Quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ?

Chào bạn! tôi là chủ một tổ hợp may gia đình. Cách đây tám tháng, tôi có làm ăn với một shop thời trang của người nước ngoài. chúng tôi chỉ làm ăn dựa trên uy tín, không có hóa đơn hợp pháp. Trong thời gian làm ăn, tôi chủ yếu giao dịch tiền mặt thông qua một người phiên dịch cho cô ấy. Cô ấy còn có một người em trai (là người yêu của cô phiên dịch).
Làm ăn được hai tháng thì người chủ shop đột ngột về nước, cô gái phiên dịch cũng đi lao động ở nước ngoài (tôi biết chuyện cô gái phiên dịch đi nước ngoài nhưng không biết chuyện người chủ shop về nước). Tôi vẫn giữ liên lạc với cô phiên dịch và hi vọng vẫn còn có thể tiếp tục làm ăn. Một thời gian ngắn sau, tôi không liên lạc được với cô gái phiên dịch nữa. Tôi tìm đến shop thì shop đóng cửa, hàng hóa vẫn ở bên trong. Người chủ cho thuê nhà nói người nước ngoài đó đã đi về nước và giao quyền trông coi lại cho một người bạn ở Việt Nam, mỗi tháng người bạn đó vẫn đóng tiền nhà đầy đủ. Tôi thật sự hoảng sợ bởi vì shop vẫn còn nợ của tôi 100 triệu đồng. Do làm ăn trên uy tín nên tôi không có giữ giấy nợ hay hóa đơn gì. Chủ yếu là nghe theo lời cô gái phiên dịch, nói chủ cô ấy thích, muốn đặt hàng, may xong tôi giao hàng và chủ cô ấy sai cô ấy mang tiền xuống xưởng trả cho tôi, gối đầu đợt này qua đợt khác.
Tôi bây giờ phải làm sao để đòi lại tiền của mình? Có thể kiện họ tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không? Nếu kiện thì kiện ai vì người chủ đó đã về nước và cô gái phiên dịch thì nói cô ta chỉ làm công, còn người trông coi thay thế thì nói không biết gì, chỉ giúp nhận và thanh toán tiền nhà mỗi tháng thôi. Tôi cần có những giấy tờ gì để khởi kiện?

Trả lời:

Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 (Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

g) (được bãi bỏ)

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) (được bãi bỏ)

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) (được bãi bỏ)

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Để có thể xác định trong trường hợp của bạn, có thể khởi kiện về tội này hay không, cần vào phải căn cứ vào những hành vi trên của người nước ngoài có dấu hiệu của tội phạm hay không. Cụ thể:

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin nhầm giao tài sản cho người phạm tội để chiếm đoạt tài sản đó

Trước hết về mặt khách quan:

Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:

Về hành vi: Có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản

– Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động … (ví dụ: kẻ phạm tội nói là mượn xe đi chợ nhưng sau khi lấy được xe đem bán lấy tiền tiêu xài không trả xe cho chủ sở hữu) và bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản

– Chiếm đoạt tài sản, được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình. Đặc điểm của việc chiếm đoạt này là nó gắn liền và có mối quan hệ nhân quả với hành vi dùng thủ đoạn gian dối.

Như vậy, có thể phân biệt với những trường hợp dùng thủ đoạn gian dối khác, chẳng hạn dùng thủ đoạn cân, đong, đo đếm gian dối nhằm ăn gian, bớt của khách hàng hoặc để bán hàng giả để thu lợi bất chính thì không cấu thành tội này mà cấu thành tội lừa dối khách hàng hoặc tội buôn bán hàng giả.

Lưu ý: thời điểm hoàn thành tội phạm này được xác định từ lúc kẻ phạm tội đã chiếm giữ được tài sản sau khi đã dùng thủ đoạn gian dối để làm cho người chủ sở hữu tài sản hoặc người quản lý tài sản bị mắc lừa giá tài sản cho kẻ phạm tội hoặc không nhận tài sản đáng lẽ phải nhận.

– Dấu hiệu bắt buộc của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. Nếu có hành vi gian dối mà không có hành vi chiếm đoạt (chỉ chiếm giữ hoặc sử dụng), thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người có hành vi gian dối trên bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm giữ trái phép hoặc tội sử dụng trái phép tài sản, hoặc đó chỉ là quan hệ dân sự.

– Trường hợp hành vi gian dối, hay hành vi chiếm đoạt cấu thành vào một tội danh độc lập khác, thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà chỉ bị truy cứu những tội danh tương ứng đó. Ví dụ, như hành vi gian dối làm tem giả, vé giả …( Điều 202 Bộ luật hình sự), hành vi gian dối trong cân đong đo đếm, tính gian, đánh tráo hàng ( Điều 198 Bộ luật hình sự), hành vi lừa đảo chiếm đoạt chất ma tuý (Điều 249 Bộ luật hình sự), hành vi buôn bán sản xuất hàng giả là lương thực thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 193); hành vi buôn bán sản xuất hàng giả là thức ăn chăn nuôi, phân bón thuốc thú y, bảo vệ thực vật, giống cây trồng vật nuôi (Điều 195 Bộ luật hình sự) đều có dấu hiệu gian dối.

Dấu hiệu khác:

Về giá trị tài sản chiếm đoạt: Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ hai triệu đồng trở lên

Nếu dưới hai triệu đồng thì phải thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bi kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì người thực hiện hành vi nêu trên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

Thứ hai về khách thể:

Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.

Thứ ba về mặt chủ quan:

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Theo như thông tin mà bạn cung cấp, thì bạn và người nước ngoài này đã làm việc với nhau được hai tháng. Nếu căn cứ về mặt ý chí của tội phạm:

Trường hợp 1, nếu người nước ngoài này trước khi thực hiện hành vi lừa đảo thì đã nãy sinh ý định chiếm đoạt tài sản của bạn, trong trường hợp này, bạn nên kiện người này về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vì họ chỉ muốn thực hiện việc làm ăn với bạn để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của bạn, cụ thể trong trường họp này là 100 triệu đồng mà người đó đã nhận từ bạn mà chưa trả lại đã đi ra nước ngoài.

Trường hợp 2, giữa bạn và người này thực hiện việc mua bán với nhau ban đầu trên cơ sở tự nguyện từ hai phía, người nước ngoài không có ý định chiếm đoạt tài sản của bạn mà chỉ muốn làm ăn với bạn bình thường. Nhưng sau thời gian làm ăn, khoảng 2 tháng, người này vì một số lí do nào đó (thiếu tiền, nợ nần, làm ăn thua lỗ,…) đã nãy sinh ý định chiếm đoạt tài sản của bạn, nhận 100 triệu từ bạn rồi đi sang nước ngoài, không liên lạc được. Trong trường hợp này, hành vi của người nước ngoài này sẽ cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Căn cứ vào phân tích trên, bạn có thể khởi kiện người nước ngoài này về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tùy thuộc vào từng trường hợp.

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tổ chức ?

Xin chào Luật LVN Group, Tôi hiện là sinh viên đang theo học trên địa bàn Hà Nội. Hồi tháng 11/2015, tôi có tham gia 1 lớp học kỹ năng mềm do bên IED tổ chức. Sau lớp học này, bên IED triển khai chương trình đào tạo Coaching_ trợ giảng lớp tiếng anh, cùng với tôi có hơn 20 bạn đăng ký tham gia chương trình này.
Theo thỏa thuận bằng hợp đồng với công ty chúng tôi cần đặt cọc 2,5 triệu đồng/người, số tiền này sẽ được trả lại sau khi quá trình đào tạo kết thúc ( khoảng 3-4,5 tháng)và không được trả lại nếu tự ý bỏ đào tạo. Từ tháng 11/2015 – hết 1/2016, chúng tôi được dạy 1 khóa học tiếng anh cơ bản. Và đến tận giữa tháng 3/2016 ( chúng tôi nghỉ từ dịp Tết Nguyên đán đến tận giữa tháng 3) chúng tôi yêu cầu gặp người phụ trách bên IED để trao đổi về chương trình kế tiếp. Bên IED cho rằng khóa học vừa rồi chưa đạt yêu cầu, và chưa đúng phương pháp Crazy như thỏa thuận, bên này hứa hẹn đến cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4 sẽ có lớp học với phương pháp Crazy ghi trên hợp đồng. Có 1 số bạn muốn hủy hợp đồng, song bên IED thuyết phục các bạn chờ khóa học tiếp theo rồi hãy ra quyết định. Tuy nhiên, đến tận tháng 5/2016 bên IED vẫn không có động tĩnh gì là muốn mở lớp học này cả. Nhóm chúng tôi liên hệ với người phụ trách bên đó để hẹn gặp thì câu trả lời là “Để anh sắp xếp lịch rồi báo cho các em”, “Bây giờ văn phòng đang sửa chữa, không có địa điểm gặp mặt”, “Anh bây giờ đi công tác, không có ở hà nội”… Những câu trả lời với hàm ý không muốn gặp mặt. Chúng tôi nhận thấy bên IED có những dấu hiệu muốn chiếm đoạt tài sản là khoản tiền đặt cọc 2,5 triệu đồng/ người lúc ban đầu của chúng tôi.
Tôi muốn hỏi Luật LVN Group, trong trường hợp này chúng tôi có thể xử lý như thế nào? Chúng tôi muốn tố cáo công ty tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tổ chức có được không ? Tố cáo với cơ quan nào (Công ty trước ở Nguyễn Trãi sau chuyển sang Trường Chinh)? Sau bao lâu thì chúng tôi có câu trả lời? Chúng tôi có thể lấy lại số tiền của mình bằng cách nào?
Mong Luật LVN Group tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 (đã nêu ở trên)

Theo đó người phụ trách công ty đã sử dụng thủ đoạn gian dối ( làm sai theo nội dung như hợp đồng của khóa học ) và chiếm đoạt tài sản từ 2,5 triệu mỗi người của khóa học. Còn hành vi này có phải có tổ chức hay không thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố bởi sự kết hợp và tham gia của các thành viên khác như thế nào.

Bạn có thể trực tiếp đến cơ quan công an nơi gần nhất để tố giác, bạn có thể tố giác bằng biệng hoặc bằng văn bản.

Vậy, nếu cơ quan công an không thực hiện đúng thủ tục tố tụng hình sự, bạn có thể gửi đơn khiếu nại đến thủ trường của đơn vị đó.

Cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ?

Thưa Luật sư của LVN Group, Khoảng 6h30 ngày 29 tháng 9 năm 2106. E có nhận được thông báo trúng thưởng trên mạng xã hội Zalo, và có 1 đường link dẫn e tới website đăng nhập thông, khi e nhập đầy đủ thông tin thì trang website yêu cầu e nộp 3.000.000 đồng để hoàn tất hồ sơ nhận thưởng, và e cũng đã nộp 3.000.000 đồng bằng hình thức số seri và mã thẻ cào điện thoại là 6 thẻ cào mệnh giá 500.000 đồng. Nhưng e không biết chính thức là mình nộp số tiền đó vào tài khoản của ai mà e chỉ nộp trên website chỉ dẫn. E có lưu lại những thông tin địa chỉ được ghi trên website và có chụp hình quá trình e nộp tiền. E cũng có gi âm lại cuộc nói chuyện qua điện thoại giữa e và người tự xưng quản lý website đó. Cho e hỏi e có thể làm đơn khởi tố và lấy lại được số tiền đó không ạ ?

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) có quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, theo đó Điều 174 có quy định:

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ96.

Theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 7 Thông tư 24/2014/TT-BTTTT thì:

“4. Vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng chỉ được sử dụng trong phạm vi trò chơi điện tử và theo đúng mục đích mà doanh nghiệp đã báo cáo. Vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng không phải là tài sản, không có giá trị quy đổi ngược lại thành tiền, thẻ thanh toán, phiếu thưởng hoặc các hiện vật có giá trị giao dịch bên ngoài trò chơi điện tử.

5. Không mua, bán vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng giữa những người chơi với nhau”.

Như vậy, theo như thông tin bạn cung cấp, thì có thể thấy đối tượng của giao dịch là “nick game” đây không được coi là tài sản, đồng thời cũng bị pháp luật cấm mua, bán.

Do đó, để bảo vệ quyền và lợi ích của mình, bạn có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch này vô hiệu, và giải quyết quyền lợi áp dụng theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015:

Điều 123. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội

Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.

Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.

Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.

Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

Vậy, trong trường hợp của bạn , bạn có thể gửi yêu cầu khởi tố vụ án kèm theo các bằng chứng khác gửi đén cơ qun công an có thẩm quyền để được giải quyết vụ việc này .

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật hình sự về tội lừa đảo trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: 1900.0191 để được giải đáp. Trân trọng./.

Trân trọng ./.

Bộ phận tư vấn luật hình sự – Công ty luật LVN Group