1. Giới thiệu tác giả Tiến sĩ Hoàng Thị Loan
Cuốn sách “Di chúc và điều kiện có hiệu lực của di chúc” được biên soạn bởi Tiến sĩ Hoàng Thị Loan.
2. Giới thiệu hình ảnh sách
Di chúc và điều kiện có hiệu lực của di chúc
Tác giả: TS. Hoàng Thị Loan
Nhà xuất bản Công an nhân dân
3. Tổng quan nội dung sách
Con người là thực thể xã hội, đồng thời là thực thể sinh học mà sự sống, cái chết của họ luôn chịu tác động bởi quy luật tự nhiên. Khi còn sống, họ tham gia hoạt động lao động tìm kiếm hoặc tạo ra của cải, vật chất để phục vụ nhu cầu của bản thân, cộng đồng và xã hội. Đối với của cải, vật chất dư thừa, con người có xu hướng dự trữ, tích lũy. Dưới góc độ sinh học, cái chết làm chấm dứt sự tồn tại của con người, đồng thời làm chấm dứt năng lực chủ thể của chính họ trong mọi quan hệ xã hội. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của quan hệ thừa kế, việc một cá nhân chết đi sẽ dẫn tới quá trình chủ thể khác nhận và tiếp tục các hoạt động với tài sản mà người chết đã để lại.
Pháp luật của Việt Nam hay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đảm bảo quá trình dịch chuyển di sản của người chết cho những người còn sống thông qua hai trình tự thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Trong đó, trình tự phân chia di sản thừa kế theo di chúc xuất hiện muộn hơn thừa kế theo pháp luật nhưng ngày càng được áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, thừa kế là quan hệ đặc thù chỉ xuất hiện 1 chết. Do đó, ngay từ thời kì đầu, quá trình dịch chuyển di sản theo di chúc đã rất khó khăn và phức tạp. Mọi sự đều phải tuân thủ quy định của pháp luật về bản di chúc. Để đảm bảo tối đa tính trung thực của 1 di chúc, Nhà nước mỗi quốc gia đều thiết lập nhiều quy định dưới dạng các điều kiện áp dụng để xác định hiệu lực của một bản di chúc.
Với mong muốn làm sáng tỏ hơn một số vấn đề lý luận về di chúc, các vấn đề pháp lý và thực tiễn áp dụng liên quan tới từng nhóm điều kiện có hiệu lực của di chúc, TS. Hoàng Thị Loan đã biên soạn cuốn sách “Di chúc và điều kiện có hiệu lực của di chúc”.
Cuốn sách được biên soạn với cấu trúc chương mục như sau:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận về di chúc, điều kiện có hiệu lực của di chúc
I. Một số vấn đề lý luận về di chúc
II. Khái niệm, đặc điểm điều kiện có hiệu lực của di chúc
III. Cơ sở khoa học hình thành điều kiện có hiệu lực của di chúc
IV. Khái quát quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện có hiệu lực của di chúc
Chương 2. Điều kiện để di chúc hợp pháp
I. Điều kiện về người lập di chúc
II. Điều kiện về nội dung của di chúc
III. Điều kiện về yếu tố tự nguyện trong di chúc
IV. Điều kiện về hình thức của di chúc
Chương 3. Điều kiện để di chúc phát sinh hiệu lực pháp luật
I. Thực trạng quy định của pháp luật về điều kiện đối với người lập di chúc
II. Thực trạng quy định của pháp luật về điều kiện đối với người được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc còn sống, còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế
III. Thực trạng quy định của pháp luật về điều kiện đối với di sản thừa kế được định đoạt trong di chúc còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế
IV. Thực tiễn áp dụn quy định của pháp luật về điều kiện để di chúc phát sinh hiệu lực pháp luật
Chương 4. Điều kiện để di chúc được hình thành
I. Thực trạng quy định của pháp luật về điều kiện liên quan tới người thừa ké được chỉ định hưởng di chúc
II. Quy định của pháp luật về điều kiện liên quan tới di sản được định đoạt trong di chúc
III. Quy định của pháp luật về bản di chúc
IV. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về các điều kiện để di chúc được thi hành
Chương 5. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về điều kiện có hiệu lực của di chúc
I. Một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về điều kiện để di chúc hợp pháp
II. Một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về điều kiện để di chúc phát sinh hiệu lực pháp luật
III. Một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về các điều kiện để di chúc được thi hành
4. Đánh giá bạn đọc
Thực tiễn các tranh chấp liên quan tới hiệu lực của di chúc rất phổ biến, do đó, trang bị cho mình những kiến thức pháp lý và thực tiễn về di chúc nói chung và điều kiện có hiệu lực của di chúc nói riêng là điều cần thiết đối với mỗi người.
Tác giả đã trình bày trong cuốn sách không chỉ các vấn đề pháp lý mà còn có liên hệ thực tiễn giúp bạn đọc dễ dàng tiếp cận và liên hệ vấn đề trên thực tế.
Cuốn sách không chỉ có giá trị tham khảo về mặt khoa học pháp lý mà còn có giá trị thực tiễn đối với bạn đọc. Cuốn sách hỗ trợ đắc lực cho sinh viên, học viên tham gia đào tạo ngành luật tại các trường đại học trong môn Luật dân sự và là tài liệu tham khảo trong nghiên cứu đối với nhà nghiên cứu.
Kết luận: Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé! Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách “Di chúc và điều kiện có hiệu lực của di chúc“.
Luật LVN Group trích dẫn dưới đây những hạn chế, bất cập trong quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về hình thức của di chúc để bạn đọc tham khảo:
Về di chúc miệngTheo quy định của Điều 629 BLDS năm 2015, di chúc miệng chỉ được coi là hợp pháp khi đáp ứng đủ các điều kiện về hình thức, gồm: ít nhất 02 người làm chứng; ngay lập tức người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ; công chứng/chứng thực trong thời hạn 05 ngày làm việc; mặc nhiên bị hủy bỏ sau 03 tháng nếu người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt.Vì vậy, nếu chỉ vi phạm một trong các điều kiện nêu trên thì di chúc miệng sẽ bị coi là vô hiệu. Trên thực tế, do di chúc miệng được lập trong tình trạng đặc biệt, có tính cấp bách nên dễ bị vô hiệu hơn loại hình di chúc khác:Thứ nhất, trường hợp ông bà, cha mẹ ốm đau/bị tai nạn sắp mất dặn dò con cháu bằng lời nói rất phổ biến, đa số các trường hợp này con cháu sẽ tự nguyện nghe theo lời dặn dò, thực hiện trên cơ sở đạo đức, truyền thống văn hóa mà không quan tâm đến vấn đề việc lập di chúc miệng đó có đáp ứng đủ các điều kiện luật định hay không hoặc có thực hiện nhưng không đầy đủ các thủ tục. Do vậy, khi xảy ra tranh chấp, các bên đưa nhau ra Tòa thì di chúc miệng rất bất lợi, lúc đó hội đồng xét xử sẽ đối chiếu với các quy định của luật, dù cho lời nói của người để lại di chúc thể hiện đúng ý chí của họ nhưng tình trạng di chúc miệng bị hủy bỏ là rất phổ biến.Xem xét một số bản án cho thấy, các Tòa án cũng có quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng nếu di chúc miệng không đủ thủ tục nhưng có bản ghi âm lời nói, có người làm chứng thì vẫn có hiệu lực[6] (chủ yếu là thời kỳ thi hành BLDS năm 2005 trở về trước), còn đa số quan điểm là không công nhận hiệu lực của di chúc miệng[7].Thứ hai, pháp luật hiện hành không quy định cụ thể nghĩa vụ thực hiện việc công chứng hoặc chứng thực di chúc miệng là do ai thực hiện (người thừa kế được hưởng di sản hay những người làm chứng). Điều này gây ra cách hiểu khác nhau: có ý kiến cho rằng, người hưởng di sản phải thực hiện việc công chứng, chứng thực di chúc; ý kiến khác lại cho rằng, việc tiến hành công chứng hoặc chứng thực này chỉ có thể do người làm chứng thực hiện[8]. Do pháp luật quy định chưa rõ nghĩa vụ dẫn đến tình trạng, người hưởng di sản và người làm chứng trông chờ nhau, dẫn đến quá thời hạn “05 ngày làm việc”. Khi xảy ra tranh chấp, các bên có thể đổ lỗi cho nhau, gây khó khăn cho việc giải quyết của Tòa án. Bên cạnh đó, nếu cho rằng, người làm chứng bắt buộc phải thực hiện việc công chứng, chứng thực, nhưng họ không thực hiện khiến di chúc bị vô hiệu thì quyền và lợi ích của những người thừa kế sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong trường hợp này, sẽ phát sinh trách nhiệm của người làm chứng, điều này là không hợp lý[9].Thứ ba, do di chúc miệng được lập trong tình trạng đặc biệt “tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản”. Vì vậy, để đáp ứng được quy định “người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ” ngay lập tức và thực hiện công chứng, chứng thực “trong thời hạn 05 ngày”. Ví dụ, bị tai nạn tại vùng hẻo lánh, bị lạc đường khi đi thám hiểm, không có công cụ để ghi chép lại… hay trường hợp 02 người làm chứng có điều kiện ghi chép lại và ký tên hoặc điểm chỉ nhưng mất quá 05 ngày mới được giải cứu và lúc đó mới có điều kiện làm thủ tục công chứng, chứng thực, khi đó, đối chiếu với thời hạn thì đã bị quá hạn.Về cách thức ký tên, điểm chỉ di chúc bằng văn bảnVề hình thức của di chúc, BLDS năm 2015 quy định di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc”. Như vậy, tất cả di chúc viết tay và di chúc đánh máy đều phải ký hoặc điểm chỉ vào từng trang. Nếu vi phạm thì di chúc không được công nhận.Tác giả cho rằng, quy định cứng này chỉ phù hợp và bắt buộc với di chúc do người để lại di chúc tự đánh máy, nhờ người đánh máy hoặc nhờ người khác viết hộ. Người để lại di chúc cần phải ký điểm chỉ vào từng trang để xác nhận đó là ý chí của họ. Còn di chúc viết tay là di chúc có giá trị cao nhất, thể hiện đầy đủ, chính xác ý chí của người để lại di chúc, thể hiện trên từng chữ của di chúc nhưng nếu người viết không ký/điểm chỉ từng trang hoặc quên không đánh số thứ tự thì khi có tranh chấp vẫn không được công nhận là cách làm chưa mềm dẻo, ảnh hưởng đến nguyện vọng của người để lại di sản và quyền lợi của người thừa kế.Nguồn: Bài viết của ThS. Lưu Thị Phấn trên trang Lapphap.vn