1. Giới thiệu tác giả Thu Phương
Cuốn sách “Những quy định mới về vay và cho vay – Thẩm định tín dụng , xử lý nợ xấu trong lĩnh vực ngân hàng” do tác giả Thu Phương hệ thống và biên soạn.
2. Giới thiệu hình ảnh sách
Những quy định mới về vay và cho vay – Thẩm định tín dụng , xử lý nợ xấu trong lĩnh vực ngân hàng
Tác giả: Thu Phương hệ thống
Nhà xuất bản Tài Chính
3. Tổng quan nội dung sách
Thẩm định tín dụng đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Thẩm định tín dụng đánh giá một cách khách quan và trung thực khả năng trả nợ của khách hàng để làm căn cứ cho quyết định cho vay, góp phần phòng ngừa và hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Thời gian qua Ngân hàng nhà nước, Chính phủ và các Bộ, ngành cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp luật có liên quan đến lĩnh vực tín dụng, vay và cho vay như:
– Quyết định 918/QĐ-NHNN ngày 12-5-2020 Về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng; (thay thế bởi Quyết định số 1728/QĐ-NHNN)
– Văn bản hợp nhất 06/VBHN-NHNN ngày 03-02-2020 Quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam;
– Thông tư 30/2019/TT-NHNN ngày 27-12-2019 Quy định về thực hiện dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài…
Để quý cơ quan doanh nghiệp và ngân hàng trong và ngoài nước có được tài liệu nói trên, Nhà xuất bản Tài chính xuất bản cuốn sách: Những quy định mới về vay và cho vay – Thẩm định tín dụng , xử lý nợ xấu trong lĩnh vực ngân hàng do tác giả Thu Phương hệ thống và biên soạn.
Nội dung sách gồm những phần chính sau:
Phần 1. Quy định mới nhất về tái cấp vốn, cho vay, hỗ trợ lãi suất vay của các tổ chức ngân hàng, tổ chức tín dụng
Phần 2. Hoạt động vay, cho vay, trả nợ, thu hồi nợ có yếu tố nước ngoài
Phần 3. Nghị quyết của hội đồng thẩm phán tòa án nhân nhân tối cao về tội rửa tiền, lãi suất, phạt vi phạm
Phần 4. Quy định về thực hiện dự trữ bắt buộc, giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn, xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng
Phần 5. Những điều cần biết về rủi ro tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng.
4. Đánh giá bạn đọc
Tác giả Thu Phương đã hệ thống trong cuốn sách “Những quy định mới về vay và cho vay – Thẩm định tín dụng , xử lý nợ xấu trong lĩnh vực ngân hàng” nhiều quy định pháp luật mới thuận tiện cho bạn đọc quan tâm tới lĩnh vực này tra cứu, tìm hiểu và áp dụng trên thực tiễn: về tái cấp vốn, cho vay, hỗ trợ lãi suất vay của các tổ chức ngân hàng, tổ chức tín dụng; hoạt động vay, cho vay, trả nợ, thu hồi nợ có yếu tố nước ngoài; nghị quyết của hội đồng thẩm phán tòa án nhân nhân tối cao về tội rửa tiền, lãi suất, phạt vi phạm; về thực hiện dự trữ bắt buộc, giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn, xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng… Bên cạnh đó tác giả còn hệ thống những điều cần biết về rủi ro tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng giúp bạn đọc có thêm nguồn tài liệu tra cứu, tham khảo.
Cuốn sách có giá trị thực tiễn, là tài liệu tham khảo hữu ích đối với bạn đọc quan tâm tìm hiểu pháp lý trong lĩnh vực ngân hàng.
Tuy nhiên, theo thời gian những quy định pháp luật luôn được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế phù hợp với tình hình kinh tế – xã hội và các chính sách của nhà nước, trong cuốn sách này cũng vậy, một số văn bản tác giả hệ thống trong cuốn sách có thể sẽ không còn phù hợp hoặc bị sửa đổi, thay thế. Do đó, khi sử dụng cuốn sách để tra cứu, bạn đọc lưu ý kiểm tra lại một lần nữa hiệu lực văn bản để đảm bảo lựa chọn và áp dụng đúng quy phạm pháp luật.
Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé! Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách “Những quy định mới về vay và cho vay – Thẩm định tín dụng , xử lý nợ xấu trong lĩnh vực ngân hàng“.
Nếu bạn có khó khăn trong việc tra cứu hiệu lực văn bản hay quy định pháp luật trong lĩnh vực nào đó, hãy liên hệ tổng đài 1900.0191 của Luật LVN Group, chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp chính xác và nhanh chóng nhất giúp bạn!
Luật LVN Group trích dẫn dưới đây một số quy định về mua bán nợ xấy giữa công ty quản lý tài sản và tổ chức tín dụng tại Văn bản hợp nhất số 06/VBHN-NHNN ngày 03/02/2020 để bạn đọc tham khảo:
Điều 5. Thẩm quyền mua, bán nợ xấu
Thẩm quyền quyết định việc mua, bán nợ; thẩm quyền ký kết, thực hiện hợp đồng mua, bán nợ của Công ty Quản lý tài sản, tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định của pháp luật, Điều lệ và quy định nội bộ của Công ty Quản lý tài sản, tổ chức tín dụng.
Điều 6. Đồng tiền giao dịch
1. Đồng tiền được sử dụng trong mua, bán nợ giữa Công ty Quản lý tài sản và tổ chức tín dụng là đồng Việt Nam (sau đây viết tắt là VND).
2.[20] Trường hợp Công ty Quản lý tài sản sử dụng trái phiếu đặc biệt mua khoản nợ xấu bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, tỷ giá VND với ngoại tệ áp dụng để quy đổi sang VND như sau:
a) Đối với khoản nợ xấu bằng đô la Mỹ (sau đây viết tắt là USD) là tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước công bố áp dụng tại thời điểm ký kết hợp đồng mua, bán nợ;
b) Đối với khoản nợ xấu bằng ngoại tệ không phải USD là tỷ giá quy đổi chéo ngoại tệ đó sang đồng Việt Nam thông qua USD với tỷ giá quy đổi USD sang VND là tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước công bố và tỷ giá quy đổi ngoại tệ đó sang USD là tỷ giá được niêm yết trên màn hình Reuters hoặc Bloomberg hoặc các phương tiện khác đối với những loại ngoại tệ không được hiển thị trên màn hình Reuters hoặc Bloomberg tại thời điểm ký kết hợp đồng mua, bán nợ.
3. Trường hợp Công ty Quản lý tài sản sử dụng trái phiếu đặc biệt mua khoản nợ xấu bằng vàng của tổ chức tín dụng thì áp dụng giá quy đổi là giá vàng mua vào của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vàng bạc đá quý Sài Gòn tại thời điểm ký kết hợp đồng mua, bán nợ.
Điều 7. Chuyển giao các quyền và lợi ích liên quan đến khoản nợ xấu
1. Trong hoạt động mua, bán nợ giữa Công ty Quản lý tài sản và tổ chức tín dụng, toàn bộ các quyền và lợi ích gắn liền với khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm và biện pháp bảo đảm khác cho khoản nợ xấu được bên bán nợ giữ nguyên hiện trạng và chuyển giao cho bên mua nợ theo hợp đồng mua, bán nợ.
2. Trường hợp Công ty Quản lý tài sản và tổ chức tín dụng có sự thỏa thuận về việc điều chỉnh điều kiện bảo đảm cho khoản nợ xấu thì phải được sự chấp thuận bằng văn bản của khách hàng vay và bên bảo đảm.
Điều 8. Nguyên tắc mua, bán nợ xấu
1. Công khai, minh bạch.
2. Tuân thủ đúng quy định của pháp luật và hợp đồng mua, bán nợ.
3. Hạn chế rủi ro và chi phí trong mua, bán nợ xấu.
4. Việc mua, bán nợ xấu được thực hiện đối với từng khoản nợ xấu hoặc theo từng khách hàng vay trong trường hợp khách hàng vay có nhiều khoản nợ xấu tại một tổ chức tín dụng hoặc theo từng nhóm khách hàng vay trong trường hợp một tài sản bảo đảm cho các khoản nợ xấu của nhiều khách hàng vay tại một tổ chức tín dụng hoặc theo hình thức khác do các bên thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật.
Điều 9. Cấp tín dụng đối với khách hàng vay có nợ xấu bán cho Công ty Quản lý tài sản
Khách hàng vay có khoản nợ xấu bán cho Công ty Quản lý tài sản và có phương án sản xuất, kinh doanh, dự án đầu tư có hiệu quả được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xem xét, cấp tín dụng theo thỏa thuận và quy định của pháp luật.
Điều 10. Chủ thể, mục đích và nguyên tắc phát hành trái phiếu, trái phiếu đặc biệt[21]
1. Chủ thể phát hành trái phiếu, trái phiếu đặc biệt là Công ty Quản lý tài sản. Công ty Quản lý tài sản ủy quyền cho Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước tổ chức phát hành trái phiếu, trái phiếu đặc biệt theo quy định tại Thông tư này.
2. Công ty Quản lý tài sản phát hành trái phiếu, trái phiếu đặc biệt để thanh toán cho các tổ chức tín dụng bán nợ khi mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
3. Việc phát hành trái phiếu, trái phiếu đặc biệt để thanh toán cho tổ chức tín dụng bán nợ được thực hiện riêng lẻ, căn cứ nhu cầu thực tế và kế hoạch phát hành trái phiếu trong Phương án mua nợ xấu theo giá trị thị trường, Phương án phát hành trái phiếu đặc biệt đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
4. Một trái phiếu, trái phiếu đặc biệt quy định tại khoản 3 Điều này được phát hành tương ứng với một khoản nợ xấu được mua, bán. Trường hợp khoản nợ xấu được mua, bán là khoản cấp tín dụng hợp vốn, Công ty Quản lý tài sản phát hành trái phiếu, trái phiếu đặc biệt tương ứng cho từng tổ chức tín dụng tham gia cấp tín dụng hợp vốn.
Điều 11. Điều kiện và điều khoản của trái phiếu, trái phiếu đặc biệt[22]
1. Mệnh giá trái phiếu, trái phiếu đặc biệt
a) Mệnh giá trái phiếu có giá trị bằng giá mua, bán của khoản nợ xấu. Mệnh giá trái phiếu đặc biệt có giá trị bằng giá mua, bán của khoản nợ xấu được quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ;
b) Đối với khoản nợ xấu được mua, bán là khoản cấp tín dụng hợp vốn, mệnh giá trái phiếu, trái phiếu đặc biệt phát hành cho từng tổ chức tín dụng tham gia cấp tín dụng hợp vốn có giá trị tương ứng như sau:
(i) Giá trị ghi sổ số dư nợ gốc của khoản nợ xấu sau khi khấu trừ số tiền dự phòng cụ thể đã trích lập chưa sử dụng cho khoản nợ xấu đó đang được theo dõi tại tổ chức tín dụng tham gia cấp tín dụng hợp vốn trong trường hợp Công ty Quản lý tài sản mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt;
(ii) Giá mua nợ xấu tính theo tỷ lệ góp vốn của từng tổ chức tín dụng tham gia cấp tín dụng hợp vốn trong trường hợp Công ty Quản lý tài sản mua nợ xấu theo giá trị thị trường bằng trái phiếu.
2. Trái phiếu, trái phiếu đặc biệt được phát hành bằng VND. Trái phiếu được chuyển nhượng giữa Ngân hàng Nhà nước với các tổ chức tín dụng và giữa các tổ chức tín dụng với nhau. Trái phiếu đặc biệt không được chuyển nhượng.
3. Trái phiếu, trái phiếu đặc biệt được phát hành dưới hình thức bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử có định danh hoặc chứng chỉ ghi danh. Công ty Quản lý tài sản quyết định hình thức trái phiếu, trái phiếu đặc biệt.
4. Trái phiếu, trái phiếu đặc biệt có lãi suất 0%.
5. Trái phiếu, trái phiếu đặc biệt có thời hạn như sau:
a) Thời hạn của trái phiếu được xác định theo thỏa thuận giữa Công ty Quản lý tài sản và tổ chức tín dụng bán nợ, tối thiểu là 01 năm. Trường hợp số tiền thu hồi nợ chưa đủ để thanh toán trái phiếu khi trái phiếu đến hạn thanh toán, Công ty Quản lý tài sản quyết định gia hạn thời hạn của trái phiếu, tối đa không quá 03 năm. Trường hợp gia hạn thời hạn của trái phiếu quá 03 năm thì phải có sự đồng ý của tổ chức sở hữu trái phiếu. Công ty Quản lý tài sản không được gia hạn thời hạn của trái phiếu đang được sử dụng để tham gia nghiệp vụ thị trường mở;
b) Thời hạn của trái phiếu đặc biệt tối đa là 05 năm. Trường hợp phát hành trái phiếu đặc biệt để mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng đang thực hiện phương án tái cơ cấu hoặc gặp khó khăn về tài chính thì thời hạn của trái phiếu đặc biệt tối đa không quá 10 năm.
6. Trái phiếu, trái phiếu đặc biệt phải lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về lưu ký giấy tờ có giá và được sử dụng trong nghiệp vụ tái cấp vốn với Ngân hàng Nhà nước. Trái phiếu được sử dụng để tham gia nghiệp vụ thị trường mở theo quy định của pháp luật.
7. Trái phiếu, trái phiếu đặc biệt được miễn phí lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước.
8. Tổ chức tín dụng sở hữu trái phiếu không phải trích lập dự phòng rủi ro cho trái phiếu.