1. Khái niệm quyết toán ngân sách trong các cơ quan hành chính nhà nước

Căn cứ pháp lý: Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015

Quyết toán là khâu cuối c ng trong quá trình quản lý tài chính năm. Quyết toán là quá trình kiểm tra rà soát, chỉnh lý số liệu đã được phản ánh sau một kỳ chấp hành dự toán, tổng kết đánh giá quá trình thực hiện dự toán năm.

Công tác quyết toán thực hiện tốt sẽ cung cấp các thông tin cần thiết để đánh giá lại việc thực hiện kế hoạch tài chính năm. Từ đó rút ra những kinh nghiệm thiết thực cho công tác lập và chấp hành dự toán năm sau.

Kết quả quyết toán cho phép tổ chức kiểm điểm đánh giá lại hoạt động của mình, từ đó có những điều chỉnh kịp thời theo xu hướng thích hợp.

 

2. Quy trình quyết toán ngân sách trong các cơ quan hành chính nhà nước

Quy trình quyết toán Ngân sách Nhà nước được áp dụng đối với tất cả các khoản ngân sách nhà nước giao dự toán, các khoản thu được để lại chi theo chế độ quy định và ngân sách các cấp chính quyền địa phương. Quy trình quyết toán tài chính bao gồm các hoạt động sau: Khóa sổ thu chi ngân sách cuối năm; lập báo cáo quyết toán; xét duyệt, thẩm định báo cáo quyết toán.

– Khóa sổ thu chi ngân sách cuối năm

Đến ngày 31 tháng 12, đơn vị phải xác định chính xác số dư tạm ứng, số dư dự toán còn lại chưa chi, số dư tài khoản tiền gửi của đơn vị để phương hướng xử lý theo quy định.

Về nguyên tắc, các khoản chi được bố trí trong dự toán ngân sách năm nào chỉ được chi trong niên độ ngân sách năm đó.

Thời hạn chi, tạm ứng ngân sách (kể cả tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản) đối với các nhiệm vụ được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm được thực hiện chậm nhất đến hết ngày 31 tháng 12.

Hết ngày 31 tháng 12, các khoản tạm ứng (gồm cả tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản) trong dự toán theo chế độ, nếu chưa thanh toán thì được tiếp tục thanh toán trong thời gian chỉnh lý quyết toán và hạch toán, quyết toán vào ngân sách năm trước.

Thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách: Đến hết ngày 31 tháng 01 năm sau.

– Lập báo cáo quyết toán

Báo cáo quyết toán ngân sách dùng để tổng hợp tình hình về tài sản, tiếp nhận và sử dụng kinh phí ngân sách của Nhà nước; tình hình thu, chi và kết quả hoạt động của đơn vị trong kỳ kế toán năm, cung cấp thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và thực trạng của đơn vị.

– Thẩm định, xét duyệt báo cáo quyết toán

Trình tự lập, gửi, xét duyệt và thẩm định quyết toán năm của các đơn vị dự toán được quy định như sau:

+ Xét duyệt:

Đơn vị dự toán cấp dưới lập báo cáo quyết toán ngân sách năm theo chế độ quy định và gửi đơn vị dự toán cấp trên.

Đơn vị dự toán cấp trên xét duyệt quyết toán và thông báo kết quả xét duyệt cho các đơn vị cấp dưới trực thuộc.

Thời hạn: Thời gian gửi báo cáo quyết toán của đơn vị dự toán cấp II, III do đơn vị cấp I quy định nhưng phải đảm bảo thời hạn để đơn vị dự toán cấp I gửi báo cáo quyết toán cho Bộ Tài chính chậm nhất trước ngày 1 tháng 10 năm sau.

Thời hạn gửi báo cáo quyết toán năm của các cấp địa phương do UBND tỉnh quy định, nhưng phải bảo đảm thời gian để HĐND phê chuẩn quyết toán.

Trong quá trình xét duyệt, c những trường hợp báo cáo quyết toán phải điều chỉnh số liệu, điều chỉnh những sai sót hoặc phải lập lại báo cáo quyết toán nếu cấp trên yêu cầu.

Trong phạm vi 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo xét duyệt quyết toán, đơn vị dự toán cấp dưới phải thực hiện xong những yêu cầu trong thông báo xét duyệt quyết toán. Trường hợp đơn vị dự toán cấp dưới ý kiến không thống nhất với thông báo duyệt quyết toán của đơn vị dự toán cấp trên thì phải có văn bản gửi đơn vị dự toán cấp trên nữa để xem xét và quyết định. Trường hợp đơn vị dự toán cấp II có ý kiến không thống nhất với thông báo duyệt quyết toán của thủ trưởng đơn vị dự toán cấp I thì phải có văn bản gửi cơ quan tài chính (đồng cấp với đơn vị dự toán cấp I) để xem xét và quyết định. Trong khi chờ ý kiến quyết định của các cấp có thẩm quyền thì đơn vị dự toán cấp dưới phải chấp hành theo thông báo duyệt quyết toán của đơn vị dự toán cấp trên.

Thẩm định: Các đơn vị dự toán cấp trên là đơn vị dự toán cấp I, phải tổng hợp và lập báo cáo quyết toán năm của đơn vị mình và báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc, gửi cơ quan Tài chính cung cấp.

Cơ quan Tài chính cung cấp thẩm định quyết toán năm của các đơn vị dự toán cấp I, xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý sai phạm trong quyết toán của đơn vị dự toán cấp I, ra thông báo thẩm định quyết toán gửi đơn vị dự toán cấp I. Trường hợp đơn vị dự toán cấp I đồng thời là đơn vị sử dụng ngân sách, cơ quan Tài chính duyệt quyết toán và thông báo kết quả xét duyệt quyết toán cho đơn vị dự toán cấp I.

Thời hạn thẩm định: Không quá 30 ngày đối với các trường hợp do Bộ Tài chính thẩm định.

Thời hạn thẩm định báo cáo quyết toán năm của cơ quan tài chính ở địa phương do UBND tỉnh quy định, nhưng phải bảo đảm thời gian để HĐND phê chuẩn quyết toán năm.

Trong phạm vi 10 ngày kể từ khi đơn vị dự toán cấp I nhận được thông báo nhận xét quyết toán năm của cơ quan tài chính, đơn vị dự toán cấp I phải thực hiện xong những yêu cầu trong thông báo nhận xét quyết toán của cơ quan tài chính.

Trường hợp đơn vị dự toán cấp I c ý kiến không thống nhất với thông báo nhận xét quyết toán của cơ quan tài chính thì phải trình Uỷ ban nhân dân đồng cấp (nếu là đơn vị dự toán thuộc cấp chính quyền địa phương) hoặc trình Thủ tướng Chính phủ (nếu là đơn vị dự toán thuộc trung ương) để xem xét và quyết định. Trong khi chờ ý kiến quyết định của Uỷ ban nhân dân đồng cấp và Thủ tướng Chính phủ thì mọi quyết định của cơ quan tài chính phải được thi hành.

 

3. Xử lý thu, chi ngân sách nhà nước cuối năm

Kết thúc năm ngân sách, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến thu, chi ngân sách thực hiện khóa sổ kế toán và lập báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước.

Thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách nhà nước kết thúc vào ngày 31 tháng 01 năm sau.

Các khoản dự toán chi, bao gồm cả các khoản bổ sung trong năm, đến hết năm ngân sách, kể cả thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách chưa thực hiện được hoặc chưa chi hết phải hủy bỏ, trừ một số khoản chi được chuyển nguồn sang năm sau để thực hiện và hạch toán quyết toán vào ngân sách năm sau:Chi đầu tư phát triển thực hiện chuyển nguồn sang năm sau theo quy định của Luật đầu tư công;Chi mua sắm trang thiết bị đã đầy đủ hồ sơ, hợp đồng mua sắm trang thiết bị ký trước ngày 31 tháng 12 năm thực hiện dự toán;Nguồn thực hiện chính sách tiền lương;Kinh phí được giao tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập và các cơ quan nhà nước;Các khoản dự toán được cấp có thẩm quyền bổ sung sau ngày 30 tháng 9 năm thực hiện dự toán;Kinh phí nghiên cứu khoa học.

Các khoản tăng thu, tiết kiệm chi được sử dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 59 của Luật NSNN 2015, trường hợp phương án được cấp có thẩm quyền quyết định sử dụng vào năm sau thì được chuyển nguồn sang ngân sách năm sau để thực hiện.

Chính phủ quy định chi tiết việc chuyển nguồn sang ngân sách năm sau.

 

4. Yêu cầu quyết toán ngân sách nhà nước

Số liệu quyết toán ngân sách nhà nước phải chính xác, trung thực, đầy đủ;Số quyết toán thu ngân sách nhà nước là số thu đã thực nộp và số thu đã hạch toán thu ngân sách nhà nước theo quy định. Các khoản thu thuộc ngân sách các năm trước nộp ngân sách năm sau phải hạch toán vào thu ngân sách năm sau. Số quyết toán chi ngân sách nhà nước là số chi đã thực thanh toán và số chi đã hạch toán chi ngân sách nhà nước theo quy định;Số liệu quyết toán ngân sách của đơn vị sử dụng ngân sách, của chủ đầu tư và của ngân sách các cấp phải được đối chiếu, xác nhận với Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch;Nội dung báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước phải theo đúng các nội dung ghi trong dự toán ngân sách nhà nước được giao và theo mục lục ngân sách nhà nước;Báo cáo quyết toán của ngân sách cấp huyện, cấp xã không được quyết toán chi ngân sách lớn hơn thu ngân sách. (vi) Báo cáo quyết toán của đơn vị sử dụng ngân sách, đơn vị dự toán cấp trên, ngân sách các cấp phải kèm theo thuyết minh đánh giá kết quả, hiệu quả chi ngân sách gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, địa phương, lĩnh vực, chương trình, mục tiêu được giao phụ trách. (vii) Báo cáo quyết toán của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách phải kèm theo thuyết minh đánh giá kết quả, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của quỹ;Những khoản thu ngân sách nhà nước không đúng quy định của pháp luật phải được hoàn trả cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đã nộp; những khoản thu ngân sách nhà nước nhưng chưa thu phải được truy thu đầy đủ cho ngân sách; những khoản chi ngân sách nhà nước không đúng với quy định của pháp luật phải được thu hồi đủ cho ngân sách.

 

5. Thanh tra, kiểm tra tài chính

Việc thực hiện kế hoạch thu chi tài chính không phải bao giờ cũng đúng như dự kiến. Do vậy, đòi hỏi phải có sự kiểm tra thường xuyên để phát hiện sai sót, để đưa ra các biện pháp điều chỉnh giúp đơn vị nắm được tình hình quản lý tài chính nhằm đảm bảo hiệu quả trong quản lý.

Các hình thức kiểm tra tài chính:

Kiểm tra trước khi thực hiện kế hoạch tài chính: Kiểm tra được tiến hành khi xây dựng, xét duyệt và quyết định dự toán thu – chi của cơ quan đơn vị khi phân tích tài chính và lập kế hoạch tài chính.

Kiểm tra thường xuyên các hoạt động thu – chi, kiểm tra cơ cấu thu chi tài chính, kiểm tra việc sử dụng các quỹ tài chính.

Kiểm tra định kỳ, hàng tháng, quý năm.

– Kiểm tra đột xuất khi cần có thông tin.

Cùng với việc thanh tra, kiểm tra, công tác đánh giá được coi trọng trong quá trình quản lý tài chính. Đánh giá để xem việc gì đạt hiệu quả hay gây lãng phí để có biện pháp động viên kịp thời cũng như rút kinh nghiệm quản lý.

Hiện nay người ta thường dùng các tiêu chí sau để đánh giá hiệu quả

hoạt động tài chính của đơn vị sự nghiệp công. Đó là:

– Mức cân đối tài chính: Cơ cấu các nguồn thu và sử dụng các nguồn thu trong năm tài chính.

Hiệu quả các hoạt động: Thể hiện chất lượng chuyên môn và quy mô phát triển của đơn vị.

Hạch toán chi phí: Chi phí kế toán và chi phí kinh tế.

Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát chi của cơ quan nhà nước. Kho bạc Nhà nước căn cứ vào dự toán thu, chi tài chính của đơn vị được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc dự toán thu, chi do đơn vị lập để kiểm soát chi bảo đảm thuận tiện cho đơn vị.

Cơ quan chủ quản và các cơ quan nhà nước có liên quan thực hiện việc kiểm tra, thanh tra, kiểm soát hoạt động thu, chi của các đơn vị theo đúng quy định của pháp luật về chế độ tài chính áp dụng cho cơ quan nhà nước.