chính thức thành lập theo quyết định số 203/QĐ-NH của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về Quy chế “Tổ chức và hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng”. Thị trường này do Ngân hàng Nhà nước tổ chức và điều hành nhằm hình thành thị trường mua bán ngoại tệ có tổ chức giữa các ngân h àng thương mại được phép kinh doanh ngoại tệ, làm cơ sở cho việc ra đời của thị trường hối đoái hoàn chỉnh ở Việt Nam. Thông qua thị tr ường ngoại tệ liên hàng, Ngân hàng Nhà nước sử dụng Quỹ điều hòa ngoại tệ với tư cách là người mua, người bán cuối cùng để can thiệp vào thị trường một cách có hiệu quả, nhằm thực hiện chính sách tiền tệ, tỷ giá của Nhà nước.

Điều 3 của Quy chế quy định đối tượng tham gia th ị trường liên ngân hàng phải thỏa mãn các điều kiện sau đây:

–  Là ngân hàng được phép kinh doanh ngoại tệ

–  Có hệ thống thông tin nội bộ nối mạng với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

 

3. Các thành viên tham gia thị trường ngoại tệ liên hàng

Các thành viên tham gia thị trường ngoại tệ liên hàng được quy định trong điều 2 của Quy chế. Cụ thể bao gồm các ngân hàng sau:

–  Ngân hàng thương mại quốc doanh

–  Ngân hàng đầu tư phát triển

–  Ngân hàng thương mại cổ phần

–  Chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động ở Việt Nam

– Ngân hàng liên doanh giữa ngân hàng Việt Nam với ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam

–  Ngân hàng Nhà nước trung ương.

Phương thức giao dịch thị trường ngoại tệ liên hàng được quy định ở điều 11, cụ thể bao gồm các phương tiện như điện thoại, telex, fax hoặc qua mạng vi tính.

Đồng tiền giao dịch được quy định ở điều 6, bao gồm USD, DEM, GBP, FRF, JYP, HKD, VND. Hiện nay các đồng^âìi tiền DEM, FRF đựoc thay thế bằng đồng EUR

Các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ được quy định ở điều 9, cụ thể bao gồm hai loại:

-Nghiệp vụ giao ngay – SPOT

-Nghiệp vụ có kỳ hạn – FORWARD

Tỷ giá giao dịch được quy định ở điều 10. Nó được thực hiện trên cơ sở tỷ giá chính thức của Ngân hàng Nhà nước và biên độ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định. Trên cơ sở này các Giám đốc Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ giá mua, bán của Ngân hàng Nhà nước với các thành viên của thị trường ngoại tệ liên hàng.

Thời gian giao dịch mua, bán ngoại tệ tr ên thị trường ngoại tệ liên hàng được quy định ở điều 7, cụ thể là vào tất cả các ngày làm việc trong tuần theo biểu thời gian sáng từ 8h00 đến 11h00 và chiều từ 13h30 đến 15h30.

Trình tự giao dịch được quy định tại điều 12, cụ thể bắt đầu từ sự chào giá mua, bán một đơn vị ngoại tệ bằng VND, sau đó nêu số lượng ngoại tệ định mua, bán. Các thỏa thuận được ký kết dưới dạng hợp đồng. Giám đốc Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm trước Chủ tịch thị trường ngoại tệ liên hàng để điều hành trực tiếp thị trường. Mọi hình thức thanh toán đều thông qua phương thức chuyển khoản qua các tài khoản của các thành viên mở tại Ngân hàng Nhà nước hoặc tại Ngân hàng nước ngoài.

Thời gian thanh toán với nghiệp vụ giao ngay (xem điều 13) là 2 ngày kể làm việc kể từ ngày ký hợp đồng. Đối với nghiệp vụ có kỳ hạn thời gian thanh toán tính bằng thời hạn ghi trong hợp đồng cộng với 2 ngày làm việc của nghiệp vụ giao ngay. Nếu việc thanh toán bị chậm trễ thì bên thanh toán phải chịu phạt bằng ngoại tệ với mức 150% lãi suất LIBOR của ngoại tệ thanh toán trên số ngày chậm trả hoặc chịu phạt bằng tiền Việt Nam với mức 150% l ãi suất tiền vay của Ngân hàng Nhà nước trên số ngày trả chậm.

Điều 8 của quy chế quy định trong giai đoạn đầu ra đời thị trường ngoại tệ liên hàng, số lượng ngoại tệ giao dịch được quy định là 50,000 USD hoặc các ngoại tệ khác tương đương cho mỗi lần giao dịch và phải chẵn đến hàng chục nghìn USD hoặc tính tròn tương đương đối với ngoại tệ khác.

 

4. Đơn gia nhập thị trường ngoại tệ liên ngân hàng

Các đơn vị phải làm đơn gia nhập gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo mẫu quy định.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Ngày          tháng        năm

ĐƠN GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG NGOẠI TỆ LIÊN HÀNG

Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

(Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

Tên đơn vị: ……………………………………… 

Địa chỉ: …………………………………………… 

Điện thoại: ……………………………………… 

Telex: ……………………………………………… 

Telefax: …………………………………………… 

Tài khoản bằng ngoại tệ: ……………………… 

Mở tại ngân hàng: ……………………………… 

Số tài khoản: ……………………………………… 

Tài khoản bằng đồng Việt Nam: ………………… 

Mở tại ngân hàng: ………………………………… 

Số tài khoản: ………………………………………… 

Giấy phép kinh doanh ngoại tệ số …. ngày ……… 

Giấy phép mở tài khoản ở nước ngoài số ………  ngày … 

Xin được tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng với các cam kết sau:

–  Chấp hành mọi quy định trong bản quy chế tổ chức và hoạt động của thị trường ngoại tệ liên hàng cũng như Nội quy giao dịch của thị trường

–  Sau đây chúng tôi xin giới thiệu:

+ Cán bộ giao dịch tại thị trường: …………………… 

1-       Họ và tên ………………….. Chức vụ: ……… 

Chữ ký mẫu…………………………………………… 

2-  Họ và tên……………………… Chức vụ: ………… 

Chữ ký mẫu……………………………………………… 

+ Cán bộ có thẩm quyền ký xác nhận giao dịch:

1-       Họ và tên ……………….  Chức vụ: …………… 

Chữ ký mẫu ……………………………………………… 

2-  Họ và tên …………….. Chức vụ: …………………….

Chữ ký mẫu ……………………………………………… 

Đề nghị Ngân h àng Nhà nước Việt Nam cho chúng tôi được tham gia Thị trường ngoại tệ liên hàng.

Ngân hàng Tổng Giám đốc

(Ký tên, đóng dấu)

Việc ký kết hợp đồng mua bán ngoại tệ được thực hiện qua việc xác nhận giao dịch ngoại tệ bằng TELEX hoặc FAX theo mẫu thống nhất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định.

MẪU XÁC NHẬN GIAO DỊCH NGOẠI TỆ (BẰNG TELEX)

Ngân hàng gửi xác nhận giao dịch: ……………… 

Ngân hàng xác nhận giao dịch: …………………….

Mã khóa………………… cho số tiền ……………… 

Ngày ………………………………………………… 

Chúng tôi xác nhận bán cho Quý Ngân hàng/mua của Quý Ngân hàng

số tiền ………. USD với tỷ giá ……….. thành tiền ………….. Việt Nam

Chúng tôi sẽ chuyển trả vào tài khoản số …………… 

của Quý ngân hàng tại Ngân hàng …………………… 

Đềì nghị Quý ngân hàng chuyển số tiền ………. vào tài khoản của chúng tôi số ……… tại ngân hàng …………… 

chậm nhất vào ngày …………………………………… 

(Tên ngân hàng điện) …………………………………… 

(Chứ ký – nếu xác nhận bằng Fax.) ……………………

 

5. Thị trường liên ngân hàng có sự tham gia của những chủ thể nào?

Có hai chủ thể tham gia chủ yếu trên thị trường liên ngân hàng là các ngân hàng thương mại với sự điều hướng dựa trên những quy định được đề ra bởi ngân hàng trung ương. Ngân hàng thương mại là các tổ chức kinh doanh hàng hóa tiền tệ hoạt động thông qua các dịch vụ thường xuyên nhận ký gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả đúng thời hạn.

Ngân hàng trung ương là ngân hàng nhà nước– cơ quan đặc trách quản lý hệ thống tiền tệ của quốc gia và chịu trách nhiệm thi hành chính sách tiền tệ, quản lý tiền tệ cho Chính phủ và Chính phủ sẽ mở tài khoản giao dịch không lãi suất tại ngân hàng trung ương.

6. Đặc điểm của thị trường liên ngân hàng

– Chủ thể quan trọng và chủ yếu nhất trên thị trường liên ngân hàng là hệ thống các ngân hàng thương mại. Thông qua thị trường liên ngân hàng, các tổ chức tín dụng có thể huy động vốn và sử dụng nguồn vốn ngắn hạn một cách hiệu quả đảm bảo khả năng thanh toán và yêu cầu dự trữ của các ngân hàng thương mại nói riêng và các tổ chức tín dụng nói chung.

Giá trị giao dịch trên thị trường liên ngân hàng thường rất lớn, tại Việt Nam một giao dịch trên thị trường liên ngân hàng thường có giá trị từ một tỉ VND trở lên.

– Thông qua các giao dịch vốn ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất liên ngân hàng được hình thành và được coi là mức lãi suất chuẩn, thường được các tổ chức tín dụng dùng làm cơ sở khi tính toán lãi suất cho vay áp dụng đối với khách hàng và là cơ sở thực hiện các giao dịch liên quan đến lãi suất.

– Các giao dịch liên ngân hàng thường được thiết lập trên cơ sở thỏa thuận dưới nhiều hình thức như qua các mạng giao dịch điện tử (tại Việt Nam có thể là mạng điện tử của Ngân hàng nhà nước hoặc của các tổ chức cung ứng dịch vụ được cơ quan thẩm quyền cấp phép, chẳng hạn như mạng Vietcombank Money), qua điện thoại (có ghi âm lại) hay các hình thức khác.

– Việc thực hiện thanh toán các giao dịch thường được qui định phải thông qua hệ thống kiểm soát của Ngân hàng trung ương (tại Việt Nam các giao dịch liên ngân hàng bằng đồng Việt Nam phải thực hiện thông qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng), từ đó Ngân hàng trung ương có cơ sở đưa ra mức lãi suất bình quân liên ngân hàng dùng tham khảo cho cả thị trường.