1. Giới thiệu tác giả Kim Phượng
Cuốn sách “Luật bảo vệ môi trường và chính sách pháp luật liên quan đến chất thải, nước thải, khí thải, mức xử” do tác giả Kim Phượng hệ thống.
2. Giới thiệu hình ảnh sách
Luật bảo vệ môi trường và chính sách pháp luật liên quan đến chất thải, nước thải, khí thải, mức xử phạt
Tác giả: Kim Phượng hệ thống
Nhà xuất bản Hồng Đức
3. Tổng quan nội dung sách
Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của mỗi quốc gia và của cả nhân loại; là nhân tố bảo đảm sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế – xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế. Bảo vệ môi trường phải theo phương châm lấy phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với môi trường là chính, kết hợp với xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái, cải thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên.
Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ vừa phức tạp, vừa cấp bách, có tính đa ngành và liên vùng rất cao, vì vậy Chính phủ và các Bộ ngành tích cực, chủ động hoàn thiện pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường. Cụ thể như sau:
– Quyết định số 192/QĐ-TTg ngày 13-02-2017 Phê duyệt Đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2025;
– Thông tư số 02/2017/TT-BTNMT ngày 7-3-2017 Quy định kỹ thuật và định mức kinh tế – kỹ thuật lập báo cáo hiện trạng môi trường;
– Thông tư số 02/2017/TT-BTC ngày 6-01-2017 Hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường;
– Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18-11-2016 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
– Quyết định số 2807/QĐ-BTNMT ngày 6-12-2016 Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 25/CT-TTg về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách bảo vệ môi trường.
Để giúp lãnh đạo các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý về môi trường kịp thời nắm bắt những thông tin pháp luật trên, Nhà xuất bản Hồng Đức xuất bản cuốn sách: “Luật bảo vệ môi trường và chính sách pháp luật liên quan đến chất thải, nước thải, khí thải, mức xử phạt” do tác giả Kim Phượng hệ thống.
Nội dung của cuốn sách bao gồm những phần chính sau:
Phần I. Luật bảo vệ môi trường và một số định hướng nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường;
Phần này tác giả trích dẫn toàn văn các văn bản pháp luật như sau: Luật bảo vệ nôi trường 2014; Nghị định 19/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường; Chỉ thị 25/CT–TTg Về một số nhiệm vị, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường; Quyết dịnh 2807/QĐ-BVMT Về việc ban hành kế hoạch của Bộ tài nguyên môi trường thực hiện chỉ thị số 25/CT-TTg; Quyết định 192/QĐ-TTg phê duyệt đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2025.
Phần II. Hệ thống quản lý môi trường – các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng;
Phần này tác giả hệ thống Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001:2010 Hệ thống quản lý môi trường – Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng.
Phần III. Tìm hiểu về ô nhiễm môi trường và các vấn nạn hiện nay ở việt nam;
1. Tổng quan về môi trường
2. Ô nhiễm môi trường đất
3. Ô nhiễm môi trường nước
4. Ô nhiễm môi trường không khí
5. Ô nhiễm tiếng ồn
6. Ô nhiễm môi trường chất thải rắn
7. Ô nhiễm môi trường chất thải nguy hại
8. Môi trường và các vấn nạn hiện nay
Phần IV. Quy trình kỹ thuật, định mức lao động, định mức dụng cụ, thiết bị và vật liệu trong thực hiện lập báo cáo hiện trạng môi trường;
Phần này tác giả hệ thống nội dung của Thông tư 02/2017/TT-BTNMT Quy định kỹ thuật và định mức kinh tế – kỹ thuật lập báo cáo hiện trạng môi trường
Phần V. Công tác bảo vệ môi trường khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
Phần này tác giả hệ thống các văn bản pháp luật sau: Thông tư 35/2015/TT-BTNMT; Thông tư 26/2015/TT-BTNMT; Thông tư 19/2016/TT-BTNMT; Thông tư 31/2016/TT-BTNMT.
Phần VI. Tiêu chí phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm và công tác cải tạo, phục hồi môi trường ô nhiễm;
Thông tư 24/2016/TT-BTNMT; Thông tư 30/2016/TT-BTNMT
Phần VII. Mức phạt và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
Nghị định 155/2016/NĐ-CP
Phần VIII. Quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường và phí bảo vệ, thẩm định, cấp phép đối với môi trường.
Nghị định 12/2016/NĐ-CP; Nghị định 154/2016/NĐ-CP; Thông tư 66/2016/TT-BTC về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản; Thông tư 94/2016/TT-BTC; Thông tư 195/2016/TT-BTC và Thông tư 02/2017/TT-BTC Hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường.
4. Đánh giá bạn đọc
Tác giả đã hệ thống trong cuốn sách nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh về pháp luật môi trường trong cuốn sách “Luật bảo vệ môi trường và chính sách pháp luật liên quan đến chất thải, nước thải, khí thải, mức xử phạt“: Luật bảo vệ môi trường và một số định hướng nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường; Hệ thống quản lý môi trường – Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng; tìm hiểu về ô nhiễm môi trường và các vấn nạn hiện nay ở việt nam; quy trình kỹ thuật, định mức lao động, định mức dụng cụ, thiết bị và vật liệu trong thực hiện lập báo cáo hiện trạng môi trường; công tác bảo vệ môi trường khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; tiêu chí phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm và công tác cải tạo, phục hồi môi trường ô nhiễm; Phần VII. Mức phạt và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường và phí bảo vệ, thẩm định, cấp phép đối với môi trường…. thuận tiện cho bạn đọc tra cứu, tìm hiểu và áp dụng trong thực tiễn.
Nội dung cuốn sách có giá trị thực tiễn, là tài liệu tham khảo thật sự cần thiết để bạn đọc tìm hiểu, thực hiện đúng chính sách pháp luật về môi trường.
Trong cuốn sách này, tác giả đã hệ thống các văn bản pháp luật có hiệu lực áp dụng thời điểm năm 2017, tuy nhiên, theo thời gian những quy định pháp luật luôn được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế phù hợp với tình hình kinh tế – xã hội và các chính sách của nhà nước, do đó, một số văn bản tác giả hệ thống trong cuốn sách có thể sẽ không còn phù hợp hoặc bị sửa đổi, thay thế. Do đó, khi sử dụng cuốn sách để tra cứu, bạn đọc lưu ý kiểm tra lại một lần nữa hiệu lực văn bản để đảm bảo lựa chọn và áp dụng đúng quy phạm pháp luật. Đặc biệt đến nay Luật bảo vệ môi trường 2014 đã được thay thế bởi Luật bảo vệ môi trường năm 2020, theo Luật mới này nhiều quy định về bảo vệ môi trường đã được sửa đổi để phù hợp với tình hình thực tiễn, kéo theo đó, các văn bản hướng dẫn thi hành cũng sẽ được ban hành thay thế các văn bản pháp luật trước đó.
Kết luận: Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé! Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách “Luật bảo vệ môi trường và chính sách pháp luật liên quan đến chất thải, nước thải, khí thải, mức xử phạt”.
Nếu bạn có khó khăn trong việc tra cứu hiệu lực văn bản hay quy định pháp luật trong lĩnh vực nào đó, hãy liên hệ tổng đài 1900.0191 của Luật LVN Group, chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp chính xác và nhanh chóng nhất giúp bạn!
Luật LVN Group trích dẫn dưới đây quy định xử phạt hành chính hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường đối với chủ nguồn chất thải nguy hại theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP cập nhật sửa đổi theo Nghị định 55/2021/NĐ-CP để bạn đọc tham khảo:
Điều 21. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đối với chủ nguồn thải chất thải nguy hại
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không lập báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ theo quy định hoặc không lập báo cáo đột xuất khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; không gửi báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ hoặc đột xuất cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định hoặc gửi báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ không đúng quy định;
b) Kê khai không đúng, không đầy đủ chất thải nguy hại đã chuyển giao trong chứng từ chất thải nguy hại theo quy định;
c) Không báo cáo theo quy định với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc lưu giữ chất thải nguy hại quá 06 tháng kể từ ngày phát sinh chất thải nguy hại trong trường hợp chưa tìm được chủ vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại phù hợp;
d) Không chuyển chứng từ chất thải nguy hại cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không lưu trữ chứng từ chất thải nguy hại đã sử dụng; không lưu trữ báo cáo quản lý chất thải nguy hại và các hồ sơ, tài liệu khác liên quan đến hoạt động quản lý chất thải nguy hại theo quy định;
b) Không thu gom, lưu giữ chất thải nguy hại theo quy định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện kê khai chứng từ chất thải nguy hại theo quy định; không thực hiện kê khai chứng từ chất thải nguy hại trực tuyến trên hệ thống thông tin của Tổng cục Môi trường hoặc thông qua thư điện tử khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền;
b) Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý chủ nguồn thải trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày chấm dứt hoạt động phát sinh chất thải nguy hại.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại hoặc không đăng ký cấp lại chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không ký hợp đồng với đơn vị có giấy phép xử lý chất thải nguy hại phù hợp trước khi chuyển giao chất thải nguy hại để xử lý theo quy định;
b) Không chuyển giao chất thải nguy hại cho đơn vị có giấy phép xử lý chất thải nguy hại phù hợp để thu gom, xử lý theo quy định trong trường hợp không được phép tiếp tục lưu giữ theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Không phân định, phân loại, xác định đúng số lượng, khối lượng chất thải nguy hại để quản lý theo quy định; báo cáo không đúng thực tế với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tình hình phát sinh và quản lý chất thải nguy hại;
d) Không đóng gói, bảo quản chất thải nguy hại trong các bao bì, thiết bị lưu chứa phù hợp, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định;
đ) Không bố trí hoặc bố trí khu vực lưu giữ chất thải nguy hại không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định.
6. Hành vi để lẫn chất thải nguy hại khác loại với nhau trong trường hợp các chất thải nguy hại không cùng tính chất, không cùng phương pháp xử lý hoặc để lẫn chất thải nguy hại với chất thải khác bị xử phạt như sau:
a) Phạt cảnh cáo đối với vi phạm lần đầu và phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần đối với trường hợp để chất thải nguy hại ở dạng sản phẩm thải bỏ đơn chiếc, thiết bị đơn chiếc vào chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp thông thường;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp để lẫn từ 02 đến dưới 05 chất thải nguy hại ở dạng sản phẩm thải bỏ đơn chiếc, thiết bị đơn chiếc hoặc dưới 10% khối lượng chất thải nguy hại khác loại vào các bao bì, thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại khác hoặc nhóm chất thải nguy hại khác có cùng tính chất, phương pháp xử lý hoặc để vào chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp thông thường;
c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp để lẫn từ 05 đến dưới 10 chất thải nguy hại ở dạng sản phẩm thải bỏ đơn chiếc, thiết bị đơn chiếc hoặc từ 10% đến dưới 50% khối lượng chất thải nguy hại khác loại vào các bao bì, thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại khác hoặc nhóm chất thải nguy hại khác có cùng tính chất, phương pháp xử lý hoặc để vào chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp thông thường;
d) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp để lẫn từ 10 chất thải nguy hại ở dạng sản phẩm thải bỏ đơn chiếc, thiết bị đơn chiếc trở lên hoặc từ 50% khối lượng chất thải nguy hại khác loại trở lên vào các bao bì, thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại khác hoặc nhóm chất thải nguy hại khác có cùng tính chất, phương pháp xử lý hoặc để vào chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp thông thường.
7. Hành vi chuyển giao, cho, bán chất thải nguy hại cho tổ chức, cá nhân không có giấy phép xử lý chất thải nguy hại, trừ các trường hợp đặc thù theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại và các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường, bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán dưới 100 kg chất thải nguy hại;
b) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán từ 100 kg đến dưới 600 kg chất thải nguy hại;
c) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán từ 600 kg đến dưới 1.000 kg chất thải nguy hại;
d) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán từ 1.000 kg đến dưới 2.000 kg chất thải nguy hại;
đ) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán từ 2.000 kg đến dưới 3.000 kg chất thải nguy hại;
e) Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 190.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán từ 3.000 kg đến dưới 4.000 kg chất thải nguy hại;
g) Phạt tiền từ 190.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán từ 4.000 kg đến dưới 5.000 kg chất thải nguy hại;
h) Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán từ 5.000 kg chất thải nguy hại trở lên.
8. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường:
a) Làm tràn đổ chất thải nguy hại hoặc để xảy ra sự cố tràn đổ chất thải nguy hại ra môi trường đất, nước ngầm, nước mặt gây ô nhiễm môi trường;
b) Tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại khi chưa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận hoặc không đúng nội dung trong sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại;
c) Xuất khẩu chất thải nguy hại khi chưa có văn bản chấp thuận hoặc không đúng nội dung văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
9. Hành vi chôn, lấp, đổ, thải chất thải nguy hại trái quy định về bảo vệ môi trường, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ, thải dưới 100 kg chất thải nguy hại;
b) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ, thải từ 100 kg đến dưới 250 kg chất thải nguy hại;
c) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ, thải từ 250 kg đến dưới 500 kg chất thải nguy hại;
d) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ, thải từ 500 kg đến dưới 1.000 kg chất thải nguy hại;
đ) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ, thải từ 1.000 kg đến dưới 1.500 kg chất thải nguy hại;
e) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ, thải từ 1.500 kg đến dưới 2.000 kg chất thải nguy hại;
g) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ, thải từ 2.000 kg đến dưới 2.500 kg chất thải nguy hại;
h) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ, thải từ 2.500 kg đến dưới 3.000 kg chất thải nguy hại.
10. Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường:
a) Chuyển giao, cho, mua, bán chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy trái quy định của pháp luật;
b) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy trái quy định của pháp luật dưới 3.000 kg.
11. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 9 và khoản 10 Điều này;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 9 và khoản 10 Điều này.
12. Biện pháp khắc phục hậu quả:
b) Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu do hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều này gây ra;
c) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này;
d) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra;
đ) Buộc chuyển giao chất thải cho đơn vị có chức năng xử lý do hành vi vi phạm quy định tại khoản 7 Điều này gây ra.