1. Quy định về xử phạt vi phạm về giấy phép xây dựng ?

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Việc xây dựng mà không xin giấy phép thì có bị xử phạt không? Mức phạt tiền hiện nay là bao nhiêu? Cảm ơn Luật sư của LVN Group!

Trả lời:

1. Xây dựng mà không xin phép thì có bị xử phạt.

+ Căn cứ theo Khoản 2 Điều 89 Luật xây dựng 2014 quy định các trường hợp không phải xin cấp phép xây dựng bao gồm:

– Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;

– Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;

– Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;

– Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;

– Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;

– Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

– Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;

– Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;

– Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;

– Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;

– Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, đ và i khoản này có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ.

Đối với trường hợp xây dựng công trình thuộc trường hợp phải xin cấp phép mà khi xây dựng mà không xin phép thì bị xử phạt như sau:

Căn cứ Theo Khoản 5 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đấu tư xây dựng; khia thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở.

“5. Phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại điểm b điểm c khoản này;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị.

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.”

Quý khách hàng có thể dựa vào nội dung tư vấn trên để trả lời câu hỏi của mình. Luật LVN Group xin trả lời câu hỏi có tính chất riêng biệt, bạn có thể tham khảo một số văn bản pháp lý điều chỉnh trực tiếp vấn đề trên:

Luật xây dựng 2014

Thông tư 02/2014/TT-BXD quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành nghị định 121/2013/NĐ-CP

Công văn 2316/BXD-TTr 2014

2. Giải đáp quy định pháp luật về cấp giấy phép xây dựng ?

Thưa Luật sư của LVN Group, Xin hỏi: Muốn có giấy phép xây dựng khi xây nhà phải: 1. Tự đi xin Giấy phép xây dựng hoặc 2. Thông qua dịch vụ xin giấy phép xây dựng. Hai cách thức xin giấy phép xây dựng nêu trên có sự khác nhau như thế nào? Nên chọn cách nào là hay nhất?

Giải đáp quy định pháp luật về cấp giấy phép xây dựng ?

Luật sư tư vấn hoạt động xin cấp giấy phép xây dựng, gọi số: 1900.0191

 

Trả lời:

​Hơn 85% hộ dân sống ở các thành phố xây dựng không phép, đây là một thực trạng hết sức báo động. Vậy hoạt động xin cấp phép xây dựng được pháp luật quy định như thế nào ? Tại sao việc cấp phép lại khó đến vậy ? Luật LVN Group giải đáp một số trường hợp cụ thể để Quý khách hàng tham khảo:
Trong trường hợp xin cấp phép xây dựng bạn có thể:
– Thứ nhất. tự mình đi xin giấy phép xây dựng.
– Thứ hai: Sử dụng dịch vụ xin phép xây dựng.
Bạn có thể Ủy quyền cho văn phòng nơi có khả năng xin cấp giấy phép xây dựng cho mình. Văn bản ủy quyền này phải được lập thành văn bản và được công chứng, chứng thực tại văn phòng công chứng hoặc ủy bạn nhân dân.
Với dịch vụ cấp phép xây dựng, bạn không cần mất thời gian tìm hiểu, hay công sức, chi phí đi lại để nộp hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng nhiều lần mà không được thông qua vì tiếu giấy tờ. Chỉ cần liên hệ, văn phòng đó sẽ giuwsp bjan hoàn chỉnh hồ sơ đầy đủ nhất. Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng mới có rất nhiều vấn đề chuyên sâu về thiết kế về công trình và đảm bảo về phòng cháy,đảm bảo các công trình liền kề:
Hồ sơ gồm có:
  1. Đơn đề nghị cấp phép xây dựng theo mẫu;
  2. Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
  3. Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính 02 bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, mỗi bộ gồm:
  • Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/50-1/500 kèm theo sơ đồ định vị công trình.
  • Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình tỷ lệ 1/50-1/200.
  • Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/50-1/200 và các mặt cắt móng tỷ lệ 1/50 kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin tỷ lệ 1/50-1/200.
  • Trường hợp thiết kế xây dựng của công trình đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định, các bản vẽ thiết kế là bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp các bản vẽ thiết kế xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định.
  • Đối với công trình xây chen có tầng hầm, ngoài các tài liệu quy định trên, hồ sơ còn phải bổ sung bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuân biện pháp thi công móng của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận.
  • Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết của chủ đầu tư bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.
Tất cả hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng hợp pháp, những yêu cầu đầy đủ, chi tiết, tỉ mỉ và khoa học được những chuyên gia cung cấp nhanh chóng, tiện lợi, chính xác, tiết kiệm được nhiều chi phí, thời gian, công sức.
Sử dụng dịch vụ này bạn chỉ cần chuẩn bị Giấy chứng nhân quyền sử dụng đất, chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân photo công chứng.
Tùy thuộc vào diện tích và công trình xây dựng như thế nào thì mức giá được quy định là khác nhau. Bạn có thể tìm hiểu và so sánh mức giá cung cấp dịch vụ xin cấp phép xây dựng ở nhiều văn phòng khác nhau để đưa ra được lựa chọn phù hợp nhất.
 

Xin chào. Tôi đã có một ngôi nhà được cấp sổ đỏ và năm 2000 tôi đã mua một ngôi nhà khác đã được cấp giấy phép xây dựng vào năm 1987 đến nay tôi chưa làm sổ đỏ. Vậy tôi muốn làm sổ đỏ thì có phải đóng tiền không ?

Căn cứ vào điểm a Khoản 1 Điều 6 Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền sử dụng đất, đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 135/2016/NĐ-CP và Nghị định 123/2017/NĐ-CP quy định về thu tiền sử dụng đất khi công nhận quyền sử dụng đất. ” Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có nhà ở, công trình xây dựng khác trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 tại thời điểm sử dụng đất không có một trong các hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì:

+ Đối với diện tích đất ở đang sử dụng trong hạn mức công nhận đất ở cho mỗi hộ gia đình, cá nhân thì không phải nộp tiền sử dụng đất.

+ Đối với diện tích đất ở vượt vượt hạn mức công nhận đất ở (nếu có)thì nộp tiền sử dụng đất bằng 50% tiền sử dụng đất theo giá đất quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (tùy thuộc vào từng địa phương mà mức thu tiền sử dụng đất này là khác nhau).

– Đối với trường hợp được miễm sử dụng đất bao gồm (Điều 11 Nghị định 45/2014):

1. Miễn tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở khi sử dụng đất để thực hiện chính sách nhà ở, đất ở đối với người có công với cách mạng thuộc đối tượng được miễn tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về người có công; hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo; sử dụng đất để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở; nhà ở cho người phải di dời do thiên tai.

Việc xác định hộ nghèo theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; việc xác định hộ gia đình hoặc cá nhân là đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định của Chính phủ.

2. Miễn tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở khi cấp Giấy chứng nhận lần đầu đối với đất do chuyển mục đích sử dụng từ đất không phải là đất ở sang đất ở do tách hộ đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi theo Danh mục các xã đặc biệt khó khăn do Thủ tướng Chính phủ quy định.

3. Miễn tiền sử dụng đất đối với diện tích đất được giao trong hạn mức giao đất ở cho các hộ dân làng chài, dân sống trên sông nước, đầm phá di chuyển đến định cư tại các khu, điểm tái định cư theo quy hoạch, kế hoạch và dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Miễn tiền sử dụng đất đối với phần diện tích đất được giao trong hạn mức giao đất ở để bố trí tái định cư hoặc giao cho các hộ gia đình, cá nhân trong các cụm, tuyến dân cư vùng ngập lũ theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

5. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc miễn tiền sử dụng đất đối với các trường hợp khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính trình trên cơ sở đề xuất của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

– Đối với trường hợp được giảm tiền sử dụng đất (Điều 12 Nghị định 45/2014/NĐ-CP) bao gồm:

1. Giảm 50% tiền sử dụng đất trong hạn mức đất ở đối với hộ gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo tại các địa bàn không thuộc phạm vi quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định này khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất; công nhận (cấp Giấy chứng nhận) quyền sử dụng đất lần đầu đối với đất đang sử dụng hoặc khi được chuyển mục đích sử dụng từ đất không phải là đất ở sang đất ở.

Việc xác định hộ nghèo theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; việc xác định hộ gia đình hoặc cá nhân là đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định của Chính phủ.

2. Giảm tiền sử dụng đất đối với đất ở trong hạn mức giao đất ở (bao gồm giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận cho người đang sử dụng đất) đối với người có công với cách mạng mà thuộc diện được giảm tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về người có công.

3. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc giảm tiền sử dụng đất đối với các trường hợp khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính trình trên cơ sở đề xuất của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Như vậy trong trường hợp của bạn thuộc trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất khi xin cấp giấy chứng nhân quyền sử dụng đất. Tuy nhiên căn cứ vào các trường hợp mà nhà nước quy định là miễm hay giảm tiền sử dụng đất để áp dụng vào trường hợp của mình.

Thưa Luật sư: Hiện tôi đang công tác tại cơ quan cấp xã. Trên địa bàn tôi hiện nay nhà ở riêng lẻ đô thị, các hộ dân xây dựng nhà ở nhưng không xin giấy phép xây dựng của cơ quan cấp huyện, họ tự ý xây dựng. Như vậy hành vi này sẽ bị xử lý như thế nào? xin chân thành cảm ơn

 

Căn cứ Theo Khoản 5 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đấu tư xây dựng; khia thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở.

“5. Phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại điểm b điểm c khoản này;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị.

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yeeuu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.”

 

Thưa Luật sư của LVN Group, Tôi có 1 miếng đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tôi xây nhà trên miếng đất đó. Tôi có bị phạt không và phạt bao nhiêu? Và khi xây tôi có cần xin giấy phép xây dựng không? Tôi ở nông thôn!

Trong trường hợp này bạn nên đi xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rồi mới tiến hành xây nhà. Do đất chưa đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà bạn đã xây nhà thì thực tế ở nông thôn vẫn tiến hành xây nhà được nhưng khi xây nhà xong sẽ tiến hành thủ tục hoàn công thì sẽ không làm được.

Trong luật xây dựng năm 2014 có quy định về các trường hợp miễn giấy phép xây dựng đối với công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;

Như vậy, trong trường hợp của bạn không cần phải xin cấp phép xây dựng và cũng không bị phạt về hành vi này. Tuy nhiên để đảm bảo về tính pháp lý đối với diện tích đất mà bạn đang ở thì nên đi xian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi có đủ điều kiện cấp giấy.

Xin chào văn phòng Luật sư của LVN Group! Tôi có một câu hỏi xin các bạn giúp giải đáp: Hiện nay tôi có nhu cầu muốn mua căn hộ chung cư, tôi xin hỏi trong hợp đồng mua căn hộ thì bên chủ đầu tư cần những căn cứ pháp lý nào để thể hiện là dự án “yên tâm”? Giấy phép xây dựng? Quyết định phê duyệt dự án?…. Mong các bạn giải đáp giúp tôi! Xin cảm ơn!

Do bạn không nêu rõ căn hộ chung cư mà mình định mua đã được xây dựng hay chưa nên:

TH1: Nếu căn hộ chung cư là nhà ở hình thành trong tương lai thì:

Căn cứ khoản 4 Điều 3 Luật kinh doanh bất động sản năm 2014:

“4. Nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai là nhà, công trình xây dựng đang trong quá trình xây dựng và chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng.”

Căn cứ Điều 55 Luật kinh doanh bất động sản năm 2014:

“Điều 55. Điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh

1. Có giấy tờ về quyền sử dụng đất, hồ sơ dự án, thiết kế bản vẽ thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải có Giấy phép xây dựng, giấy tờ về nghiệm thu việc hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ dự án; trường hợp là nhà chung cư, tòa nhà hỗn hợp có mục đích để ở hình thành trong tương lai thì phải có biên bản nghiệm thu đã hoàn thành xong phần móng của tòa nhà đó.

2. Trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai, chủ đầu tư phải có văn bản thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh về việc nhà ở đủ điều kiện được bán, cho thuê mua.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho chủ đầu tư về nhà ở đủ điều kiện được bán, cho thuê mua; trường hợp không đủ điều kiện phải nêu rõ lý do.”

Như vậy để xác định căn hộ chung cư của bạn là nhà ở hình thành trong tương lai thì phải có giấy tờ về quyền sử dụng đất, hồ sơ dự án, thiết kế bản vẽ thi công được cấp có thẩm quyền phê duyệt, giấy phép xây dựng,..

TH2:Nếu căn hộ chung cư không phải là nhà ở hình thành trong tương lai thì điều kiện cần đáp ứng căn cứ:

Căn cứ khoản 1 Điều 9 Luật kinh doanh bất động sản năm 2014:

“Điều 9. Điều kiện của bất động sản đưa vào kinh doanh

1. Nhà, công trình xây dựng đưa vào kinh doanh phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có đăng ký quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất trong giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất. Đối với nhà, công trình xây dựng có sẵn trong dự án đầu tư kinh doanh bất động sản thì chỉ cần có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

b) Không có tranh chấp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất;

c) Không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.”

Thưa Luật sư của LVN Group, Đất nhà em ở bình dương, gần làng đại học, đất đã có sổ hồng và thổ cư, giờ nhà em xây trên đất 1 căn phòng nhỏ, tổng diện tích tầm 15m2 nhưng phường nói không đủ diện tích để xin giấy phép xây dựng, giờ em phải làm sao ? Cảm ơn!

Căn cứ Điều 12 Nghị định 64/2012/NĐ-CP:

“Điều 12. Xử lý công trình xây dựng không có Giấy phép xây dựng

1. Những công trình xây dựng theo quy định phải có Giấy phép xây dựng, khi xây dựng không có Giấy phép xây dựng, trừ những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này phải bị xử lý như sau:

a) Lập biên bản ngừng thi công xây dựng, yêu cầu chủ đầu tư tự phá dỡ công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đô thị;

b) Trường hợp chủ đầu tư không ngừng thi công xây dựng phải bị đình chỉ thi công xây dựng, buộc phá dỡ công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đô thị; đồng thời, áp dụng các biện pháp ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước và các dịch vụ khác liên quan đến xây dựng công trình; cấm các phương tiện vận tải chuyên chở vật tư, vật liệu, công nhân vào thi công xây dựng;

c) Cưỡng chế phá dỡ nếu chủ đầu tư không thực hiện quyết định đình chỉ thi công xây dựng. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về toàn bộ chi phí lập phương án phá dỡ (nếu có) và chi phí tổ chức cưỡng chế phá dỡ.

2. Đối với những công trình xây dựng không có Giấy phép xây dựng nhưng đủ điều kiện để cấp Giấy phép xây dựng theo quy định thì xử lý như sau:

a) Những công trình xây dựng phải bị lập biên bản ngừng thi công xây dựng, yêu cầu chủ đầu tư làm thủ tục xin cấp Giấy phép xây dựng gồm: công trình xây dựng phù hợp vị trí quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng trên đất ở có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà, phù hợp quy hoạch xây dựng; xây dựng mới trên nền nhà cũ hoặc cải tạo nhà đang ở phù hợp quy hoạch xây dựng; công trình xây dựng trên đất có đủ điều kiện về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai;

b) Trường hợp chủ đầu tư không ngừng thi công xây dựng, công trình phải bị đình chỉ thi công xây dựng, buộc xin cấp Giấy phép xây dựng, đồng thời áp dụng các biện pháp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

Trong thời hạn tối đa 60 ngày, kể từ ngày có quyết định đình chỉ thi công xây dựng, chủ đầu tư không xuất trình Giấy phép xây dựng do cơ quan có thẩm quyền cấp thì bị cưỡng chế phá dỡ;

c) Sau khi được cấp Giấy phép xây dựng, nếu công trình đã xây dựng sai nội dung Giấy phép xây dựng thì chủ đầu tư phải tự phá dỡ phần sai nội dung Giấy phép xây dựng. Sau khi tự phá dỡ công trình sai nội dung Giấy phép xây dựng, chủ đầu tư mới được tiếp tục thi công xây dựng.

Trường hợp chủ đầu tư không tự phá dỡ phần sai nội dung Giấy phép xây dựng được cấp thì phải bị cưỡng chế phá dỡ theo quy định tại Điều 24 Nghị định này và phải chịu trách nhiệm về toàn bộ chi phí tổ chức cưỡng chế phá dỡ;

d) Trường hợp chủ đầu tư bị từ chối cấp Giấy phép xây dựng hoặc không có Giấy phép xây dựng sau thời hạn quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì chủ đầu tư phải tự phá dỡ công trình vi phạm, nếu chủ đầu tư không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế phá dỡ và phải chịu trách nhiệm về toàn bộ chi phí tổ chức cưỡng chế phá dỡ”

Như vậy theo quy định trên thì việc bạn xây dưng mà không có giấy phép thì bị xử lý theo quy định nêu trên.Nên nếu bạn thuộc trường hợp phải xin giấy phép thì bạn phải thực hiện thủ tuc xin giấy phép xây dựng

Chào Luật sư của LVN Group! Hiện nay gia đình tôi có dự định xây nhà mới trên một miếng đất sẵn có. Đất rộng khoảng 120 m2, nằm ở trong ngõ. Tuy nhiên đất nhà tôi không có sổ đỏ, chỉ có giấy tờ đóng thuế hàng năm. Vậy tôi muốn xin giấy phép xây dựng nhà thì cần những thủ tục như nào và chi phí ra sao? Mong Luật sư của LVN Group tư vấn cho tôi. ( nhà tôi dự định xây 2 tầng, đất ko có tranh chấp gì với hàng xóm) Cảm ơn Luật sư của LVN Group.

Thứ nhất bạn cần đi làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

Hồ sơ bảo gồm:

– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, theo mẫu 04/ĐK.

– Một trong các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai và Điều 18 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

– Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễm giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất.

Trong thời hạn thực hiện thủ tục này không quá 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ.

Căn cứ khoản 16 Điều 3 Luật đất đai năm 2013:

“16. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”

Như vậy với quy định nêu trên thì bạn cần có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất để thực hiện thủ tục cấp giấy phép xây dựng. Hồ sơ thực hiện theo Điều 95 Luật xây dựng năm 2014.

Sau khi có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì mới có thể xin cấp phép xây dựng nhà ở

“Điều 95. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới

1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới đối với nhà ở riêng lẻ gồm:

a) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;

b) Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

c) Bản vẽ thiết kế xây dựng;

d) Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối vớicông trình liền kề.

2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến gồm:

a) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;

b) Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

c) Bản sao quyết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư;

d) Bản vẽ thiết kế xây dựng;

đ) Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng, kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế.

3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với xây dựng công trình theo tuyến gồm:

a) Các tài liệu quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 2 Điều này;

b) Văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sự phù hợp với vị trí và phương án tuyến;

c) Quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai.”

 

Về mức phí: Căn cứ điểm b.4 khoản 2 Điều 3 Thông tư 02/2014/TT-BTC:

“b.4. Lệ phí cấp giấy phép xây dựng

– Lệ phí cấp giấy phép xây dựng là khoản thu vào người xin cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật.

– Mức thu tối đa đối với từng loại đối tượng, như sau:

+ Cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ của nhân dân (thuộc đối tượng phải có giấy phép): Không quá 75.000 đồng/1 giấy phép;

+ Cấp phép xây dựng các công trình khác: Không quá 150.000 đồng/1 giấy phép.

+ Trường hợp gia hạn giấy phép xây dựng: Không quá 15.000 đồng/1 giấy phép.”

Thưa Luật sư của LVN Group tôi có một mảnh đất rộng khoảng 1000m2 chưa có sổ đỏ, nay tôi muốn xây một ngôi nhà rộng khoảng 135m2 số còn lại tôi trồng cây ăn quả. Xin hỏi Luật sư của LVN Group là tôi muốn xây nhà mà không cần đến những giấy tờ như giấy phép xây dựng và sổ đỏ có được không?

Căn cư khoản 1, 2 Diều 89 Luật xây dựng năm 2014:

“Điều 89. Đối tượng và các loại giấy phép xây dựng

1. Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Công trình được miễn giấy phép xây dựng gồm:

a) Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;

b) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;

c) Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;

d) Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;

đ) Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;

e) Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

g) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;

h) Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;

i) Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;

k) Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;

l) Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, đ và i khoản này có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ.”

Như vậy trong trường hợp này thì bạn cần thực hiện thủ tục xin giấy phép xây dựng nếu việc xây dựng trên không thuộc trường hợp được miễn giấy phép xây dựng.

 

Thưa Luật sư của LVN Group, Nếu bên mình là sàn phân phối mà muốn đăng quảng cáo trên mạng faccebook, báo mạng mà công ty bên công trình chưa có giấy phép xây dựng về phần móng, thì có được quyền đăng quảng cáo không? Pháp luật có những quy định gì về hình thức quảng cáo này, xin hãy gửi thông tin qua email để nắm thông tin rõ ràng hơn. Cảm ơn!

Căn cứ Điều 20 Luật quảng cáo năm 2012:

“Điều 20. Điều kiện quảng cáo

1. Quảng cáo về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2. Quảng cáo cho các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải có các tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.

3. Quảng cáo tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản.

4. Quảng cáo cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

a) Quảng cáo thuốc được phép quảng cáo theo quy định của pháp luật về y tế; phải có giấy phép lưu hành tại Việt Nam đang còn hiệu lực và tờ hướng dẫn sử dụng do Bộ Y tế phê duyệt;

b) Quảng cáo mỹ phẩm phải có phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của pháp luật về y tế;

c) Quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tếphải có giấy chứng nhận đăng ký lưu hành do Bộ Y tế cấp;

d) Quảng cáo sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ không thuộc quy định tại khoản 4 Điều 7 của Luật này phải có giấy chứng nhận tiêu chuẩn, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm dinh dưỡng sản xuất trong nước; đối với sản phẩm dinh dưỡng nhập khẩu thì phải có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm của cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất và giấy phép lưu hành;

đ) Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải có giấy chứng nhận đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc danh mục phải đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc giấy tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc danh mục phải công bố tiêu chuẩn;

e) Quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phải có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn hành nghề do ngành y tế cấp theo quy định của pháp luật;

g) Quảng cáo trang thiết bị y tế phải có giấy phép lưu hành đối với thiết bị y tế sản xuất trong nước hoặc giấy phép nhập khẩu đối với thiết bị y tế nhập khẩu;

h) Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, vật tư bảo vệ thực vật phải có giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật. Quảng cáo sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật phải có giấy phép kiểm dịch thực vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp;

i) Quảng cáo thuốc thú y, vật tư thú y phải có giấy phép lưu hành sản phẩm và bản tóm tắt đặc tính của sản phẩm;

k) Quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi phải có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm hoặc văn bản tự công bố chất lượng sản phẩm.

5. Chính phủ quy định điều kiện quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt khác khi có phát sinh trên thực tế.”

Như vậy, theo quy định trên thì tùy mỗi loại sản phẩm, hàng hóa dịch vụ mà bạn quảng cáo là gì mà phải đáp ứng các điều kiện nêu trên.

3. Điều kiện, thẩm quyền cấp giấy phép điều chỉnh, gia hạn, cấp lại Giấy phép xây dựng mới cập nhật

Xin chào công ty Luật LVN Group, công ty cho tôi hỏi vấn đề sau: Theo quy định của pháp luật hiện hành thì điều kiện, cũng như thẩm quyền được cấp Giấy phép điều chỉnh, gia hạn và cấp lại Giấy phép xây dựng do ai cấp?
 
Tôi đang có dự định xây dựng nhà nhưng còn đang vướng mắc, mong quý công ty hỗ trợ giúp tôi, xin cảm ơn!

Điều kiện, thẩm quyền cấp giấy phép điều chỉnh, gia hạn, cấp lại Giấy phép xây dựng mới cập nhật

 

Luật sư tư vấn:

Về điều kiện đăng ký điều chỉnh, gia hạn, cấp lại Giấy phép xây dựng:

Căn cứ theo quy định tại các Điều 98, Điều 99 và Điều 100 Luật Xây dựng năm 2014 có quy định: Chủ đầu tư thực hiện việc điều chỉnh giấy phép xây dựng trong các trường hợp sau:

– Thay đổi hình thức kiến trúc mặt ngoài của công trình đối với công trình trong đô thị thuộc khu vực có yêu cầu về quản lý kiến trúc;

– Thay đổi một trong các yếu tố về vị trí, diện tích xây dựng; quy mô, chiều cao, số tầng của công trình và các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính;

– Khi điều chỉnh thiết kế bên trong công trình làm thay đổi công năng sử dụng làm ảnh hưởng đến an toàn, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.

Chủ đầu tư thực hiện việc gia hạn giấy phép xây dựng khi: Trước thời điểm giấy phép xây dựng hết hiệu lực khởi công xây dựng, nếu công trình chưa được khởi công thì chủ đầu tư phải đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng. Mỗi giấy phép xây dựng chỉ được gia hạn tối đa 02 lần. Thời gian gia hạn mỗi lần là 12 tháng. Khi hết thời gian gia hạn giấy phép xây dựng mà chưa khởi công xây dựng thì chủ đầu tư phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới.

Chủ đầu tư thực hiện cấp lại Giấy phép xây dựng khi Giấy phép xây dựng được cấp lại trong trường hợp bị rách, nát hoặc bị mất.

 

Về thẩm quyền cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại giấy phép xây dựng:

– Bộ Xây dựng cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp đặc biệt;

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp cho Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng cấp I, cấp II; công trình tôn giáo, công trình di tích lịch sử – văn hóa, công trình tượng đài, tranh hoành tráng đã được xếp hạng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý; những công trình trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; công trình thuộc dự án và các công trình khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp;

– Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng các công trình còn lại và nhà ở riêng lẻ ở đô thị, bao gồm cả nhà ở riêng lẻ trong khu vực đã được Nhà nước công nhận bảo tồn thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, trừ các đối tượng do Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp;

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể phân cấp cho Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; Ban quản lý các khu đô thị cấp giấy phép xây dựng cho các công trình thuộc phạm vi quản lý của các cơ quan này, trừ các công trình Bộ Xây dựng cấp phép.

Bạn có thể tham khảo mẫu Đơn đề nghị điều chỉnh, gia hạn, cấp lại Giấy phép xây dựng dưới đây:

PHỤ LỤC SỐ 2

(Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 06 năm 2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về cấp Giấy phép xây dựng ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐIỀU CHỈNH/GIA HẠN/CẤP LẠI GIẤY PHÉP XÂY DỰNG

(Sử dụng cho: Công trình/Nhà ở riêng lẻ)

Kính gửi: ………………………………….

1. Tên chủ đầu tư (Chủ hộ): …………………………………………………………………

– Người đại diện: ………………………………… Chức vụ: ……………………………….

– Địa chỉ liên hệ: ……………………………………………………………………………….

– Số nhà: ……………………… Đường (phố) ………………. Phường (xã) ………………

– Quận (huyện) ………………………………………. Tỉnh, thành phố: ……………………

– Số điện thoại: ………………………………………………………………………………….

2. Địa Điểm xây dựng: …………………………………………………………………………

– Lô đất số: ……………………………………………. Diện tích ………………………..m2.

– Tại: ………………………………………………………. Đường: ………………………….

– Phường (xã) …………………………………………. Quận (huyện) ………………………

– Tỉnh, thành phố: ……………………………………………………………………………….

3. Giấy phép xây dựng đã được cấp: (s, ngày, cơ quan cấp)

Nội dung Giấy phép:

4. Nội dung đề nghị Điều chỉnh so với Giấy phép đã được cấp (hoặc lý do đề nghị gia hạn/cấp lại):

5. Đơn vị hoặc người chủ nhiệm thiết kế: ………………………………………….

– Tên đơn vị thiết kế: ……………………………………………………

– Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng (nếu có): Số ……………. Cấp ngày ……………

– Tên chủ nhiệm thiết kế: …………………………………………..

– Chứng chỉ hành nghề cá nhân số: ………….do …………… Cấp ngày: ……………………

– Địa chỉ: ……………………………………………………………………………….

– Điện thoại: ……………………………………………………………………….

– Giấy phép hành nghề số (nếu có): ……………….. cấp ngày ………………………….

6. Dự kiến thời gian hoàn thành công trình theo thiết kế Điều chỉnh/gia hạn: ……. tháng.

7. Cam kết: Tôi xin cam đoan làm theo đúng giấy phép Điều chỉnh được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Gửi kèm theo Đơn này các tài liệu:

1 –

2 –

 

………. ngày……tháng ….. năm ……
Người làm đơn/Đại diện chủ đầu tư
Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có)

 

 

4. Hồ sơ xin Giấy phép xây dựng mới đối với từng loại công trình

Trong quá trình tư vấn, công ty Luật TNHH LVN Group có nhận được rất nhiều yêu cầu cũng như vướng mắc từ phía khách hàng về các loại giấy tờ cần chuẩn bị trong hồ sơ xin cấp Giấy phép xây dựng mới.

Hồ sơ xin Giấy phép xây dựng mới đối với từng loại công trình

 

Luật sư tư vấn:

– Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 1 Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 06 năm 2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về cấp Giấy phép xây dựng theo Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép xây dựng mới;

– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Trường hợp đối với công trình xây dựng trạm, cột phát sóng tại khu vực không thuộc nhóm đất có Mục đích sử dụng cho xây dựng, không chuyển đổi được Mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận về địa Điểm xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp huyện;

– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, mỗi bộ gồm:

+ Bản vẽ mặt bằng vị trí công trình trên lô đất tỷ lệ 1/100 – 1/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình;

+ Bản vẽ các mặt bằng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu của công trình, tỷ lệ 1/50 – 1/200;

+ Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 – 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50, kèm theo sơ đồ đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật về giao thông; cấp nước; thoát nước mưa, nước bẩn; xử lý nước thải; cấp điện; thông tin liên lạc; các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác liên quan đến công trình tỷ lệ 1/50 – 1/200.

 

Đối với công trình theo tuyến trong đô thị:

– Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép xây dựng mới ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BXD;

– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vị trí và phương án tuyến.

– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính Quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai;

– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, mỗi bộ gồm:

+ Sơ đồ vị trí tuyến công trình tỷ lệ 1/100 – 1/500;

+ Bản vẽ mặt bằng tổng thể hoặc bản vẽ bình đồ công trình tỷ lệ 1/500 – 1/5000;

+ Bản vẽ các mặt cắt ngang chủ yếu của tuyến công trình tỷ lệ 1/50 – 1/200;

+ Riêng đối với công trình ngầm phải bổ sung thêm: Bản vẽ các mặt cắt ngang, các mặt cắt dọc thể hiện chiều sâu công trình tỷ lệ 1/50 – 1/200; Sơ đồ đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngoài công trình tỷ lệ 1/100 – 1/500.

 

Đối với công trình tôn giáo:

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng gồm các tài liệu như đối với công trình không theo tuyến và bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan tôn giáo theo phân cấp.

 

Đối với công trình tín ngưỡng:

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình xây dựng không theo tuyến.

 

Công trình tượng đài, tranh hoành tráng:

– Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 1 Thông tư 15/2016/TT-BXD: Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép xây dựng mới;

– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính giấy phép hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, di tích lịch sử theo phân cấp;

– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, mỗi bộ gồm:

+ Sơ đồ vị trí công trình tỷ lệ 1/100 – 1/500;

+ Bản vẽ mặt bằng công trình tỷ lệ 1/100 – 1/500;

+ Bản vẽ các mặt đứng, các mặt cắt chủ yếu công trình tỷ lệ 1/50 – 1/200.

 

Đối với công trình quảng cáo:

– Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại Phụ lục số 1 Thông tư 15/2016/TT-BXD: Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép xây dựng mới;

– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Trường hợp đối với công trình xây dựng tại khu vực không thuộc nhóm đất có Mục đích sử dụng cho xây dựng, không chuyển đổi được Mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận về địa Điểm xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp huyện;

– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hợp đồng thuê đất hoặc hợp đồng thuê công trình đối với trường hợp thuê đất hoặc thuê công trình để xây dựng công trình quảng cáo;

– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, mỗi bộ gồm:

– Đối với trường hợp công trình xây dựng mới:

+ Sơ đồ vị trí công trình tỷ lệ 1/50 – 1/500;

+ Bản vẽ mặt bằng công trình tỷ lệ 1/50 – 1/500;

+ Bản vẽ mặt cắt móng và mặt cắt công trình tỷ lệ 1/50;

+ Bản vẽ các mặt đứng chính công trình tỷ lệ 1/50 – 1/200;

– Đối với trường hợp biển quảng cáo được gắn vào công trình đã được xây dựng hợp pháp:

+ Bản vẽ kết cấu của bộ phận công trình tại vị trí gắn biển quảng cáo tỷ lệ 1/50;

+ Bản vẽ các mặt đứng công trình có gắn biển quảng cáo tỷ lệ 1/50 – 1/100.

 

Đối với công trình của các cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế:

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình của các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế và cơ quan nước ngoài đầu tư tại Việt Nam được thực hiện như đối với công trình không theo tuyến và các Điều Khoản quy định của Hiệp định hoặc thỏa thuận đã được ký kết với Chính phủ Việt Nam.

5. Hỏi về hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ?

Xin chào công ty Luật LVN Group, tôi có vướng mắc cần được tư vấn như sau: Tôi dự định xây dựng nhà ở riêng cho gia đình tôi trên mảnh đất của gia đình, có đủ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định. Vậy xin cho hỏi: để xin được Giấy phép xây dựng thì tôi cần chuẩn bị hồ sơ cần những giấy tờ gì? Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết?
Mong sớm nhận được phản hồi của công ty, tôi xin cảm ơn!

Hỏi về hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ?

Luật sư tư vấn pháp luật Hành chính, gọi: 1900.0191

 

Luật sư tư vấn:

Về hồ sơ xin cấp Giấy phép xây dựng mới cho nhà riêng lẻ:

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 95 Luật Xây dựng năm 2014 và Điều 11 Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 06 năm 2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về cấp Giấy phép xây dựng quy định về hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ, theo đó, bạn cần chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ sau:

– Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 1 Thông tư 15/2016/TT-BXD theo Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép xây dựng mới;

– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng thuê đất,…;

– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, mỗi bộ gồm:

+ Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/50 – 1/500 kèm theo sơ đồ vị trí công trình;

+ Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình tỷ lệ 1/50 – 1/200;

+ Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/50 – 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50 kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin tỷ lệ 1/50 – 1/200.

Trường hợp thiết kế xây dựng của công trình đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định, các bản vẽ thiết kế quy định tại Khoản này là bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp các bản vẽ thiết kế xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định.

– Đối với công trình xây chen có tầng hầm, ngoài các tài liệu nêu trên, hồ sơ còn phải bổ sung bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận biện pháp thi công móng của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận.

– Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết của chủ đầu tư bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.

 

Về thẩm quyền cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại giấy phép xây dựng:

Căn cứ theo Điều 103 Luật Xây dựng năm 2014 và Điều 17 Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 06 năm 2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về cấp Giấy phép xây dựng quy định về thẩm quyền cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại Giấy phép xây dựng, theo đó, cơ quan có quyền giải quyết việc cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại Giấy phép xây dựng được quy định cụ thể như sau:

– Bộ Xây dựng cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp đặc biệt;

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp cho Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng cấp I, cấp II; công trình tôn giáo, công trình di tích lịch sử – văn hóa, công trình tượng đài, tranh hoành tráng đã được xếp hạng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý; những công trình trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; công trình thuộc dự án và các công trình khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp;

– Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng các công trình còn lại và nhà ở riêng lẻ ở đô thị, bao gồm cả nhà ở riêng lẻ trong khu vực đã được Nhà nước công nhận bảo tồn thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, trừ các đối tượng do Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp;

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể phân cấp cho Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; Ban quản lý các khu đô thị cấp giấy phép xây dựng cho các công trình thuộc phạm vi quản lý của các cơ quan này, trừ các công trình Bộ Xây dựng cấp phép.

Như vậy, trong trường hợp này, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ nêu trên sau đó nộp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất để xin cấp Giấy phép xây dựng.

6. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh, gia hạn, cấp lại giấy phép xây dựng mới cập nhật

Trong quá trình hoạt động, công ty Luật TNHH LVN Group có gặp rất nhiều khách hàng có yêu cầu tư vấn về hồ sơ đề nghị điều chỉnh, gia hạn, cấp lại giấy phép xây dựng. Do đó, để đảm bảo nhu cầu của khách hàng, công ty chúng tôi sẽ cung cấp tới quý khách hàng Hồ sơ đề nghị điều chỉnh, gia hạn, cấp lại giấy phép xây dựng mới cập nhật qua bài viết dưới đây.

Hồ sơ đề nghị điều chỉnh, gia hạn, cấp lại giấy phép xây dựng mới cập nhật

 

Luật sư tư vấn:

Căn cứ theo quy định tại các Điều 98, Điều 99 và Điều 100 Luật Xây dựng năm 2014 và Điều 16 Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 06 năm 2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về cấp Giấy phép xây dựng theo đó, hồ sơ đề nghị Điều chỉnh, gia hạn, cấp lại giấy phép xây dựng

Đối với hồ sơ điều chỉnh giấy phép xây dựng:

– Đối với công trình:

+ Đơn đề nghị Điều chỉnh giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 2 Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 06 năm 2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về cấp Giấy phép xây dựng;

+ Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp;

+ Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính bản vẽ thiết kế mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt bộ phận, hạng Mục công trình đề nghị Điều chỉnh tỷ lệ 1/50 – 1/200;

+ Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản phê duyệt Điều chỉnh thiết kế của người có thẩm quyền theo quy định kèm theo Bản kê khai Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân thiết kế đối với trường hợp thiết kế không do cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định hoặc Báo cáo kết quả thẩm định thiết kế Điều chỉnh của cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.

– Đối với nhà ở riêng lẻ:

+ Đơn đề nghị Điều chỉnh giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 2 Thông tư này;

+ Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp;

+ Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính bản vẽ thiết kế mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt bộ phận, hạng Mục công trình đề nghị Điều chỉnh tỷ lệ 1/50 – 1/200. Đối với trường hợp yêu cầu phải được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thì phải nộp kèm theo báo cáo kết quả thẩm định thiết kế;

– Trường hợp thiết kế xây dựng của công trình đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định, các bản vẽ thiết kế quy định tại Điểm này là bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp các bản vẽ thiết kế xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định.

Nội dung giấy phép xây dựng Điều chỉnh được ghi trực tiếp vào giấy phép xây dựng đã cấp hoặc ghi thành Phụ lục riêng và là bộ phận không tách rời với giấy phép xây dựng đã được cấp.

Đối với hồ sơ gia hạn giấy phép xây dựng bao gồm những giấy tờ sau:

– Đơn đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 2 Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 06 năm 2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về cấp Giấy phép xây dựng;

– Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp;

Thời hạn gia hạn giấy phép xây dựng được ghi trong giấy phép xây dựng được cấp.

Đối với việc cấp lại giấy phép xây dựng chỉ được thực hiện khi Giấy phép xây dựng được cấp lại đối với các trường hợp bị rách, nát hoặc bị mất; hoặc Giấy phép xây dựng được cấp lại dưới hình thức bản sao.

Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng gồm:

– Đơn đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng, trong đó giải trình rõ lý do đề nghị cấp lại theo mẫu tại Phụ lục số 2 Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 06 năm 2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về cấp Giấy phép xây dựng;

– Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp (đối với trường hợp bị rách, nát).

Trong trường hợp xây dựng sai với giấy phép xây dựng được cấp thì phải bị xử lý vi phạm theo quy định hiện hành trước khi đề nghị Điều chỉnh, gia hạn, cấp lại giấy phép xây dựng.

 

PHỤ LỤC SỐ 2

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 15/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐIỀU CHỈNH/GIA HẠN/CẤP LẠI GIẤY PHÉP XÂY DỰNG

(Sử dụng cho: Công trình/Nhà ở riêng lẻ)

Kính gửi: ………………………………….

1. Tên chủ đầu tư (Chủ hộ): …………………………………………………………………

– Người đại diện: ………………………………… Chức vụ: ……………………………….

– Địa chỉ liên hệ: ……………………………………………………………………………….

– Số nhà: ……………………… Đường (phố) ………………. Phường (xã) ………………

– Quận (huyện) ………………………………………. Tỉnh, thành phố: ……………………

– Số điện thoại: ………………………………………………………………………………….

2. Địa Điểm xây dựng: …………………………………………………………………………

– Lô đất số: ……………………………………………. Diện tích ………………………..m2.

– Tại: ………………………………………………………. Đường: ………………………….

– Phường (xã) …………………………………………. Quận (huyện) ………………………

– Tỉnh, thành phố: ……………………………………………………………………………….

3. Giấy phép xây dựng đã được cấp: (s, ngày, cơ quan cấp)

Nội dung Giấy phép:

4. Nội dung đề nghị Điều chỉnh so với Giấy phép đã được cấp (hoặc lý do đề nghị gia hạn/cấp lại):

5. Đơn vị hoặc người chủ nhiệm thiết kế: ………………………………………….

– Tên đơn vị thiết kế: ……………………………………………………

– Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng (nếu có): Số ……………. Cấp ngày ……………

– Tên chủ nhiệm thiết kế: …………………………………………..

– Chứng chỉ hành nghề cá nhân số: ………….do …………… Cấp ngày: ……………………

– Địa chỉ: ……………………………………………………………………………….

– Điện thoại: ……………………………………………………………………….

– Giấy phép hành nghề số (nếu có): ……………….. cấp ngày ………………………….

6. Dự kiến thời gian hoàn thành công trình theo thiết kế Điều chỉnh/gia hạn: ……. tháng.

7. Cam kết: Tôi xin cam đoan làm theo đúng giấy phép Điều chỉnh được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Gửi kèm theo Đơn này các tài liệu:

1 –

2 –

 

………. ngày……tháng ….. năm ……
Người làm đơn/Đại diện chủ đầu tư
Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có)

 

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật hành chính về điều chỉnh giấy phép xây dựng trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật đất đai – Công ty luật LVN Group