Tháng 10 năm 2011 em chuyển công tác từ Nam ra Hà Nội. Từ thời gian này trở đi vợ chồng trở nên xích mích nhiều hơn . Tuy nhiên trước đây giữa em và gia đình chồng cũng đã sảy ra nhiều chuyện vì trong thời gian khi cháu gái lên một tuổi thì vợ chồng có về thăm quê và ông bà cùng chồng bắt để con bé ở lại quê tuy nhiên thì sự chăm sóc không tận tình chu đáo như gia đình bên ngoại. Thời gian bé ở quê thì vợ chồng em hằng tháng vẫn cung cấp tiền để nuôi con , còn gửi tiền nuôi 1 đứa em học Cao Đẳng và còn gửi tiền để ông bà làm thêm nhà cửa nhưng ông bà thì bảo mọi người là không gửi tiền gì cả . Tóm lại là từ việc cưới xin của đứa em trai việc học của em gái bên chồng em vợ chồng em đều cung cấp nhưng ông bà không biết điều mà thường xuyên gây chuyện rồi điện thoại vào để 2 vợ chồng cãi nhau .

Sau khi em về HN có để lại  chồng 1 căn nhà  để khi nào anh ta chuyển về được thì bán đi để vợ chồng làm nhà tại HN ngôi nhà có nguồn gốc như sau( năm 2003 sau khi cưới 2 vợ chồng vay ngân hàng mua mảnh đất rộng 6m dài 50m, năm 2010 vay của anh trai bên vợ 10 triệu để mua thêm 2m đất chiều rộng ,dài 50m), đến năm 2005 thì làm nhà số tiền này là tiền bán nhà ngôi nhà mà mẹ đẻ của em mua cho hai chị em để ở . Tuy nhiên người chị của em lúc đó chưa lập gia đình và công tác ở xa nên chị có nói là tiền đó là của 2 chị em nhưng chị chưa cần đến số tiền đó cho nên để vợ chồng em sử dụng mua rẫy và làm nhà khi nào chị cần thì trả . Nhưng khi chồng em bán nhà thì giấu không hề cho em biết chuyện và gửi số tiền bán được để về quê Vĩnh Phúc . Sau khi em biết chuyện thì vợ chồng càng xô sát hơn . Và chị gái của em đòi lại số tiền nợ của chị ấy nhưng anh ta và gia đình không trả nên chị giữ lại một số hồ sơ công chức của chồng em . Vì chị em cho rằng tiền mẹ của em cho là cho hai chị em của em phần của em thì anh ta đã dùng rồi còn phần của chị ấy phải trả lại cho chị “ chị ấy  cũng chẳng phải để tiêu cho mình mà cũng cho 2 đứa con của em” . Vì trong suốt quãng thời gian em trở về HN 3 năm hai cháu bé ở nhà do mẹ đẻ em và chị gái em chăm sóc bản thân chồng em, gia đình chồng em không một lời hỏi thăm, không cung cấp, không quan tâm đến 02 đứa bé và còn thường xuyên tuyên bố rằng không có con Bống thằng Bi nào cả . Trong khi đứa bé lúc  trở về HN mới có 9 tháng tuổi, đứa lớn 5 tuổi suốt cả thời gian từ 2011 đến 2/2014 gia đình chồng không hề quan tâm đến 02 đứa trẻ kể cả lúc cả 02 đứa phải cấp cứa và điều trị trong bệnh viện 3 tháng. Đến năm nay tỏ vẻ quan tâm đến 2 đứa bé nhưng thực chất để bắt chúng về quê và ép buộc gia đình em phải trả hồ sơ công chức lại cho chồng em mà không phải hoàn trả số tiền đã nợ .

Vì em không muốn các con sau này bố nọ mẹ kia và bị ảnh hưởng về vấn đề tâm lý nên em chưa ly hôn và muốn để tạo cho chồng có thêm cơ hội nếu vợ chồng có thể hàn gắn nên đã cho các cháu về thăm quê nhưng gia đình họ đã giữ các con của em . Hiện nay các cháu không được đi học do không có hộ khẩu tại quê cũng như các hồ sơ cá nhân khác . Cháu bé đã phải nghỉ học 6 tháng còn cháu lớn nghỉ học 1 tháng . Nay mình muốn nhờ công ty làm hộ đơn có các tình tiết khúc triết , lập luận phù hợp và lô gíc  để đảm bảo  quyền lợi học tập của 02 đứa trẻ, hơn nữa để mình đưa được 02 cháu trở về HN tiếp tục học .

Tôi rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này.

Kính thư                                         

Người gửi: Thanh mai

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục hỏi đáp pháp luật của Công ty Luật LVN Group

.Tư vấn Quyền lợi học tập của các con khi cha mẹ không hòa thuận

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:  1900.0191

Trả lời:

Với những thông tin bạn cung cấp, chúng tôi có thể giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Theo điều 27 Luật hôn nhân gia đình 2014 ngôi nhà này là tài sản chung vợ chồng bạn. Việc bán nhà của anh chồng bạn là sai quy định. Bạn có quyền khởi kiện ra tòa đòi lại phần tài sản thuộc về mình. Tuy nhiên theo điều 37 của Luật này khoản nợ của hai vợ chồng với chị bạn là khoản nợ chung, do đó cả hai người có nghĩa vụ phải trả.

Việc chị bạn giữ sổ công chức của chồng bạn là vấn đề phát sinh giữa họ, không liên quan con bạn.

Điều 39, Hiến pháp năm 2013 có quy định: “Học tập là quyền và nghĩa vụ công dân”. Cùng với Hiến pháp, các Luật khác cũng quy định cụ thể:

Luật Giáo dục 2005, quy định tại Điều 11 Phổ cập giáo dục

1. Giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở là các cấp học phổ cập. Nhà nước quyết định kế hoạch phổ cập giáo dục, bảo đảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục trong cả nước.

2. Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập.

3. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên của gia đình trong độ tuổi quy định được học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập.

Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em năm 2004 quy định tại Điều 16: “Trẻ em có quyền được học tập”.

Điều 27, Luật này quy định: “Gia đình, Nhà nước có trách nhiệm để đảm bảo rằng trẻ em có thể thực hiện quyền của mình để nghiên cứu và hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục và tạo điều kiện cho em theo học ở cấp độ cao hơn”.

Điều 94 Luật Giáo dục quy định Trách nhiệm của gia đình

1. Cha mẹ hoặc người giám hộ có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc, tạo điều kiện cho con em hoặc người được giám hộ được học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động của nhà trường.

2. Mọi người trong gia đình có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hóa, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ của con em; người lớn tuổi có trách nhiệm giáo dục, làm gương cho con em, cùng nhà trường nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.

Khoản 1, điều 69, Luật hôn nhân và gia đình, Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ:

“Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội”.

Về mặt pháp lý, có thể nói các mẫu thuẫn phát sinh trong hôn nhân của vợ chồng bạn đang làm cản trở quyền được đi học của các con. Việc các khoản nợ giữa hai bạn và chị bạn không liên quan đến các con.

Việc gia đình nhà chồng giữ con của bạn là vi phạm pháp luật. Họ không có quyền giữ con của bạn, nếu bạn có đủ chứng cớ chứng minh rằng chồng bạn và gia đình chồng bạn không tạo điều kiện cho các con bạn và không chăm sóc hai cháu thì bạn có quyền nuôi con sau ly hôn. Chồng bạn và bạn đang trong thời kỳ ly thân, chưa ly hôn, hai bạn vẫn bình đẳng trong việc nuôi dạy con cái, bạn có quyền yêu cầu chồng bạn thỏa thuận về việc nuôi con và tạo điều kiện cho các con trở lại đi học. Khi chưa có bất kỳ quyết định nào của cơ quan có thẩm quyền thì chồng bạn hoặc bên nhà chồng bạn không có quyền giữ con của bạn, nếu tình trạng hôn nhân không thể tiếp tục thì bạn phải có chứng cớ chứng minh anh ta không làm tròn trách nhiệm của người cha để yêu cầu Tòa án xem xét để bạn nuôi con.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi để bạn tham khảo về vấn đề của mình.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hôn nhân – Công ty luật Minh KHuê 

———————————— 

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

1. Tư vấn pháp luật lao động;

2.Tư vấn pháp luật lĩnh vực dân sự;

3. Tư vấn luật hành chính Việt Nam;

4. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;

5.Dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án.

6. Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hôn nhân gia đình;