1. Giới thiệu tác giả, nhóm tác giả

Cuốn sách “Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước và các quy định mới về kiểm sát thu chi ngân sách nhà nước” do các tác giả Việt Trinh và Thiên Kim biên soạn.

 

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Sách Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước và các quy định mới về kiểm sát thu chi ngân sách nhà nước

Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước và các quy định mới về kiểm sát thu chi ngân sách nhà nước

Tác giả: Việt Trinh – Thiên Kim

Nhà xuất bản Tài chính

 

3. Tổng quan nội dung sách

Ngày 15/7/2020, Văn phòng Quốc hội ban hành Văn bản hợp nhất số 06/VBHN-VPQH Hợp nhất Luật Ngân sách Nhà nước. Luật này quy định về lập, chấp hành, kiểm toán, quyết toán, giám sát ngân sách nhà nước; nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong lĩnh vực ngân sách nhà nước.

Bên cạnh đó, Quốc hội, Bộ Tài chính cũng ban hành nhiều văn bản mới hướng dẫn xây dựng, và tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước và quy định về kiểm soát thu chi ngân sách nhà nước;… Cụ thể như:

– Nghị quyết số 128/2020/QH14 ngày 12-11-2020 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2021;

– Thông tư số 71/2020/TT-BTC ngày 30-7-2020 hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2021, kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm 2021-2023;

– Thông tư số 109/2020/TT-BTC ngày 25-12-2020 quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2021;

– Thông tư số 62/2020/TT-BTC ngày 22-6-2020 hướng dẫn kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên từ Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước;

– Thông tư số 10/2020/TT-BTC ngày 20-02-2020 quy định về quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn nhà nước;…

Nhằm giúp cho các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức, cá nhân kịp thời nắm bắt những thông tin mới nêu trên, Nhà xuất bản Tài chính xuất bản cuốn sách: “Hệ thống Mục lục Ngân sách nhà nước và các quy định mới về kiểm soát thu chi Ngân sách nhà nước” do các tác giả Việt Trinh và Thiên Kim biên soạn.

Nội dung cuốn sách gồm các phần chính sau đây:

Phần thứ nhất. Văn bản hợp nhất Luật Ngân sách nhà nước

Phần thứ hai. Hướng dẫn xây dựng và tổ chức thực hiện Dự toán Ngân sách nhà nước

Phần thứ ba. Quy định mới về kiểm soát thu chi Ngân sách nhà nước

Phần thứ tư. Hệ thống Mục lục ngân sách (đã được sửa đổi, bổ sung)

 

4. Đánh giá bạn đọc

Các tác giả đã hệ thống trong cuốn sách nhiều văn bản pháp luật đang có hiệu lực thi hành thời điểm 2021 về kiểm soát thu chi ngân sách nhà nước, đồng thời trình bày đầy đủ hệ thống Mục lục ngân sách nhà nước được sửa đổi bổ sung cập nhật theo quy định tại Thông tư 93/2019/TT-BTC thuận tiện cho việc tra cứu, tìm hiểu và thực hiện của các cơ quan, đơn vị.

Mục lục ngân sách nhà nước đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với các hoạt động quản lí ngân sách của nhà nước.

Thứ nhất, vai trò của mục lục thể hiện đối với hoạt động điều hành quản lí ngân sách được thể hiện trong từng khâu của chu trình quản lí ngân sách nhà nước.

Trong khâu lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán dự án. Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước có bao quát được các hoạt động kinh tế và các giao dịch thì việc thu thập, phân tích và xử lí số liệu mới đầy đủ.

Từ đó cung cấp thông tin kịp thời cho công tác lập dự toán ngân sách nhà nước, điều hành, quản lí, kiểm soát ngân sách; đồng thời cung cấp thông tin cần thiết phục vụ việc ra các quyết định phát triển kinh tế – xã hội.

Thứ hai, giúp các cơ quan, đơn vị nắm bắt kịp thời và thực hiện tốt những qui định của pháp luật về việc quản lí và sử dụng ngân sách nhà nước; lập dự toán ngân sách nhà nước; chế độ thu nộp, quản lí và sử dụng kinh phí, tài sản nhà nước.

Vì vậy, nắm bắt đúng quy định về mục lục ngân sách nhà nước sẽ thực hiện hiệu qảu trong việc điều hành quản lý ngân sách, tránh thất thoát tài sản nhà nước. Cuốn sách đã được tác giả hệ thống mục lục ngân sách nhà nước cập nhật theo quy định mới năm 2020 giúp bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và áp dụng trên thực tế.

 

Kết luận: Cuốn sách Hệ thống Mục lục Ngân sách nhà nước và các quy định mới về kiểm soát thu chi Ngân sách nhà nước” do các tác giả Việt Trinh và Thiên Kim hệ thống có giá trị thực tiễn đối với bạn đọc, là tài liệu hữu ích trong việc phổ biến quy định về quản lý, thực thi ngân sách nhà nước hiệu quả.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé! 

Tuy nhiên, Luật LVN Group lưu ý bạn đọc, cuốn sách được các tác giả hệ thống vào năm 2021, cũng đã tập hợp những văn bản pháp luật mới nhất song theo thời gian, cùng với sự vận động của thực tiễn, những quy định này sẽ được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế. Do đo, khi sử dụng cuốn sách để tra cứu bạn đọc lưu ý kiểm tra lại hiệu lực của quy định được dẫn chiếu một lần nữa để đảm bảo lựa chọn và áp dụng đúng quy định.

Nếu bạn có khó khăn trong việc tra cứu hiệu lực văn bản hay quy định pháp luật trong lĩnh vực nào đó, hãy liên hệ tổng đài 1900.0191 của Luật LVN Group, chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp chính xác và nhanh chóng nhất giúp bạn!

Luật LVN Group trích dẫn dưới đây nội dung danh mục mã loại – khoản theo quy định tại Thông tư 324/2016/TT-BTC sửa đổi tại Thông tư 93/2019/TT-BTC để bạn đọc tham khảo:

PHỤ LỤC II

DANH MỤC MÃ LOẠI – KHOẢN
(Kèm theo Thông tư số 324/2016/TT-BTC ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

STT

Loại (lĩnh vực), Khoản

Mã số

Tên gọi

Ghi chú

1

Loại

010

Quốc phòng

Trừ chi công tác quốc phòng tại các bộ, cơ quan trung ương

 

Khoản

011

Quốc phòng

 

 

Khoản

012

Cơ yếu Chính phủ

 

 

Khoản

013

Trung tâm nhiệt đới Việt Nga

 

 

Khoản

014

Chuẩn bị động viên

 

2

Loại

040

An ninh và trật tự an toàn xã hội

Trừ chi công tác an ninh và trật tự an toàn xã hội tại các bộ, cơ quan trung ương

 

Khoản

041

An ninh và trật tự an toàn xã hội

 

3

Loại

070

Giáo dục – đào tạo và dạy nghề

Trường hợp ghép các cấp giáo dục (Tiểu học, Trung học cơ sở, Trường Khuyết tật) thì hạch toán theo cấp học chiếm tỷ trọng chi ngân sách lớn nhất; không thay đổi trong quá trình thực hiện

 

Khoản

071

Giáo dục mầm non

Bao gồm: Nhà trẻ, mẫu giáo

 

Khoản

072

Giáo dục tiểu học

 

 

Khoản

073

Giáo dục trung học cơ sở

 

 

Khoản

074

Giáo dục trung học phổ thông

 

 

Khoản

075

Giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên

Bao gồm: Giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên trong các trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên.

 

Khoản

081

Giáo dục đại học

 

 

Khoản

082

Giáo dục sau đại học

Bao gồm: Đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ.

 

Khoản

083

Đào tạo khác trong nước

 

 

Khoản

084

Đào tạo ngoài nước

Khoản này chỉ bao gồm: Các khoản chi cho đối tượng trong nước được hưởng theo chế độ đào tạo dài hạn tại nước ngoài được ngân sách nhà nước đài thọ.

 

Khoản

085

Đào tạo lại, bồi dưỡng nghiệp vụ khác cho cán bộ, công chức, viên chức (gồm cả đào tạo ngắn hạn nước ngoài)

 

 

Khoản

091

Giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp

Bao gồm: Đào tạo trình độ sơ cấp được thực hiện theo hai hình thức đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên.

 

Khoản

092

Giáo dục nghề nghiệp trình độ trung cấp

Bao gồm: Đào tạo trình độ trung cấp được thực hiện theo hai hình thức đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên.

 

Khoản

093

Giáo dục nghề nghiệp trình độ cao đẳng

Bao gồm: Đào tạo trình độ cao đẳng được thực hiện theo hai hình thức đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên.

 

Khoản

098

Các nhiệm vụ phục vụ cho giáo dục, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp khác

Bao gồm: Kiểm tra, giám sát, các đại hội, hội thi, các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động không chia tách cho từng cấp học…

4

Loại

100

Khoa học và công nghệ

 

 

Khoản

101

Khoa học tự nhiên và kỹ thuật

Bao gồm: Các nghiên cứu cơ bản, ứng dụng và triển khai, chuyển giao ứng dụng trong các lĩnh vực toán học, vật lý, thiên văn, hóa học, khoa học trái đất, khoa học sự sống, y học, nông nghiệp,… và các hoạt động khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Bao gồm cả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về khoa học và công nghệ cho đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ

 

Khoản

102

Khoa học xã hội và nhân văn

Bao gồm: Các nghiên cứu cơ bản, ứng dụng và triển khai, trong các lĩnh vực kinh tế, tâm lý, luật pháp, ngôn ngữ, nghệ thuật,…

Bao gồm cả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về khoa học và công nghệ cho đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ.

 

Khoản

103

Khoa học và công nghệ khác

Bao gồm cả hoạt động điều tra cơ bản, ứng dụng và triển khai, chuyển giao ứng dụng trong tất cả các ngành khoa học (được bố trí dự toán từ nguồn kinh phí khoa học và công nghệ).

Bao gồm cả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về khoa học và công nghệ cho đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ.

5

Loại

130

Y tế, dân s và gia đình

 

 

Khoản

131

Y tế dự phòng

Bao gồm: Các hoạt động y tế dự phòng

 

Khoản

132

Khám bệnh, chữa bệnh

Bao gồm: Các hoạt động của bệnh viện, các phòng khám, chỉnh hình, phục hồi chức năng và điều dưỡng thuộc ngành y tế.

Không bao gồm: Cơ sở phục hồi chức năng và điều dưỡng thuộc lĩnh vực bảo đảm xã hội (hạch toán vào Khoản tương ứng trong Loại bảo đảm xã hội).

 

Khoản

133

Hỗ trợ kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng chính sách

Bao gồm: Kinh phí hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho: Người nghèo, người cận nghèo; trẻ em dưới 6 tuổi; học sinh, sinh viên; người có công với cách mạng; người nghỉ hưu; đối tượng bảo trợ xã hội; trợ cấp bảo hiểm xã hội do ngân sách nhà nước đảm bảo; thân nhân lực lượng vũ trang;…

 

Khoản

134

Vệ sinh an toàn thực phẩm

 

 

Khoản

139

Y tế khác

Không bao gồm: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh (đã hạch toán ở Khoản 131, 132)

 

Khoản

141

Sự nghiệp gia đình

Không bao gồm: Hoạt động về dân số (đã hạch toán ở Khoản 151)

 

Khoản

151

Dân số

 

6

Loại

160

Văhóa thông tin

 

 

Khoản

161

Văn hóa

Bao gồm: Phim, ảnh, thư viện, lưu trữ, bảo tồn, bảo tàng, các hoạt động nghệ thuật, …

 

Khoản

171

Thông tin

Bao gồm: Hoạt động thông tin, truyền thông, xuất bản, báo chí.

Không bao gồm: hoạt động thông tấn (đã được hạch toán ở Loại 190 – Phát thanh, truyền hình, thông tấn).

7

Loại

190

Phát thanh, truyền hình, thông tấn

Trường hợp hoạt động gắn với nhiều Khoản, thì hạch toán vào Khoản chiếm tỷ trọng lớn nhất, hoặc hoạt động chính

 

Khoản

191

Phát thanh

 

 

Khoản

201

Truyền hình

 

 

Khoản

211

Thông tấn

(Dùng cho cấp trung ương)

8

Loại

220

Thể dục thể thao

 

 

Khoản

221

Thể dục thể thao

 

9

Loại

250

Bảo vệ môi trường

Trường hợp hoạt động gắn với nhiều Khoản, thì hạch toán vào Khoản chiếm tỷ trọng lớn nhất

 

Khoản

251

Điều tra quan trắc và phân tích môi trường

 

 

Khoản

261

Xử lý chất thải rắn

Bao gồm cả các hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý, chôn, đốt chất thải rắn và khắc phục ô nhiễm chất rắn

 

Khoản

262

Xử lý chất thải lỏng

Bao gồm các hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý nước thải và khắc phục ô nhiễm chất lỏng

 

Khoản

263

Xử lý chất thải khí

 

 

Khoản

271

Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học

 

 

Khoản

272

Ứng phó với biến đổi khí hậu

 

 

Khoản

278

Bảo vệ môi trường khác

 

10

Loại

280

Các hoạt động kinh tế

Các hoạt động trong từng Khoản, gồm cả dịch vụ khảo sát, điều tra, đo đạc, quy hoạch, lưu trữ, tư vấn cho hoạt động đó; các nhiệm vụ chi, dự án phục vụ cho hoạt động nào, thì hạch toán vào Khoản đó.

 

Khoản

281

Nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp

Bao gồm cả hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y, diêm nghiệp,…

 

Khoản

282

Lâm nghiệp và dịch vụ lâm nghiệp

 

 

Khoản

283

Thủy lợi và dịch vụ thủy lợi

 

 

Khoản

284

Thủy sản và dịch vụ thủy sản

 

 

Khoản

285

Định canh, định cư và kinh tế mới

Bao gồm cả kinh tế biển, đảo.

 

Khoản

291

Vận tải công cộng đô thị

Bao gồm: Vận tải xe buýt, đường sắt nội đô

 

Khoản

292

Giao thông đường bộ

Không bao gồm: Vận tải bằng xe buýt

 

Khoản

293

Giao thông đường sắt

Không bao gồm: Vận tải đường sắt nội đô

 

Khoản

294

Giao thông đường thủy nội địa

 

 

Khoản

295

Giao thông hàng hải

Bao gồm cả vận tải ven biển và hoạt động tìm kiếm cứu nạn trên biển

 

Khoản

296

Giao thông hàng không

 

 

Khoản

297

Hỗ trợ vận tải

Bao gồm: Các hoạt động có liên quan tới vận tải hành khách và hàng hóa như điều khiển giao thông, hoa tiêu, dẫn tàu, trạm cân, đăng kiểm phương tiện giao thông; bốc xếp hàng hóa

 

Khoản

301

Công nghiệp dầu, khí

Bao gồm các khoản chi ngân sách cho ngành dầu, khí.

 

Khoản

302

Công nghiệp điện năng

Bao gồm cả sản xuất, truyền dẫn, phân phối tiêu thụ điện

 

Khoản

309

Công nghiệp khác

Bao gồm: Công nghiệp xây dựng; công nghiệp chế biến, chế tạo; công nghiệp khai khoáng khác; hoạt động công nghiệp hỗ trợ, khuyến công; Công nghiệp khác.

 

Khoản

311

Cấp, thoát nước

Không bao gồm: thu gom, xử lý nước thải (đã phản ánh Khoản 262 – Xử lý chất thải lỏng)

 

Khoản

312

Kiến thiết thị chính

Bao gồm: Các hoạt động công viên, cây xanh, bách thú, bách thảo, đèn đường giao thông nội thị, vỉa hè, chỉnh trang đô thị và nông thôn.

 

Khoản

314

Công nghệ thông tin

Bao gồm: Các khoản chi bố trí trực tiếp cho lĩnh vực công nghệ thông tin.

Các đơn vị dùng ngân sách được giao theo các lĩnh vực chi để mua sản phẩm công nghệ thông tin, đào tạo tập huấn, hội thảo… về công nghệ thông tin nhằm phục vụ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình, thuộc Loại nào thì hạch toán vào Loại đó.. Ví dụ:

– Trường học mua máy tính thì hạch toán theo Khoản tương ứng thuộc Loại 070 (Giáo dục – đào tạo và dạy nghề).

– Dự án ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý nhà nước thì hạch toán vào Khoản tương ứng của Loại 340 (Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể).

 

Khoản

321

Thương mại

Bao gồm cả hoạt động phục vụ thương mại, như xây dựng chợ, trung tâm logistic, trung tâm hội chợ triển lãm, kết cấu hạ tầng xuất khẩu, nhập khẩu ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn/đặc biệt khó khăn; hoạt động bán buôn, bán lẻ, hoạt động xúc tiến thương mại.

 

Khoản

322

Du lịch

Bao gồm cả dịch vụ du lịch, hoạt động xúc tiến du lịch.

 

Khoản

331

Hoạt động dự trữ quốc gia

Bao gồm chi nghiệp vụ dự trữ quốc gia.

 

Khoản

332

Các hoạt động điều tra, thăm dò, khảo sát, tư vấn, quy hoạch trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, nhân văn

Bao gồm: Hoạt động điều tra, quy hoạch, thăm dò, khảo sát, tư vấn trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và nhân văn: Nông nghiệp và phát triển nông thôn; giao thông vận tải; tài nguyên và khí tượng, thủy văn; công thương; xây dựng; xã hội, nhân văn; lĩnh vực sự nghiệp khác.

Bao gồm cả lưu trữ hồ sơ ngành tài nguyên, địa chính và các ngành hoạt động kinh tế khác như: hoạt động của các trung tâm thông tin của ngành (trừ trung tâm thông tin của ngành văn hóa)

Không bao gồm: Các hoạt động điều tra, quan trắc đối với lĩnh vực môi trường (đã được hạch toán ở Khoản 251); hoạt động điều tra cơ bản thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ; các khảo sát, điều tra, đo đạc, quy hoạch, lưu trữ, tư vấn cho hoạt động của cơ quan, đơn vị đã được hạch toán vào từng Khoản của Loại này.

 

Khoản

338

Sự nghiệp kinh tế và dịch vụ khác

Bao gồm: Các hoạt động sự nghiệp kinh tế và dịch vụ còn lại chưa được hạch toán vào các Khoản trên. Bao gồm cả hoạt động xúc tiến đầu tư.

11

Loại

340

Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, Đảng, đoàn th

 

 

Khoản

341

Quản lý nhà nước

Bao gồm hoạt động của cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, bao gồm cả Ngân hàng nhà nước, Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Kiểm toán Nhà nước.

 

Khoản

351

Hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam

 

 

Khoản

361

Hoạt động của các tổ chức chính trị – xã hội

Bao gồm hoạt động của các tổ chức: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam.

 

Khoản

362

Hỗ trợ các các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp

Bao gồm hỗ trợ hoạt động của các tổ chức:

– Tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp: Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Hội Khuyến học Việt Nam, Hội Nghệ sỹ nhiếp ảnh Việt Nam, Hội Điện ảnh Việt Nam, Hội Mỹ Thuật Việt Nam, Hội Nghệ sỹ sân khấu Việt Nam, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, Hội Nhạc sỹ Việt Nam, Ủy ban toàn quốc các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam, Hội Nghệ sỹ múa Việt Nam, Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Liên minh hợp tác xã Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội sinh viên Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;

– Tổ chức xã hội: Hội chữ thập đỏ, Hội người mù, Hội người cao tuổi, Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ em mồ côi Việt Nam, Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam, Hội Nạn nhân chất độc da cam Dioxin Việt Nam, Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam;

– Tổ chức xã hội – nghề nghiệp: Tổng Hội y học Việt Nam, Hội đồng y Việt Nam;

– Tổ chức nghề nghiệp và đoàn thể khác.

 

Khoản

368

Hoạt động khác

Bao gồm chi bồi thường cho người bị oan sai, đóng niêm liễn cho các tổ chức quốc tế.

12

Loại

370

Bảo đảm xã hội

 

 

Khoản

371

Chính sách và hoạt động phục vụ người có công với cách mạng

Bao gồm: Các hoạt động thực hiện công tác chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và các văn bản hướng dẫn Pháp lệnh và chi hoạt động của các đơn vị nuôi dưỡng, chăm sóc, điều dưỡng thương bệnh binh và người có công.

 

Khoản

372

Hoạt động bảo vệ và chăm sóc trẻ em

Bao gồm: Các hoạt động bảo vệ và chăm sóc trẻ em.

Không bao gồm các hoạt động chăm sóc về giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao,… đã hạch toán vào các Loại, Khoản tương ứng.

 

Khoản

374

Lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội

Bao gồm: Chi lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội cho đối tượng do NSNN chi trả.

Không bao gồm: Chính sách đối với các đối tượng đã phản ánh ở Khoản 371, 372, 398.

 

Khoản

398

Chính sách và hoạt động phục vụ các đối tượng bảo trợ xã hội và các đối tượng khác

Bao gồm: Các hoạt động thực hiện các chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội (người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật, đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp, gia đình, cá nhân nhận nuôi đối tượng bảo trợ xã hội, các đối tượng bảo trợ xã hội khác theo quy định); chính sách đối với các đối tượng khác theo quy định; chi tiền ăn, sinh hoạt phí, trợ cấp cho đối tượng; chi hoạt động và đầu tư các cơ sở nuôi dưỡng đối tượng theo quy định, cơ sở chỉnh hình phục hồi chức năng (không hạch toán vào Khoản 132), các nhiệm vụ chi phòng chống tệ nạn xã hội trong gia đình, mang tính đảm bảo xã hội của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (bạo lực gia đình, vấn đề giới trong gia đình, vấn đề bóc lột sức lao động trẻ em trong gia đình …

Không bao gồm: Chính sách đối với các đối tượng đã phản ánh ở Khoản 371, 372, 374 nêu trên.