1. Quyền của Công đoàn được quy định như thế nào ?
1. Quyền tổ chức và thành lập công đoàn trong đó có Ban chấp hành công đoàn lâm thời ở các đơn vị chưa thành lập được công đoàn cơ sở.
2. Quyền tham gia với cơ quan nhà nước và các tổ chức doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị về những vấn đề liên quan đến người lao động.
3. Quyền tham dự các cuộc họp, cơ cấu tổ chức, các hội đồng, các uỷ ban, ban… của các tổ chức, cơ quan, đơn vị khi giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động, đến quyền, trách nhiệm của công đoàn.
4. Quyền kiểm tra giám sát của công đoàn
5. Quyền thành lập các trung tâm xúc tiến việc làm, các cơ sở dạy nghề, các tổ chức tương tế (tương trợ), các văn phòng tư vấn pháp luật của công đoàn và cơ sở phúc lợi chung cho người lao động.
Trên cơ sở các quyền chung của công đoàn, Bộ Luật Lao động quy định quyền của các cấp công đoàn.
.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191
II. Các quyền của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cơ quan Trung ương của tổ chức Công đoàn, có vai trò vị trí quan trọng được pháp luật quy định như sau:
1. Quyền tổ chức thành lập công đoàn
Sau khi có ý kiến của Chính phủ, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam quy định về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Ban chấp hành công đoàn lâm thời.
2. Quyền tham gia ý kiến của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam
– Với các cơ quan soạn thảo, với cơ quan Nhà nước và Chính phủ trong việc soạn thảo các văn bản pháp luật, các chính sách có liên quan đến quyền, lợi ích của người lao động (thang, bảng lương Nhà nước, lương tối thiểu, danh mục bệnh nghề nghiệp, ban hành điều lệ bảo hiểm xã hội…)
– Với các cơ quan soạn thảo, với Chính phủ trong việc xây dựng các chương trình quốc gia về: việc làm, đào tạo nghề cho người lao động, về an toàn vệ sinh lao động, về nghiên cứu khoa học kĩ thuật, bảo hộ lao động…
3. Quyền tham dự của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam
– Các kỳ họp của Chính phủ bàn về các vấn đề có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động.
– Tham gia với tư cách là thành viên tổ chức của Chính phủ (của Nhà nước nói chung) về các vấn đề có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động (ví dụ: hội đồng quản lý bảo hiểm lao động, hội đồng quản lý bảo hiểm y tế…)
4. Quyền kiểm tra, giám sát
– Việc quản lý Nhà nước về lao động
– Việc thi hành Luật Lao động
– Việc giải quyết tranh chấp lao động…
5. Quyền lập các tổ chức
– Các trung tâm xúc tiến việc làm, các cơ sở dạy nghề.
– Các văn phòng tư vấn pháp luật của công đoàn.
– Các tổ chức tương tế (tương trợ), các quỹ tương trợ xã hội của công đoàn.
– Các cơ sở phục vụ cho phúc lợi chung của người lao động.
III. Quyền của Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc TW.
1. Thành lập công đoàn cơ sở và Ban chấp hành công đoàn lâm thời:
Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập công đoàn cơ sở và Ban chấp hành công đoàn lâm thời ở những doanh nghiệp đang hoạt động nhưng chưa có tổ chức Công đoàn và ở những doanh nghiệp mới thành lập (chậm nhất sau 6 tháng kể từ ngày doanh nghiệp bắt đầu hoạt động).
2. Quyền tham gia hôị đồng trọng tài cấp tỉnh
3. Quyền tiếp nhận thông báo đình công
Ban chấp hành Công đoàn cơ sở đồng thời với việc cử đại diện trao bản yêu cầu cho người sử dụng lao động, thì phải thông báo cho cơ quan lao động cấp tỉnh và Liên đoàn lao động tỉnh biết (chậm nhất là 3 ngày trước ngày bắt đầu đình công).
4. Quyền khởi kiện án lao động khi thấy cần thiết
Khi thấy cần thiết hoặc trong trường hợp khẩn cấp Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền khởi kiện vụ án lao động tại công đoàn cấp dưới và tham gia vụ án với tư cách như nguyên đơn, Ban chấp hành công đoàn cơ sở trong trường hợp này là nguyên đơn.
5. Quyền kiểm tra, giám sát thi hành Luật Lao động ở địa phương (tại cơ sở)
6. Quyền tham gia với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố về các chính sách của địa phương có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công nhân, lao động.
7. Quyền tham dự các cuộc họp của Uỷ ban nhân dân bàn về các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích người lao động. Tham gia các cơ cấu tổ chức giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích người lao động tại địa phương.
8. Quyền kiểm tra, giám sát việc thi hành Luật Lao động trên địa bàn địa phương.
9. Quyền thoả thuận (hay không thoả thuận) với người sử dụng lao động việc sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với chủ tịch công đoàn cơ sở thuộc quyền (trực tiếp).
IV. Quyền của công đoàn ngành nghề toàn quốc:
1. Quyền thành lập Ban chấp hành công đoàn lâm thời (theo sự hướng dẫn của Tổng Liên đoàn)
2. Quyền thành lập các trung tâm xúc tiến việc làm, tư vấn pháp luật của công đoàn (theo hướng dẫn của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam)
3. Quyền tham gia các ý kiến với bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố hữu quan về các vấn đề có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động thuộc ngành.
4. Quyền tham dự các cuộc họp, tham gia vào các cơ cấu tổ chức của bộ, ngành hữu quan, về các vấn đề có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động thuộc ngành.
5. Quyền kiểm tra, giám sát việc thi hành Luật Lao động tại các cơ sở thuộc Ngành, Bộ.
6. Quyền đại diện kí thoả ước lao động tập thể cấp ngành
7. Quyền thoả thuận (không thoả thuận) với người sử dụng lao động trong việc sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với chủ tịch công đoàn cơ sở (thuộc quyền quản lý).
V. Quyền của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở:
1. Quyền đại diện kí thoả ước lao động tập thể của tổng công ty. Trong trường hợp không phải là công đoàn tổng công ty thì theo dõi và giúp đỡ cơ sở kí và thi hành thoả ước lao động tập thể ở cơ sở.
2. Quyền kiểm tra, giám sát việc thi hành Luật Lao động ở các cơ sở thuộc quyền.
3. Quyền thoả thuận với người sử dụng lao động khi sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với chủ tịch công đoàn cơ sở.
VI. Quyền của công đoàn cơ sở:
1. Quyền đại diện cho tập thể lao động để thương lượng và kí kết thoả ước lao động tập thể với người sử dụng lao động, lưu giữ bản thoả ước lao động tập thể đã kí kết, đề nghị sửa đổi, bổ sung thoả ước lao động tập thể, hoặc thương lượng kí mới khi thoả ước lao động tập thể hết hạn. Yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo pháp luật, khi thoả ước lao động tập thể không được thực hiện hoặc bị vi phạm.
2. Đại diện tham gia xử lý kỉ luật lao động đối với người lao động và quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
3. Tham gia hội đồng hoà giải lao động cơ sở để giải quyết tranh chấp lao động cá nhân và tập thể.
4. Quyền quyết định đình công theo quy định của pháp luật.
5. Quyền thoả thuận nhất trí. Quyền này được quy định cụ thể trong Luật Lao động như sau:
– Được thoả thuận trước khi người sử dụng lao động khấu trừ lương của người lao động
– Được thoả thuận về thời gian làm việc của cán bộ công đoàn bán chuyên trách và sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người là uỷ viên Ban chấp hành công đoàn cơ sở.
– Người sử dụng lao động phải trao đổi nhất trí với Ban chấp hành công đoàn cơ sở khi đơn phương chấp dứt hợp đồng lao động.
– Thoả thuận nhất trí trong hoạt động của Hội đồng hoà giải lao động cơ sở.
6. Quyền được tham khảo ý kiến
Người sử dụng lao động tham khảo ý kiến công đoàn cơ sở trước khi công bố quyết định:
– Lịch nghỉ hàng năm
– Ban hành nội quy lao động
– Tạm đình chỉ công việc của người lao động, khi vụ việc có tình tiết phức tạp
7. Quyền kiểm tra, giám sát thi hành pháp Luật Lao động ở cơ sở
Như vậy Bộ Luật Lao động ra đời đã đánh dấu một bước phát triển mới về quan hệ lao động và quyền công đoàn Việt Nam. Nó tạo ra những cơ sở pháp lý để làm lành mạnh hoá quan hệ lao động và để công đoàn hoạt động, góp phần nâng cao vị thế công đoàn. Tuy nhiên để Luật Lao động đi vào cuộc sống đòi hỏi tổ chức công đoàn không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động. Tải bộ luật lao động số 10/2012/QH13
Trân trọng./.
2. Tư vấn thành lập tổ chức công đoàn cho doanh nghiệp ?
Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Công ty A là công ty 100% vốn đầu từ của Hàn Quốc, có 350 công nhân viên và đi vào hoạt động từ năm 2009. Hiện tại công ty chưa thành lập tổ chức công đoàn.
Theo luật công đoàn năm 2013 thì tại khoản 2 Điều 26, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở đều phải đóng phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiển xã hội.
Theo nghị định 191/2013/NĐ-CP tại khoản 1 Điều 11 “Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 01 năm 2014. Riêng quy định về mức đóng phí công đoàn tại Điều 5 Nghị định này được thực hiện từ ngày Luật công đoàn có hiệu lực thi hành”
Căn cứ vào luật và nghị định thì Công ty chúng tôi:
1- Có phải thành lập tổ chức công đoàn không
2- Có phải đối tượng đóng phí công đoàn không và nếu phải đóng thì từ khi nào và mức đóng là bao nhiêu (đóng công đoàn cấp trên và giữ lại tại doanh nghiệp), Đề nghị quý công ty giải thích rõ cho chúng tôi.
Cảm ơn!
>> Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến gọi số:1900.0191
Luật sư tư vấn:
Hiện nay, có rất nhiều quy định pháp luật mới đã có hiệu lực về việc thành lập bắt buộc các tổ chức công đoàn, phí công đoàn. Công ty luật LVN Group tư vấn thủ tục thành lập tổ chức công đoàn cho doanh nghiệp tại Việt Nam. Công ty luật TNHH LVN Group xin gửi tới quý công ty lời chào trân trọng và lời chúc thành công trong hoạt động kinh doanh. Về việc thành lập tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp, Chúng tôi xin tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, về việc có phải thành lâp công đoàn hay không?
Công ty không bắt buộc phải thành lập tổ chức công đoàn.
Khoản 1 Điều 5 Luật công đoàn ban hành ngày 20/06/2012 có hiệu lực ngày 01/01/2013 cũng đã ghi nhận:
“Người lao động là người Việt Nam làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn”.
Hơn thế nữa theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Luật Công đoàn thì
“Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện , tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ”
Với các quy định vừa nêu ở trên thì việc thành lập công đoàn hoàn toàn tự nguyện không phải là sự bắt buộc về mặt pháp lý đối với doanh nghiệp. Đó là quyền của người lao động. Người lao động thực hiện quyền và không ai kể cả người sử dụng lao động có quyền hạn chế quyền họ (vấn đề này đã được ghi nhận tại văn bản pháp quy cao nhất là Hiến pháp). Tuy nhiên theo quy đinh tại khoản 2 Điều 189 BLLĐ thì doanh nghiệp có trách nhiệm vận động người lao động thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp.
Như chúng ta đã biết thì Công đoàn cơ sở có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong doanh nghiệp và với người lao động. Một tổ chức công đoàn cơ sở hoạt động hiệu quả có thể giúp cân đối lợi ích của người sử dụng lao động và người lao động, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Mặc dù, không quy định là bắt buộc phải thành lập công đoàn tại doanh nghiệp nhưng thiết nghĩ với vai trò đặc biệt, quan trọng, là sợi dây kết nối lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động thì một doanh nghiệp lớn mạnh như quý công ty thì nên vận động người lao động thực hiện quyền của họ – thành lập công đoàn cơ sở.
Thứ hai, về công ty có phải đối tượng đóng phí công đoàn không và nếu phải đóng thì từ khi nào và mức đóng là bao nhiêu (đóng công đoàn cấp trên và giữ lại tại doanh nghiệp.
– Công ty thuộc đối tượng phải đóng phí công đoàn:
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 191/2013/NĐ-CP quy định chi tiết về tài chính công đoàn có hiệu lực từ ngày 10/01/2014 thì Đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở. Trong đó có “Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư”.
Như vậy, dù có hay chưa có công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp thì vẫn phải bắt buộc đóng kinh phí công đoàn. Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 191/2013/NĐ-CP thì doanh nghiệp bắt đầu đóng kinh phí công đoàn từ ngày 01/01/2013.
– Mức đóng phí công đoàn:
Điều 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP thì mức đóng kinh phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
– Thời gian đóng kinh phí công đoàn:
Khoản 4 Điều 4 Quyết định số 170/QĐ-TLD năm 2013 thì thời gian đóng kinh phí công đoàn đối với doanh nghiệp là đóng mỗi tháng 1 lần, kinh phí công đoàn của tháng trước đóng vòa 10 ngày đầu của tháng sau
– Phân cấp nộp kinh phí công đoàn:
Khoản 2 Điều 5 Quyết định số 170/QĐ-TLĐ ngày 09/01/2013 về việc ban hành quy định tạm thời về thu, phân cấp thu, sử dụng, quản lý nguồn thu kinh phí công đoàn:
Công đoàn cơ sở được phân cấp thu kinh phí công đoàn có trách nhiệm nộp lên công đoàn cấp trên quản lý trực tiếp 35% số thu kinh phí công đoàn; 40% số thu đoàn phí công đoàn của đơn vị. Trong năm nộp theo dự toán, khi có báo cáo quyết toán nộp theo số thu quyết toán.
Công đoàn cấp trên được phân cấp thu kinh phí công đoàn, khi nhận được kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng phải cấp 65% số thu kinh phí công đoàn cho công đoàn cơ sở. Khi cấp được dùng phương thức bù trừ 40% số thu đoàn phí công đoàn cơ sở phải nộp lên.
Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập Công đoàn cơ sở, Công đoàn cấp trên được phân cấp thu kinh phí công đoàn của đơn vị, sử dụng 65% số thu để chi cho hoạt động của đơn vị này theo quy định của Tổng Liên đoàn, nếu chi chưa hết số kinh phí được sử dụng thì tích lũy và chuyển cho công đoàn cơ sở của đơn vị đó sau khi được thành lập. Xem thêm: Nghị định số 43/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Điều 10 của Luật công đoàn về quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động có hiệu lực từ ngày 01/07/2013
Trân trọng./.
>> Tham khảo dịch vụ: Luật sư tư vấn và giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp.
3. Hướng dẫn thủ tục bán thanh lý tài sản của công đoàn ?
>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động trực tuyến, gọi: 1900.0191
Trả lời:
Điều 28 Luật công đoàn số 12/2012/QH13 của Quốc hội quy định:
“Điều 28. Tài sản công đoàn
Tài sản được hình thành từ nguồn đóng góp của đoàn viên công đoàn, từ nguồn vốn của Công đoàn; tài sản do Nhà nước chuyển giao quyền sở hữu cho Công đoàn và các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật là tài sản thuộc sở hữu của Công đoàn.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện quyền, trách nhiệm sở hữu tài sản của Công đoàn theo quy định của pháp luật.”
Tài sản của công đoàn hình thành từ nguồn đóng góp của đoàn viên công đoàn, nguồn vốn của công đoàn, tài sản do Nhà nước chuyển giao quyền sở hữu cho Công đoàn và các nguồn khác theo quy định của pháp luật. Việc quản lý tài sản của công đoàn được quy định tại khoản 4 Mục II Hướng dẫn 270/HD-TLĐ của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam về việc thực hiện Quy chế quản lý tài chính công đoàn và Chế độ kế toán đối với công đoàn cơ sở như sau:
“4- Quản lý tài sản.
Tài sản do công đoàn cơ sở mua sắm, hoặc do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cấp, cho mượn, công đoàn cơ sở phải mở sổ sách theo dõi giá trị và hiện vật, đối tượng được giao quản lý tài sản..
Đối với tài sản cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cho mượn khi không có nhu cầu sử dụng phải trả lại.
Đối với tài sản do công đoàn cơ sở mua sắm, được cấp khi thanh lý, chuyển nhượng phải thực hiện theo các quy định của Nhà nước về thanh lý, chuyển nhượng tài sản. Số tiền thu về thanh lý, chuyển nhượng tài sản được ghi thu tài chính công đoàn cơ sở, sau khi trừ chi phí về thanh lý, chuyển nhượng (nếu có); đồng thời ghi giảm giá trị tài sản trên sổ theo dõi.”
Theo quy định trên thì đối với tài sản do công đoàn cơ sở mua sắm khi thanh lý chuyển nhượng phải thực hiện theo các quy định của Nhà nước về thanh lý, chuyển nhượng tài sản. Việc thanh lý tài sản, đấu giá tài sản trên thị trường hay chuyển nhượng tài sản lại cho công sẽ do Công đoàn công ty quyết định và phải đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật. Và trong trường hợp này do có những ý kiến mâu thuẫn, bất đồng giữa các đoàn viên nên Ban chấp hành Công đoàn cũng có thể tổ chức họp và biểu quyết lấy kết quả theo đa số đoàn viên, trên tinh thần công khai và minh bạch.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:1900.0191hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group. Rất mong nhận được sự hợp tác!
4. Tư vấn về việc giải quyết kỷ luật lao động đối với thành viên công đoàn ?
Trong quá trình làm việc chúng tôi nhận thấy nhân viên có thái độ vi phạm như tiết lộ thông tin nhạy cảm, làm ảnh hưởng đến uy tín lãnh đạo, sử dụng tài liệu, tài sản của công ty vào mục đích riêng, không hoàn thành nhiệm vụ được giao…. nhưng xin phép không nêu cụ thể. Vậy tôi muốn hỏi Luật sư của LVN Group một số vấn đề sau:
1. Nếu cử đi công tác ở chi nhánh, nhưng tự ý không đi mà vẫn đi làm ở chỗ cũ, thì những ngày không làm việc ở chi nhánh có bị tính là vắng mặt không lý do, và bị xét kỷ luật không? Và mức kỷ luật như thế nào? Căn cứ vào đâu? Cụ thể?
2. Biên bản vi phạm nếu Công đoàn không có thành viên nào (đã nghỉ việc hết), người cuối cùng chính là người vi phạm, và họ không chịu ký biên bản, thì cần có những ai xác nhận để Biên bản có giá trị pháp lý? Cụ thể?
3. Xin Tham khảo các thủ tục cần thiết để bầu cử Công đoàn và bầu chủ tịch? Cụ thể ?
4. Trong trường hợp Công đoàn không còn thành viên nào, người còn lại duy nhất chính là người vi phạm, thì thủ tục kỷ luật sa thải cần có ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sở sẽ phải làm thế nào? Cụ thể?
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn pháp luật lao động gọi: 1900.0191
Trả lời:
Chào chị, Đối với nội dung yêu cầu này, chúng tôi xin được trả lời như sau:
1. Về việc xử lý kỷ luật đối với nhân viên
Theo thông tin mà chị cung cấp, việc công ty chị cử nhân viên đi công tác 6 tháng tại chi nhánh của công ty là đúng quy định và luật lao động. Tuy nhiên, Bộ luật lao động hiện hành không có quy định về việc cử nhân viên đi công tác và không có quy định về việc người sử dụng lao động không được cử nhân viên của mình đi công tác. Do đó, vấn đề này phải được thỏa thuận trong Hợp đồng lao động hoặc được quy định trong nội quy lao động của bên chị.
Trường hợp có quy định trong hợp đồng lao động hoặc nội quy của công ty mà nhân viên này vi phạm, tùy mức độ vi phạm bên chị có quyền áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động với người lao động. Các hình thức xử lý kỷ luật được quy định tại Điều 124 Bộ luật Lao động năm 2019 như sau:
“Điều 124. Hình thức xử lý kỷ luật lao động
1. Khiển trách.2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.3. Cách chức.4. Sa thải.”
Tuy nhiên, việc áp dụng hình thức kỷ luật sa thải chỉ được áp dụng trong các trường hợp thuộc Điều 125 Bộ luật lao động 2019:
“Điều 125. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;3. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này;4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.”
Trường hợp trong hợp đồng lao động và nội quy công ty không có quy định về việc cử nhân viên đi công tác, thì việc này phải được sự đồng ý của người lao động. Nếu người lao động không đồng ý thì bên chị sẽ không được xử lý kỷ luật lao động đối với nhân viên này.
2. Vấn đề Biên bản xử lý kỷ luật
Trình tự xử lý kỷ luật đối với người lao động được thực hiện theo Điều 123 Bộ luật lao động và được hướng dẫn tại Điều 30 Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Bộ luật lao động. Trường hợp Công đoàn bên chị không có thành viên nào, người cuối cùng là người vi phạm thì cần có sự tham gia của Ban chấp hành công đoàn cấp trên cơ sở. Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động được tiến hành khi có mặt đầy đủ các thành phần tham dự được thông báo theo quy định tại Khoản 1 Điều này. Trường hợp người sử dụng lao động đã 03 lần thông báo bằng văn bản, mà một trong các thành phần tham dự không có mặt thì người sử dụng lao động tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, trừ trường hợp người lao động đang trong thời gian không được xử lý kỷ luật bao gồm:
“4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;
c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 126 của Bộ luật này;
d) Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.”
Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản và được thông qua các thành viên tham dự trước khi kết thúc cuộc họp. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký của các thành phần tham dự cuộc họp là người sử dụng lao động, người lao động, ban chấp hành công đoàn cấp trên cơ sở và người lập biên bản. Trường hợp một trong các thành phần đã tham dự cuộc họp mà không ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do.
3. Thủ tục cần thiết để bầu cử Công đoàn và bầu Chủ tịch công đoàn
Căn cứ Mục 13 Chương 2 Hướng dẫnsố 238/HD-TLĐ ngày 04 tháng 03 năm 2014 Hướng dẫn thi hành Điều lệ công đoàn Việt Nam. có quy định về trình tự thành lập công đoàn như sau:
Bước 1: Tổ chức ban vận động thành lập công đoàn cơ sở
– Người lao động có quyền yêu cầu công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nơi gần nhất hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ việc thành lập công đoàn cơ sở tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Khi có từ ba người lao động trở lên đang làm việc tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam thì người lao động tự tập hợp, bầu trưởng ban vận động để tổ chức vận động thành lập công đoàn cơ sở. Trường hợp có một người lao động là đoàn viên công đoàn thì đoàn viên công đoàn có quyền tập hợp người lao động và làm trưởng ban vận động, nếu số đoàn viên công đoàn nhiều hơn (dưới 5 đoàn viên) thì bầu trưởng ban vận động trong số đoàn viên công đoàn.
Ban vận động thành lập công đoàn cơ sở chấm dứt nhiệm vụ sau khi bầu được ban chấp hành công đoàn cơ sở.
– Trường hợp thành lập công đoàn cơ sở ghép nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thì mỗi đơn vị phải có ít nhất ba người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam và có ít nhất một đại diện trong ban vận động thành lập công đoàn cơ sở.
Bước 2: Hội nghị thành lập công đoàn cơ sở
– Ban vận động thành lập công đoàn cơ sở đề nghị công đoàn cấp trên hướng dẫn việc tổ chức hội nghị thành lập công đoàn cơ sở.
– Nội dung hội nghị thành lập công đoàn cơ sở gồm:
+ Báo cáo quá trình vận động người lao động gia nhập công đoàn và tổ chức thành lập công đoàn cơ sở.
+ Báo cáo danh sách người lao động có đơn tự nguyện gia nhập công đoàn.
+ Tuyên bố thành lập công đoàn cơ sở.
+ Bầu ban chấp hành công đoàn cơ sở.
+ Thông qua chương trình hoạt động của công đoàn cơ sở.
– Việc bầu cử ban chấp hành công đoàn tại hội nghị thành lập công đoàn cơ sở thực hiện theo nguyên tắc bỏ phiếu kín, người trúng cử phải có số phiếu tán thành quá một phần hai (1/2) so với số phiếu thu về. Phiếu bầu cử tại hội nghị thành lập công đoàn cơ sở phải có chữ ký của trưởng ban vận động thành lập công đoàn cơ sở ở góc trái, phía trên phiếu bầu.
Bước 3: Hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận đoàn viên, công đoàn cơ sở và ban chấp hành công đoàn cơ sở gồm có
– Văn bản đề nghị công nhận đoàn viên, công đoàn cơ sở và ban chấp hành công đoàn cơ sở.
– Danh sách đoàn viên, kèm theo đơn gia nhập Công đoàn Việt Nam của người lao động.
– Biên bản hội nghị thành lập công đoàn cơ sở.
– Biên bản kiểm phiếu bầu cử ban chấp hành công đoàn cơ sở (có trích ngang lý lịch kèm theo).
Trong thời hạn 12 tháng, kể từ khi có quyết định công nhận của công đoàn cấp trên, ban chấp hành công đoàn cơ sở do hội nghị thành lập công đoàn cơ sở bầu ra có trách nhiệm tổ chức đại hội lần thứ nhất.
Bước 4:Thẩm định, quyết định công nhận hoặc không công nhận đoàn viên, công đoàn cơ sở và ban chấp hành công đoàn cơ sở
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị của công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có trách nhiệm:
– Thẩm định quá trình tổ chức ban vận động, tập hợp người lao động, đảm bảo tính tự nguyện, khách quan; quá trình tổ chức hội nghị thành lập công đoàn cơ sở và bầu ban chấp hành theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam, đảm bảo tính đại diện đối với tập thể người lao động trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
– Trường hợp đủ điều kiện công nhận thì ra các quyết định công nhận, bao gồm:
+ Quyết định công nhận đoàn viên, theo danh sách đoàn viên.
+ Quyết định công nhận công đoàn cơ sở.
+ Quyết định công nhận ban chấp hành và các chức danh trong ban chấp hành. Thời gian hoạt động của ban chấp hành công đoàn cơ sở do hội nghị thành lập công đoàn cơ sở bầu ra không quá 12 tháng.
– Trường hợp không đủ điều kiện công nhận thì công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thông báo không công nhận đoàn viên hoặc công đoàn cơ sở, ban chấp hành công đoàn cơ sở. Đồng thời cử cán bộ công đoàn trực tiếp tuyên truyền, vận động người lao động tự nguyện gia nhập công đoàn; quyết định kết nạp đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, chỉ định ban chấp hành, ủy ban kiểm tra lâm thời công đoàn và các chức danh trong ban chấp hành, ủy ban kiểm tra lâm thời công đoàn theo quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 17, Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
4.Trong trường hợp Công đoàn không còn thành viên nào, người còn lại duy nhất chính là người vi phạm, thì thủ tục kỷ luật sa thải cần có ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sở sẽ phải làm thế nào?
Nội dung này đã được giải đáp ở ý 2. Việc ký vào biên bản xử lý kỷ luật sẽ do Đại diện ban chấp hành công đoàn cấp trên cơ sở có ý kiến và ký vào biên bản
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về thắc mắc của anh, cảm ơn anh đã tin tưởng Công ty Luật LVN Group
5. Khi đoàn viên không tham gia đi du lịch công đoàn cơ sở có được trừ tiền không ?
Luật sư tư vấn pháp luật Lao động, gọi: 1900.0191
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Về vấn đề công đoàn cơ sở tổ chức cho đoàn viên cơ sở tham gia các hoạt động văn hóa- du lịch là một hoạt động truyền thống, thường niên của Công đoàn Việt Nam nhằm củng cố đời sống tinh thần của công nhân lao động, cáckhoản thu này được quy định tại Điều 26, Luật Công đoàn 2012 và Điều 37 Điều lệ Công đoàn Việt Nam được quy định như sau:
“Điều 37. Tài chính công đoàn
1. Công đoàn thực hiện quản lý, sử dụng tài chính theo quy định của pháp luật và của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Tài chính của công đoàn gồm các nguồn thu sau đây:
a. Đoàn phí công đoàn do đoàn viên đóng hàng tháng bằng một phần trăm (1%) tiền lương.
b. Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng hai phần trăm (2%) quỹ tiền lương của người lao động. Tiền lương là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
c. Ngân sách Nhà nước cấp hỗ trợ.
d. Các nguồn thu khác: thu từ các hoạt động văn hoá, thể thao, hoạt động kinh tế của công đoàn; từ đề tài, đề án do Nhà nước giao; từ viện trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.”
Như vậy, hoạt động du lịch của anh/chị được trích từ quỹ trên để hoạt động. Trên thực tế, pháp luật không có quy định về việc hoàn trả lại số tiền đã nộp khi tham gia hoạt động du lịch cùng với tổ chức Công đoàn. Theo chúng tôi, trong trường hợp này anh/chị đã nộp phí để tham gia du lịch với tổ chức nhưng có khó khăn không thể tham gia được thì nên viết đơn gửi lên Cán bộ Công đoàn cơ sở trình bày lý do không thể tham gia, đồng thời bày tỏ nguyện vọng để có thể được phản hồi và có cách giải quyết thỏa đáng. Trường hợp khác, nếutổ chức anh/chị đang hoạt động có quy định riêng về vấn đề này và nếu như ngay từ đầu công đoàn cơ sở đã quy định rõ về việc hoàn trả số tiền đã đóng trong hoạt động văn hóa- du lịch thì anh/chị phải tuân thủ theo tổ chức mà anh/ chị đang hoạt động.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động – Công ty luật LVN Group