1. Giới thiệu tác giả Luật sư Nguyễn An
Cuốn sách “Giải quyết tranh chấp Di chúc – Thừa kế Hôn nhân & gia đình” do Luật sư Nguyễn An biên soạn.
2. Giới thiệu hình ảnh sách
Giải quyết tranh chấp Di chúc – Thừa kế Hôn nhân & gia đình
Tác giả: Luật sư Nguyễn An
Nhà xuất bản Hồng Đức
3. Tổng quan nội dung sách
Tác giả có lời mở đầu cuốn sách như sau: “Làng có lệ làng, Gia có gia quy, đó là những quy tắc của Ông Cha ta ngày xưa áp dụng. Con người vì tài sản mà phải đánh đổi người, quen – thân hay chia cắt “tình máu mủ ruột già” thì chúng ta đã và đang làm mất giá trị đạo đức của bản thân mình. Tình cảm gia đình sẽ cho ta tương lai tươi sáng hơn. Ngày nay chúng ta có những quy tắc của pháp luật Nhà nước đã điều chỉnh hầu hết các mối quan hệ trong cuộc sống của mỗi người, chúng ta hãy tìm hiểu, áp dụng để có cuộc sống hạnh phúc, văn minh. Mỗi cá nhân nên có một Luật sư tư vấn thường xuyên là người hiểu hoàn cảnh của mình nhất giống như Bác sĩ riêng để lo cho sức khỏe. Nếu bạn có một cuộc sống tinh thần, pháp lý đầy đủ thì sẽ là một phần bổ sung giúp bạn có một cuộc sống tự tin, hạnh phúc.”
Đúng vậy, các mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong quan hệ thừa kế, hôn nhân và gia đình rất phổ biến, một phần nguyên nhân xuất phát từ sự thiếu hiểu biết các quy định pháp luật của Nhà nước điều chỉnh các quan hệ này. Nhằm mục đích cung cấp tới bạn đọc những hiểu biết pháp lý căn bản trong lĩnh vực thừa kế, hôn nhân và gia đình, Luật sư Nguyễn An đã biên soạn cuốn sách: “Giải quyết tranh chấp Di chúc – Thừa kế Hôn nhân & gia đình”.
Cuốn sách được biên soạn với cấu trúc như sau:
1. Các trường hợp cụ thể
Phần này tác giả trình bày 37 tình huống tranh chấp trước, trong và sau hôn nhân được biên soạn dựa trên các tình huống thực tế thường xuyên sảy ra trong cuộc sống và đã được giải quyết, xử lý hiệu quả.
Tình huống 1: Có được từ chối di chúc có công nợ của bố để lại không?
Tình huống 2: Yêu cầu chồng đền bù tuổi thanh xuân?
Tình huống 3: Tư cách giám hộ cho người nhà bị mất khả năng lao động
Tình huống 4: Người để lại di sản lo lắng việc không ai xác định thời gian và địa điểm họ mất để mở thừa kế?
Tình huống 5: Người hưởng tài sản di chúc có thể thay đổi nội dung của di chúc được không?
Tình huống 6. Xác định hiệu lực của di chúc
Tình huống 7. Có thai với người yêu khi chưa ly hôn với chồng cũ thì con sẽ là con ai?
Tình huống 8. Nam giới nước ngoài mua nhà cho nữ giới Việt Nam để chuẩn bị kết hôn thì xác định nhà của ai?
Tình huống 9. Đứng tên Giám đốc công ty hộ chồng thì có phải chịu trách nhiệm không khi công ty trốn thuế?
Tình huống 10. Làm cách nào để ly hôn với chồng “hờ” khi chồng “hờ” mất tích?
Tình huống 12: Nhận con nuôi từ bé thì phải làm giấy tờ như thế nào?
2. Hôn nhân – lý luận pháp lý
3. Thừa kế và di chúc
4. Các thủ tục hành chính
5. Các thủ tục khiếu nại – tố cáo
6. Thẩm quyền của UBND cấp xã/phường và UBND cấp quận/huyện trong các công việc đăng ký kết hôn, giám hộ, con nuôi và ủy quyền
7. Quy định phòng chống bạo lực gia đình
4. Đánh giá bạn đọc
Tác giả đã chia sẻ tới bạn đọc những tình huống tranh chấp thực tiễn về thừa kế, hôn nhân và gia đình mà tác giả đã tiếp nhận có phân tích hướng giải quyết dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Cách biên soạn này giúp bạn đọc dễ dàng tiếp cận vấn đề hơn và dễ dàng nhận diện được vấn đề của mình khi tra cứu .
Bên cạnh đó, tác giả cũng trình bày nhiều nội dung pháp lý về thừa kế, di chúc và hôn nhân gia đình thuận tiện cho bạn đọc tra cứu, tìm hiểu và áp dụng trong thực tế.
Cuốn sách sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích đối với các độc giả quan tâm tìm hiểu pháp luật về các vấn đề xã hội khi tiến hành hòa giải các xung đột trong cuộc sống của cộng đồng mình sinh sống.
Kết luận: Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé! Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách “Giải quyết tranh chấp Di chúc – Thừa kế Hôn nhân & gia đình“.
Nếu bạn có khó khăn trong việc tra cứu hiệu lực văn bản hay quy định pháp luật trong lĩnh vực nào đó, hãy liên hệ tổng đài 1900.0191 của Luật LVN Group, chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp chính xác và nhanh chóng nhất giúp bạn!
Câu hỏi 1: Điều kiện cần đáp ứng đối với người nhận con nuôi là gì?
Theo quy định tại Điều 14 Luật nuôi con nuôi năm 2010, Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
d) Có tư cách đạo đức tốt.
Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c.
Những người sau đây không được nhận con nuôi:
a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
c) Đang chấp hành hình phạt tù;
d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
Câu hỏi 2: Hồ sơ của người nhận con nuôi và hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi trong nước gồm những gì?
Hồ sơ của người nhận con nuôi gồm có:
1. Đơn xin nhận con nuôi;
2. Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
3. Phiếu lý lịch tư pháp;
4. Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
5. Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật này.
Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi trong nước gồm có:
a) Giấy khai sinh;
b) Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
c) Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;
d) Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự;
đ) Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.
Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ lập hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi sống tại gia đình; cơ sở nuôi dưỡng lập hồ sơ của trẻ em được giới thiệu làm con nuôi sống tại cơ sở nuôi dưỡng.
Câu hỏi 3: Nộp hồ sơ nhận nuôi con nuôi ở đâu? Thời hạn giải quyết là bao lâu?
Theo quy định tại Điều 19 Luật nuôi con nuôi 2010 thì:
– Người nhận con nuôi phải nộp hồ sơ của mình và hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú hoặc nơi người nhận con nuôi thường trú.
– Thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi là 30 ngày, kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Câu hỏi 4: Việc đăng ký nuôi con nuôi được tiến hành như thế nào?
Theo quy định tại Điều 22 Luật nuôi con nuôi 2010:
1. Khi xét thấy người nhận con nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi có đủ điều kiện theo quy định của Luật này thì Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đăng ký nuôi con nuôi, trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng, tổ chức giao nhận con nuôi và ghi vào sổ hộ tịch trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của những người quy định tại Điều 21 của Luật này.
2. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản cho người nhận con nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và nêu rõ lý do trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có ý kiến của những người quy định tại Điều 21 của Luật này.
3. Giấy chứng nhận nuôi con nuôi được gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người nhận con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi.
Câu hỏi 5: Việc chấm dứt nuôi con nuôi dẫn đến hệ quả gì?
Theo quy định tại Điều 27 Luật nuôi con nuôi 2010, Hệ quả của việc chấm dứt nuôi con nuôi như sau:
– Quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi chấm dứt kể từ ngày quyết định chấm dứt nuôi con nuôi của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
– Trường hợp con nuôi là người chưa thành niên hoặc đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động thì Tòa án quyết định giao cho cha mẹ đẻ hoặc tổ chức, cá nhân khác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục vì lợi ích tốt nhất của người đó.
– Trường hợp con nuôi được giao cho cha mẹ đẻ thì các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đẻ đã chấm dứt theo quy định tại khoản 4 Điều 24 của Luật này được khôi phục.
– Trường hợp con nuôi có tài sản riêng thì được nhận lại tài sản đó; nếu con nuôi có công lao đóng góp vào khối tài sản chung của cha mẹ nuôi thì được hưởng phần tài sản tương xứng với công lao đóng góp theo thỏa thuận với cha mẹ nuôi; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
– Con nuôi có quyền lấy lại họ, tên của mình như trước khi được cho làm con nuôi.