1. Giới thiệu tác giả Vũ Duy Khang

Cuốn sách “Cẩm nang pháp luật dành cho Chủ tịch, kế toán xã, phường, thị trấn và chế độ kế toán, thu chi ngân sách nhà nước” do Vũ Duy Khang hệ thống và biên soạn.

 

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Cẩm nang pháp luật dành cho Chủ tịch, kế toán xã, phường, thị trấn và chế độ kế toán, thu chi ngân sách nhà nước

Cẩm nang pháp luật dành cho Chủ tịch, kế toán xã, phường, thị trấn và chế độ kế toán, thu chi ngân sách nhà nước

Tác giả: Vũ Duy Khang hệ thống

Nhà xuất bản Lao Động

 

3. Tổng quan nội dung sách

Công tác quản lý tài chính – kế toán xã là một hệ thống các quan hệ phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ của chính quyền cấp xã, nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước cấp cơ sở trong khuôn khổ đã đựợc phân cấp quản lý.

Trong những năm qua, Chính phủ và Bộ Tài chính đã ban hành các văn bản pháp luật quy định về quản lý tài chính, sử dụng tài sản, dự án đầu tư, chế độ kế toán tạo cơ sở pháp lý quan trọng để quản lý và sử dụng có hiệu quả mọi khoản thu, chi và các khoản đóng góp của nhân dân.

Nhằm nâng cao năng lực quản lý thu chi tài chính – kế toán, dự án đầu tư, sử dụng tại sản; đồng thời trang bị, cập nhật và hệ thống hoá những kiến thức cơ bản, chuyên sâu về nghiệp vụ kế toán cho các cán bộ đang công tác tại xã, phường, thị trấn, tác giả Vũ Duy Khang đã hệ thống và biên soạn cuốn “Cẩm nang pháp luật dành cho Chủ tịch, kế toán xã, phường, thị trấn và chế độ kế toán, thu chi ngân sách nhà nước”.

Cuốn sách được biên soạn với cấu trúc các phần chính như sau:

Phần thứ nhất: Chế độ kế toán xã, phường, thị trấn.

Trình bày toàn văn Thông tư số 70/2019/TT-BTC của bộ tài chính ngày 03 tháng 10 năm 2019 hướng dẫn chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã.

Phần thứ hai: Quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của Xã, phường, thị trấn

Trình bày toàn văn nhiều văn bản pháp luật:

– Luật ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 của quốc hội ngày 25 tháng 06 năm 2015

– Nghị định số 163/NĐ-CP của chính phủ ngày 21 tháng 12 năm 2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật ngân sách nhà nước

– Luật kế toán số 88/2015/QH2013 của quốc hội ngày 20 tháng 11 năm 2015

– Nghị định số 174/2016/NĐ-CP của chính phủ ngày 30 tháng 12 năm 2016 quy định chi tiết một số điều của luật kế toán

– Thông tư số 344/2016/TT- BTC của bộ tài chính ngày 30 tháng 12 năm 2016 quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn 

 

4. Đánh giá bạn đọc

Tác giả Vũ Duy Khang đã hệ thống và biên soạn trong cuốn sách “Cẩm nang pháp luật dành cho Chủ tịch, kế toán xã, phường, thị trấn và chế độ kế toán, thu chi ngân sách nhà nước” nhiều văn bản pháp luật hướng dẫn về chế độ kế toán ngân sách xã như: Luật kế toán năm 2015, Luật ngân sách nhà nước năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Thông tư 70/2019/TT-BTC Hướng dẫn chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã; Thông tư 344/2016/TT-BTC Quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn…. giúp bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu, tìm hiểu về các quy định này phục vụ cho công tác kế toán tại xã, phường, thị trấn hiệu quả, hạn chế sai sót không đáng có.

Cuốn sách có giá trị thực tiễn đối với bạn đọc, là nguồn tra cứu pháp lý tin cậy.

Cuốn sách “Cẩm nang pháp luật dành cho Chủ tịch, kế toán xã, phường, thị trấn và chế độ kế toán, thu chi ngân sách nhà nước” do tác giả Vũ Duy Khang hệ thống có giá trị thực tiễn đối với bạn đọc, là tài liệu hữu ích đối với lãnh đạo và người phụ trách kế toán tại xã, phường, thị trấn.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé! 

Tuy nhiên, Luật LVN Group lưu ý bạn đọc, cuốn sách được các tác giả hệ thống vào năm 2019, cũng đã tập hợp những văn bản pháp luật mới nhất song theo thời gian, cùng với sự vận động của thực tiễn, những quy định này sẽ được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế. Do đo, khi sử dụng cuốn sách để tra cứu bạn đọc lưu ý kiểm tra lại hiệu lực của quy định được dẫn chiếu một lần nữa để đảm bảo lựa chọn và áp dụng đúng quy định.

Nếu bạn có khó khăn trong việc tra cứu hiệu lực văn bản hay quy định pháp luật trong lĩnh vực nào đó, hãy liên hệ tổng đài 1900.0191 của Luật LVN Group, chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp chính xác và nhanh chóng nhất giúp bạn!

Luật LVN Group trích dẫn dưới đây một số quy định về tổ chức quản lý các hoạt động tài chính khác của xã theo quy định tại Thông tư 344/2016/TT-BTC để bạn đọc tham khảo:

Điều 15. Các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách của xã

1. Các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách của xã quy định tại Thông tư này là các quỹ do cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập và các khoản đóng góp trên nguyên tắc tự nguyện của nhân dân do thôn, bản huy động đã được Hội đồng nhân dân xã quyết định nhưng không đưa vào ngân sách xã theo chế độ quy định. Nội dung, mức và phương thức quản lý thu, chi quỹ thực hiện theo quy định của Nhà nước đối với từng quỹ và quy định của Hội đồng nhân dân xã.

2. Bộ phận tài chính, kế toán xã có nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân dân xã quản lý các quỹ trên (thực hiện thu, chi, mở sổ theo dõi riêng; tổ chức hạch toán, quyết toán riêng từng quỹ; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định,…). Kinh phí của các quỹ chưa sử dụng hết trong năm được chuyển sang năm sau.

3. Ủy ban nhân dân xã báo cáo kết quả hoạt động hằng năm của từng quỹ cho Hội đồng nhân dân xã, Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện.

Điều 16. Tài chính các hoạt động sự nghiệp của xã

1. Tài chính các hoạt động sự nghiệp của xã bao gồm các khoản thu, chi phát sinh từ các hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng, văn hóa thông tin, thể dục thể thao, các hoạt động quản lý đò, chợ, đầm, hồ, ao, đất đai, tài nguyên, bến bãi và các hoạt động sự nghiệp khác do Ủy ban nhân dân xã trực tiếp đứng ra tổ chức và quản lý theo chế độ quy định.

2. Tài chính các hoạt động sự nghiệp của xã được tổ chức quản lý thống nhất theo nguyên tắc:

a) Ủy ban nhân dân xã giao cho các bộ phận, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình của xã trực tiếp thực hiện từng loại hoạt động sự nghiệp. Các bộ phận, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình được Ủy ban nhân dân xã giao phải lập kế hoạch tài chính hằng năm, tính toán đầy đủ các khoản thu, các khoản chi; số phải nộp ngân sách xã hoặc số hỗ trợ từ ngân sách xã theo chế độ quy định (nếu có) trình Ủy ban nhân dân xã phê duyệt để thực hiện, Ủy ban nhân dân xã có nhiệm vụ tổng hợp báo cáo kế hoạch tài chính và kết quả tài chính hàng năm của từng hoạt động sự nghiệp trình Hội đồng nhân dân xã. Hội đồng nhân dân xã giám sát các hoạt động sự nghiệp này;

b) Bộ phận tài chính, kế toán xã giúp Ủy ban nhân dân xã quản lý tài chính các hoạt động sự nghiệp của xã, hướng dẫn các đơn vị, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình được giao thực hiện các hoạt động sự nghiệp trong việc tổ chức hạch toán và quyết toán thu, chi; thực hiện chế độ báo cáo tài Chính phù hợp với từng hoạt động, kiểm tra thường xuyên và đột xuất tình hình tài chính của các hoạt động này.

Điều 17. Các hoạt động tài chính của thôn, bản

1. Các khoản đóng góp trên nguyên tắc tự nguyện của nhân dân để sử dụng vào các mục đích cụ thể phục vụ cho lợi ích chung của cộng đồng thôn, bản do thôn, bản trực tiếp huy động và không đưa vào ngân sách xã.

2. Việc huy động chỉ được thực hiện sau khi có sự thống nhất, tự nguyện của nhân dân về chủ trương, mức huy động và phải báo cáo Ủy ban nhân dân xã. Ủy ban nhân dân xã phải hướng dẫn thôn, bản mở sổ sách ghi chép đầy đủ, cụ thể các khoản thu, chi và công khai với nhân dân kết quả huy động, sử dụng các nguồn tài chính trên. Khoản huy động chỉ được sử dụng cho đúng nội dung công việc cụ thể mà nhân dân đã thống nhất. Trường hợp tiền huy động chưa sử dụng, thôn, bản có thể nhờ xã gửi vào tài khoản tiền gửi của xã tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tín dụng hợp pháp. Được nhân dân trong thôn thống nhất, thôn có thể gửi tiền huy động chưa sử dụng vào tài khoản tiền gửi của thôn mở tại ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tín dụng. Bộ phận tài chính, kế toán xã có nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân dân xã hướng dẫn, kiểm tra (khi cần thiết) về tài chính đối với hoạt động tài chính thôn, bản.

Điều 18. Các hoạt động tài chính khác của xã

1. Hoạt động tài chính ngoài ngân sách của các tổ chức Đảng, đoàn thể được quản lý theo điều lệ của từng tổ chức, không đưa vào ngân sách xã và không thuộc các hoạt động tài chính khác của Ủy ban nhân dân xã. Các tổ chức Đảng, đoàn thể ở xã phải cử người mở sổ sách theo dõi cụ thể từng khoản thu, chi; tự tổ chức thu, chi và thực hiện chế độ báo cáo, công khai tài chính theo quy định của từng tổ chức.

2. Các khoản được ủy thác thu hộ, chi hộ: gồm các khoản thu, chi thuộc nhiệm vụ do các tổ chức, cơ quan khác ủy thác xã thu hộ, chi hộ. Bộ phận tài chính, kế toán xã giúp Ủy ban nhân dân xã thực hiện các khoản được ủy thác thu hộ, chi hộ theo chế độ quy định, mở sổ sách theo dõi riêng từng khoản và không được thực hiện thu, chi ngoài phạm vi được ủy thác.

Điều 20. Bộ phận tài chính, kế toán xã và trách nhiệm của bộ phận tài chính, kế toán xã

1. Phụ trách kế toán phải là người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tối thiểu trung cấp tài chính kế toán. Người phụ trách kế toán có nhiệm vụ giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã quản lý hoạt động thu, chi ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác ở xã; thực hiện công tác lập dự toán, phân bổ, chấp hành, kế toán, quyết toán ngân sách xã và các quỹ của xã.

2. Thủ quỹ có nhiệm vụ quản lý quỹ tiền mặt của xã (đối với xã có quy mô thu chi nhỏ có thể sử dụng cán bộ kiêm nhiệm, nhưng cán bộ kế toán xã không được kiêm nhiệm thủ quỹ).