1. Giới thiệu tác giả PGS.TS Đỗ Văn Đại
Sách luật thừa kế Việt Nam bản án và bình luận bản án tập 1 và tập 2 do PGS.TS Đỗ Văn Đại biên soạn.
PGS.TS Đỗ Văn Đại sinh năm 1974.
– Trưởng khoa Luật dân sự, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh
– Nguyên giảng viên Trường đại học Paris 13, Cộng hòa Pháp;
– Giáo sư thỉnh giảng tại nhiều Trường đại học của Cộng hòa Pháp và Đại học Hoàng gia Campuchia;
– Thành viên Tổ biên tập Bộ luật dân sự sửa đổi năm 2015;
– Chuyên gia chỉnh lý Dự thảo sửa đổi Bộ luật dân sự năm 2015 tại Quốc Hội;
– Chuyên gia chỉnh lý Dự thảo sửa đổi Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước tại Quốc hội;
– Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC)
– Phó Chủ tịch Hội dồng khoa học pháp lý, Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC);
– Cố vấn pháp lý cao cấp Văn phòng công chứng Ninh Thị Hiền (phường 14, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh)
– Đại diện tại Việt Nam của Quỹ pháp luật châu Âu lục địa;
– Chủ nghiệm Ủy ban Pháp luật Việt Nam tại Viện Quốc tế pháp luật so sánh;
– Thành viên Nhóm nghiên cứu quốc tế của Trung tâm Pháp luật kinh tế thuộc Đại học Paul Cézannes (Cộng hòa Pháp);
– Thành viên nhóm nghiên cứu về tư pháp quốc tế và miễn trừ quốc gia của Bộ tư pháp Việt Nam
– Thành viên đề tài nghiên cứu về Phát triển án lệ do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao làm chủ nhiệm.
2. Giới thiệu hình ảnh sách
Sách luật thừa kế Việt Nam bản án và bình luận bản án tập 1 và tập 2
Tác giả: PGS.TS. Đỗ Văn Đại
Nhà Xuất Bản Hồng Đức – Hội Luật Gia Việt Nam
3. Tổng quan nội dung sách
Sách luật thừa kế Việt Nam bản án và bình luận bản án (tập 1 và 2) do PGS.TS Đỗ Văn Đại giảng viên Trường đại học Luật Tp HCM, Thành viên tổ biên tập, chuyên gia chỉnh lý dự thảo BLDS tại Quốc Hội, Trọng tài viên, Phó chủ tịch HĐKHPL Trung tâm Trọng Tài Quốc Tế Việt Nam biên soạn.
Tác giả đã có lời tựa cho cuốn sách như sau:
Một cá nhân sinh ra sẽ chết một ngày nào đó và việc chuyển dịch tài sản của họ cho chủ thể khác được đặt ra. Đó chính là vấn đề thừa kế, một phần quan trọng trong pháp luật dân sự.
Sách Luật thừa kế Việt Nam bản án và bình luận bản án tập hợp, phân tích, bình luận những quyết định, bản án của Tòa án (gọi chung là bản án) về vấn đề này trong khi đó các tranh chấp về thừa kế hiện nay rất phổ biến và phức tạp. Nhằm cung cấp cho bạn đọc thông tin thực tế gắn liền với lý luận và nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn xét xử (đôi khi có đối chiếu với pháp luật nước ngoài), chúng tôi đã tuyển chọn một số bản án của Tòa án Việt Nam về thừa kế để công bố cùng với lời bình luận do chúng tôi thực hiện.
Những bản án được sử dụng ở đây liên quan đến một số vấn đề cơ bản của chế định thừa kế. Về nội dung, chúng tôi không bình luận “vụ án” mà bình luận “bản án”. Bởi lẽ, việc khai thác toàn bộ “vụ án” là rất khó, mất nhiều thời gian trong khi đó “bản án” là “nội dung cô đọng” của vụ án được Tòa án thể hiện trong quyết định của mình. Trong bản án được bình luận luôn có quan điểm của Tòa án về một số vấn đề pháp lý nên việc nghiên cứu và bình luận bản án giúp chúng ta biết hướng giải quyết của thực tiễn xét xử đối với một hay một số vấn đề pháp lý (nhiều khi chưa được các giáo trình, bài viết đề cập đến và thậm chí đôi khi còn trái với quan điểm được thể hiện trong giáo trình, bài viết).
So với lần xuất bản trước (năm 2013), lần xuất bản này có nhiều điểm khác biệt. Số bản án được sử dụng để bình luận trong lần xuất bản trước là 120 còn trong lần xuất bản này là 148 với một số chủ đề mới được bổ sung trên cơ sở các bản án mới được thu thập (khi bình luận, chúng tôi còn sử dụng, trích dẫn nhiều bản án khác). Nhiều vấn đề được phân tích trong lần xuất bản trước được viết lại hoàn toàn và nhiều bản án làm nền cho việc bình luận đã được thay đổi mặc dù không có sự thay đổi về chủ đề của bài bình luận. Ngoài ra, lần xuất bản này còn có sự đan xen với các quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015: Đối với những nội dung không thay đổi nhưng số điều thay đổi thì chúng tôi cho biết số điều trong Bộ luật mới. Còn đối với nội dung có sự thay đổi, chúng tôi phân tích cả hai Bộ luật (2005 và 2015) để bạn đọc thấy được sự thay đổi và vận dụng quy định tương ứng khi cần thiết.
Về cách thức trình bày, cuốn chuyên khảo được chia thành các chuyên đề.
Tổng thể các chuyên đề trong cuốn sách tập trung vào 04 mảng lớn của thừa kế. Cụ thể, từ chuyên đề đầu tiên đến chuyên đề về Quản lý di sản là Những vấn đề chung của Thừa kế. Từ chuyên đề về Khái niệm di chúc đến chuyên đề Xác định pháp luật điều chỉnh di chúc về tập trung vào Thừa kế theo di chúc. Từ chuyên đề về Di sản chia theo di chúc và chia theo pháp luật đến chuyên đề về Pháp luật doanh nghiệp và pháp luật thừa kế, cuốn chuyên khảo tập trung vào Thừa kế theo pháp luật. Các chuyên đề còn lại là những nghiên cứu về Thanh toán và phân chia di sản. Tuy nhiên, việc phân chia như trên chỉ mang tính tương đối vì, trong những chuyên đề của từng nhóm nêu trên, chúng tôi có thể đề cập tới nội dung khác.
Đối với từng chuyên đề, lại có hai phần khác nhau là bản án và bình luận. Trong phần bình luận, chúng tôi có đánh số từng phần (đoạn) nhỏ. Mỗi phần (đoạn) tương ứng với một hay một nhóm vấn đề pháp lý cụ thể trong chuyên đề bình luận và, ở mỗi phần (đoạn), chúng tôi có những từ vựng tóm tắt ý chính của phần (đoạn) nhằm định hướng người đọc về những nội dung mà phần (đoạn) này đề cập đến.
Ngoài Mục lục theo chủ đề ở phần đầu giống như các sách hiện nay, cuốn chuyên khảo này còn có một “Mục lục theo chữ cái” ở phần cuối của cuốn sách (rất phổ biến trong các sách chuyên khảo được công bố ở châu Âu). Mục lục này giúp bạn đọc tìm được một cách nhanh chóng một nội dung cụ thể của cuốn sách mà không cần phải đọc toàn bộ cuốn sách hay một chuyên đề trong cuốn sách.
Bố cục chương mục của “Sách Luật thừa kế Việt Nam – Bản án và Bình luận bản án” tập 1 và tập 2 như sau:
Mục lục tập 1:
Phần 1 – Những vấn đề chung
Thời điểm mở thừa kế.
Xác định sự tồn tại của di sản.
Xác định nội dung di sản.
Quyền thừa kế.
Nội dung quyền thừa kế.
Bảo vệ quyền thừa kế.
Không được quyền hưởng di sản.
Từ chối nhận di sản.
Quản lý di sản.
Phần 2 – Thừa kế theo di chúc
Khái niệm di chúc.
Điều kiện liên quan đến người lập di chúc.
Yêu cầu đối với nội dung của di chúc.
Di chúc tài sản của người khác.
Thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.
Di chúc bằng văn bản tự viết tay.
Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
Di chúc có công chứng, chứng thực.
Di chúc lập tại cơ quancông chứng, ủy ban nhân dân.
Di chúc của người bị hạn chế về thể chất, không biết chữ..
Di chúc miệng.
Người làm chứng di chúc.
Hủy bỏ di chúc.
Bản di chúc bị thất lạc, hư hại
Hình thành di sản dùng vào việc thờ cúng
Điều chỉnh di sản dùng vào việc thờ cúng
Mục lục theo chữ cái
Mục lục tập 2:
Truất quyền hưởng di sản và di tặng.
Di chúc chung của vợ chồng.
Di chúc có điều kiện.
Chủ thể giải thích di chúc.
Xác định pháp luật điều chỉnh di chúc.
Di sản chia theo di chúcvà chia theo pháp luật
Phần 3 – Thừa kế theo Pháp luật
Vợ, chồng của người để lại di sản.
Cha, mẹ, con đẻ và con nuôicủa người để lại di sản.
Thừa kế của con riêng và bố dượng, mẹ kế.
Con riêng của chồng được vợ đứng tên khai sinh.
Thừa kế thế vị
Hàng thừa kế thứ hai và thứ ba.
Pháp luật doanh nghiệp và pháp luật thừa kế.
Phần 4 – Những vấn đề khác về thừa kế
Nghĩa vụ tài sản do người chết để lại
Hợp đồng của người để lại di sản.
Chi phí liên quan đến thừa kế.
Quyền sở hữu của người thừa kế đối với di sản.
Phân chia di sản theo thỏa thuận.
Phân chia di sản theo pháp luật
Trường hợp có người thừa kế mới
Thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế.
Di sản thừa kế hết thời hiệu khởi kiện.
Thừa kế và thời hiệu hưởng quyền
Hiệu lực ràng buộc của quy định về thừa kế
Mục lục theo chữ cái
4. Đánh giá bạn đọc
Cuốn sách được bạn đọc đánh giá là rất hữu ích và rất hài lòng khi sở hữu những cuốn sách do Thầy Đỗ Văn Đại biên soạn.
Nội dung cuốn sách được tác giả tách nhỏ các vấn đề pháp lý về hợp đồng và minh họa bằng các bản án thực tiễn, bình giải chuyên sâu để bạn đọc thấy được mối liên hệ giữa quy định pháp luật và thực tiễn xác lập hợp đồng và nhận diện được những vấn đề phức tạp trong thực tiễn để rút ra những kinh nghiệm cho bản thân.
Cuốn Sách “Luật thừa kế Việt Nam – Bản án và bình luận bản án Tập 1,2 (tái bản lần thứ ba)” không chỉ phù hợp cho đối tượng là sinh viên, giảng viên, nhà nghiên cứu mà còn là một tài liệu tham khảo hữu ích đối với mọi đối tượng quan tâm quy định pháp luật về thừa kế.
Cuốn sách đã được xuất bản rất nhiều lần và mỗi lần tái bản đều được sửa chữa, bổ sung cập nhật theo quy định mới để bạn đọc thuận tiện tra cứu, ứng dụng.
Kết luận: Cuốn sách “Sách Luật thừa kế Việt Nam – Bản án và Bình luận bản án” tập 1 và 2 của PGS.TS. Đỗ Văn Đại dành được nhiều đánh giá tích cực từ bạn đọc. Đây thực sự là nguồn tài liệu tham khảo toàn diện và hữu ích về thừa kế.
Với những bản án và lời bình luận, Sách chuyên khảo Luật thừa kế Việt Nam – Bản án và bình luận bản án (Tập 1 & 2) sẽ cung cấp cho bạn đọc một lượng kiến thức lớn về thừa kế (văn bản, thực tiễn xét xử, quan điểm của các tác giả, pháp luật nước ngoài từ góc nhìn so sánh cũng như quan điểm của tác giả,..). Từ những quy định chung về thừa kế, thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật…người quan tâm đều tìm thấy những thông tin bổ ích trong cuốn chuyên khảo này.
Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé!