1. Giới thiệu tác giả Tăng Bình và Ái Phương
Cuốn sách “Hệ thống Biểu mẫu, nội dung và phương pháp lập báo cáo cung cấp thông tin tài chính, báo cáo tài chính nhà nước, quyết toán ngân sách nhà nước” do các tác giả Tăng Bình và Ái Phương hệ thống.
2. Giới thiệu hình ảnh sách
Hệ thống Biểu mẫu, nội dung và phương pháp lập báo cáo cung cấp thông tin tài chính, báo cáo tài chính nhà nước, quyết toán ngân sách nhà nước
Tác giả: Tăng Bình – Ái Phương hệ thống
Nhà xuất bản Tài Chính
3. Tổng quan nội dung sách
Báo cáo tài chính nhà nước được lập trên cơ sở hợp nhất báo cáo tài chính của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức kinh tế và các đơn vị có liên quan khác thuộc khu vực nhà nước, dùng để tổng hợp và thuyết minh về tình hình tài chính nhà nước, kết quả hoạt động tài chính nhà nước và lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính nhà nước trên phạm vi toàn quốc và từng địa phương.
Báo cáo tài chính nhà nước cung cấp thông tin về tình hình thu, chi ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước, nợ công, vốn nhà nước tại doanh nghiệp, tài sản, nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn của Nhà nước. Báo cáo tài chính nhà nước gồm: a) Báo cáo tình hình tài chính nhà nước; b) Báo cáo kết quả hoạt động tài chính nhà nước; c) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; d) Thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước.
Việc lập báo cáo tài chính nhà nước được thực hiện như sau:
a) Bộ Tài chính chịu trách nhiệm lập báo cáo tài chính nhà nước trên phạm vi toàn quốc, trình Chính phủ để báo cáo Quốc hội; chỉ đạo Kho bạc Nhà nước chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính lập báo cáo tài chính thuộc phạm vi địa phương, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp;
b) Các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế và các đơn vị có liên quan có trách nhiệm lập báo cáo của đơn vị mình và cung cấp thông tin tài chính cần thiết phục vụ việc lập báo cáo tài chính nhà nước trên phạm vi toàn quốc và từng địa phương.
Báo cáo tài chính nhà nước được lập và trình Quốc hội, Hội đồng nhân dân cùng với thời điểm quyết toán ngân sách nhà nước theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
Báo cáo tài chính nhà nước theo quy định của Luật Kế toán, là bước cải tiến mạnh mẽ của ngành tài chính, nhằm cung cấp đầy đủ, toàn diện, minh bạch hơn thông tin về tình hình tài chính và ngân sách nhà nước. Cũng thông qua hoạt động này, việc lập Báo cáo cung cấp thông tin tài chính phục vụ việc tổng hợp, lập Báo cáo tài chính nhà nước của Kho bạc Nhà nước sẽ ngày càng minh bạch, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, nhiều cơ quan, đơn vị đã gặp phải nhiều khó khăn trong việc lập Báo cáo cung cấp thông tin tài chính, Báo cáo bổ sung thông tin tài chính, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tổng hợp….Để khắc phục khó khăn, vướng mắc này, Nhà xuất bản Tài chính đã xuất bản cuốn sách “Hệ thống Biểu mẫu, nội dung và phương pháp lập báo cáo cung cấp thông tin tài chính, báo cáo tài chính nhà nước, quyết toán ngân sách nhà nước” do các tác giả Tăng Bình và Ái Phương biên soạn.
Nội dung cuốn sách gồm các phần như sau:
Phần thứ nhất. Hướng dẫn lập báo cáo cung cấp thông tin tài chính đối với kho bạc nhà nước các cấp;
Phần thứ hai. Hướng dẫn lập báo cáo cung cấp thông tin tài chính đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức trực thuộc bộ tài chính và cơ quan tài chính địa phương;
Phần thứ ba. Hướng dẫn lập báo cáo cung cấp thông tin tài chính đối với ủy ban nhân dân cấp xã;
Phần thứ tư. Hướng dẫn lập báo cáo cung cấp thông tin tài chính đối với các đơn vị dự toán cấp i;
Phần thứ năm. Hướng dẫn lập báo cáo tài chính nhà nước;
Phần thứ sáu. Hướng dẫn lập báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước đối với đơn vị hành chính, sự nghiệp.
4. Đánh giá bạn đọc
Các tác giả đã hệ thống trong cuốn sách “Hệ thống Biểu mẫu, nội dung và phương pháp lập báo cáo cung cấp thông tin tài chính, báo cáo tài chính nhà nước, quyết toán ngân sách nhà nước” các biểu mẫu, nội dung và phương pháp theo quy định pháp luật hiện hành giúp cho các cơ quan đơn vị dễ dàng tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng để có thể lập báo cáo cung cấp thông tin tài chính, báo cáo tài chính nhà nước, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước được đúng và chính xác.
Cuốn sách được các tác giả hệ thống, tập hợp thông tin từ nhiều văn bản pháp luật có thể kể đến như: Luật Kế toán 2015,; Nghị định 25/2017/NĐ-CP; Thông tư 133/2018/TT-BTC Hướng dẫn lập báo cáo tài chính nhà nước; Thông tư 107/2017/TT-BTC Hướng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp…. rất thuận tiện và tiết kiệm thời gian tra cứu cho cơ quan, đơn vị.
Kết luận: Cuốn sách “Hệ thống Biểu mẫu, nội dung và phương pháp lập báo cáo cung cấp thông tin tài chính, báo cáo tài chính nhà nước, quyết toán ngân sách nhà nước” do Tăng Bình và Ái Phương hệ thống có giá trị thực tiễn đối với bạn đọc, là tài liệu hữu ích đối với lãnh đạo và người phụ trách kế toán cơ quan, đơn vị.
Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé!
Tuy nhiên, Luật LVN Group lưu ý bạn đọc, cuốn sách được các tác giả hệ thống vào năm 2020, cũng đã tập hợp những văn bản pháp luật mới nhất song theo thời gian, cùng với sự vận động của thực tiễn, những quy định này sẽ được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế. Do đo, khi sử dụng cuốn sách để tra cứu bạn đọc lưu ý kiểm tra lại hiệu lực của quy định được dẫn chiếu một lần nữa để đảm bảo lựa chọn và áp dụng đúng quy định.
Nếu bạn có khó khăn trong việc tra cứu hiệu lực văn bản hay quy định pháp luật trong lĩnh vực nào đó, hãy liên hệ tổng đài 1900.0191 của Luật LVN Group, chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp chính xác và nhanh chóng nhất giúp bạn!
Luật LVN Group trích dẫn dưới đây quy định về trình tự lập Báo cáo tài chính nhà nước theo quy định tại Thông tư 133/2018/TT-BTC để bạn đọc tham khảo:
Điều 10. Trình tự lập Báo cáo tài chính nhà nước
Sau khi tiếp nhận, kiểm tra, phân loại thông tin trên các Báo cáo cung cấp thông tin tài chính của các cơ quan, đơn vị, tổ chức; phối hợp hoàn thiện các báo cáo này, Kho bạc Nhà nước các cấp lập Báo cáo tài chính nhà nước theo hướng dẫn tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này, với trình tự như sau:
1. Báo cáo tình hình tài chính nhà nước, Báo cáo kết quả hoạt động tài chính nhà nước
a) Bước 1: Tổng hợp số liệu
Tổng hợp số liệu các chỉ tiêu liên quan được trình bày trên các báo cáo được sử dụng làm căn cứ lập Báo cáo tài chính nhà nước quy định tại Điều 9 của Thông tư này.
b) Bước 2: Loại trừ các giao dịch nội bộ
Loại trừ các giao dịch nội bộ theo hướng dẫn tại Điều 11 của Thông tư này.
c) Bước 3: Tổng hợp và trình bày báo cáo.
2. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
a) Bước 1: Xác định lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động chủ yếu. b) Bước 2: Xác định lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư.
c) Bước 3: Xác định lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính. d) Bước 4: Xác định lưu chuyển tiền thuần trong kỳ.
đ) Bước 5: Xác định tiền và các khoản tương đương tiền đầu kỳ. e) Bước 6: Xác định ảnh hưởng của chênh lệch tỷ giá.
g) Bước 7: Xác định tiền và các khoản tương đương tiền cuối kỳ: tổng hợp từ các chỉ tiêu nêu tại Bước 4, 5, 6.
Điều 11. Giao dịch nội bộ
1. Giao dịch nội bộ là giao dịch giữa các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong cùng phạm vi lập Báo cáo tài chính nhà nước và được loại trừ khi lập Báo cáo tài chính nhà nước theo hướng dẫn tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 của Điều này.
2. Các giao dịch nội bộ phải loại trừ khi lập Báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc bao gồm:
a) Bổ sung cân đối ngân sách; bổ sung có mục tiêu, thu hồi, hoàn trả kinh phí giữa ngân sách cấp Trung ương và ngân sách cấp tỉnh.
b) Vay từ các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách.
c) Cho ngân sách địa phương vay lại từ nguồn vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài.
d) Chi, tạm ứng kinh phí hoạt động; chi, tạm ứng, ứng trước kinh phí chương trình dự án, kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản,… từ nguồn ngân sách nhà nước cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc ngân sách cấp trung ương.
đ) Giao dịch nội bộ giữa các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do trung ương quản lý với các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc ngân sách các cấp; giao dịch nội bộ giữa các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc các cấp ngân sách với nhau (ngoài các giao dịch nội bộ đã được loại trừ khi lập các Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh, nêu tại điểm c Khoản 3 của Điều này).
3. Các giao dịch nội bộ phải loại trừ khi lập Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh bao gồm:
a) Bổ sung cân đối ngân sách; bổ sung có mục tiêu, thu hồi, hoàn trả kinh phí giữa ngân sách cấp tỉnh và ngân sách cấp huyện.
b) Chi, tạm ứng kinh phí hoạt động; chi, tạm ứng, ứng trước kinh phí chương trình dự án, kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản… cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc ngân sách cấp tỉnh.
c) Giao dịch nội bộ giữa các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc cùng phạm vi lập Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh.
5. Trước khi gửi Báo cáo cung cấp thông tin tài chính cho Kho bạc Nhà nước các cấp theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này, các cơ quan, đơn vị, tổ chức có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu các giao dịch nội bộ liên quan đến thông tin tài chính nhà nước của đơn vị mình hoặc giao đơn vị mình theo dõi, quản lý.
Điều 12. Kiểm tra Báo cáo tài chính nhà nước
1. Nội dung kiểm tra Báo cáo tài chính nhà nước
a) Kiểm tra danh mục Báo cáo tài chính nhà nước theo quy định tại Điều 30 Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2015.
b) Kiểm tra tính pháp lý của Báo cáo tài chính nhà nước: đảm bảo báo cáo được phê duyệt đầy đủ, đúng thẩm quyền.
c) Kiểm tra việc tổng hợp các báo cáo: đảm bảo tổng hợp đầy đủ số liệu các đơn vị cung cấp thông tin, đảm bảo loại trừ theo quy định tại Thông tư này.
2. Cơ quan kiểm tra Báo cáo tài chính nhà nước
a) Bộ Tài chính kiểm tra Báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc. b) Kho bạc Nhà nước kiểm tra Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh.
Điều 13. Điều chỉnh số liệu Báo cáo tài chính nhà nước
Trường hợp phát hiện sai sót trên Báo cáo tài chính nhà nước, việc điều chỉnh số liệu được thực hiện như sau:
1. Đối với Báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc: Trường hợp chưa được báo cáo Quốc hội, Kho bạc Nhà nước thực hiện điều chỉnh số liệu trên Báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc năm đó; trường hợp đã được báo cáo Quốc hội, Kho bạc Nhà nước thực hiện điều chỉnh số liệu trên Báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc của năm đã phát hiện sai sót và thuyết minh về việc điều chỉnh này.
2. Đối với Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh: Trường hợp chưa được báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh thực hiện điều chỉnh số liệu trên Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh năm đó; trường hợp đã được báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh thực hiện điều chỉnh số liệu trên Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh của năm đã phát hiện sai sót và thuyết minh về việc điều chỉnh này.