1. Giới thiệu tác giả Vũ Thu Phương

Sách “Quy định mới về vay và cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng” do tác giả Vũ Thu Phương hệ thống.

 

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Sách Quy định mới về vay và cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng

Quy định mới về vay và cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng

Tác giả: Vũ Thu Phương

Nhà xuất bản Tài chính

 

3. Tổng quan nội dung sách

Cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng là việc cho vay của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, tổ chức tín dụng khác đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt. Ngày 31 tháng 3 năm 2022 Ngân hàng nhà nước đã ban hành Thông tư số 02/2022/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 08/2021/TT-NHNN về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

Bên cạnh đó, Ngân hàng nhà nước, Chính phủ và các Bộ, ngành cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp luật có liên quan đến lĩnh vực vay và cho vay như: 

– Quyết định 11/2022/QĐ-TTg ngày 27/04/2022 Về tín dụng đối với cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19,

–  Văn bản hợp nhất Thông tư 10/VBHN-NHNN ngày 13/04/2022 Quy định về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt,

– Nghị định 143/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 88/2019/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng…

Nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ hơn các quy định pháp luật hiện hành trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng, Nhà xuất bản Tài Chính cho xuất bản cuốn sách: Quy định mới về vay và cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng.

Cuốn sách được biên soạn gồm các phần chính sau:

Phần thứ nhất. Quy định mới về vay, cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt

Phần thứ hai. Quy định về tổ chức, hoạt động của ngân hàng

Phần thứ ba. Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng

 

4. Đánh giá bạn đọc

Nội dung cuốn sách cung cấp tới bạn đọc nội dung của nhiều văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức, hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là giới thiệu các quy định mới về hoạt động vay, cho vay đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đồng thời các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng thuận tiện cho bạn đọc, đặc biệt là những người làm công tác quản lý, người hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng tìm hiểu, triển khai thực hiện trên thực tế.

Cuốn sách được tác giả hệ thống năm 2022, cập nhật những quy định còn hiệu lực thi hành và các quy định mới nhất phục vụ bạn đọc kịp thời cập nhật quy định mới để thực hiện, tránh sai sót trên thực tế.

Kết luận: Luật LVN Group lưu ý bạn đọc, các quy định pháp luật hệ thống trong cuốn sách là các văn bản có hiệu lực tại thời điểm tác giả biên soạn cuốn sách, theo thời gian các quy định này có thể được sửa đổi, bổ sung, thay thế. Do đó, sử dụng cuốn sách hiệu quả bạn đọc cần thiết kiểm tra lại hiệu lực pháp luật của văn bản được viện dẫn một lần nữa.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé! Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách “Quy định mới về vay và cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng”.

Câu hỏi 1: Tổ chức tín dụng bị đặt vào kiểm soát đặc biệt khi nào?

Theo quy định tại Điều 145 Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, Tổ chức tín dụng được xem xét đặt vào kiểm soát đặc biệt khi lâm vào một trong các trường hợp sau đây:

a) Mất, có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc mất, có nguy cơ mất khả năng thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;

b) Số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng lớn hơn 50% giá trị của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất;

c) Không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 130 của Luật này trong thời gian 12 tháng liên tục hoặc tỷ lệ an toàn vốn thấp hơn 4% trong thời gian 06 tháng liên tục;

d) Xếp hạng yếu kém trong 02 năm liên tục theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Khi có nguy cơ mất khả năng chi trả, nguy cơ mất khả năng thanh toán, tổ chức tín dụng phải kịp thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước về thực trạng, nguyên nhân, các biện pháp đã áp dụng, các biện pháp dự kiến áp dụng để khắc phục và các đề xuất, kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước.

Câu hỏi 2: Cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng khi nào?

Căn cứ quy định tại Điều 4 Thông tư 08/2021/TT-NHNN sửa đổi tại Thông tư 02/2022/TT-NHNN, các trường hợp cho vay đặc biệt gồm:

Ngân hàng Nhà nước cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt bằng nguồn tiền từ thực hiện chức năng của ngân hàng trung ương về phát hành tiền trong các trường hợp sau:

a) Cho vay đặc biệt để hỗ trợ thanh khoản đối với tổ chức tín dụng khi tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe dọa sự ổn định của hệ thống trong thời gian tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, bao gồm cả trường hợp tổ chức tín dụng đang thực hiện phương án cơ cấu lại, phương án chuyển nhượng đã được phê duyệt;

b) Cho vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi đến mức 0% để hỗ trợ phục hồi đối với ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, công ty tài chính, tổ chức tài chính vi mô theo phương án phục hồi đã được phê duyệt;

c) Cho vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi đến mức 0% để hỗ trợ phục hồi đối với ngân hàng thương mại theo phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt;

d) Cho vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi đến mức 0% đối với ngân hàng thương mại đã được mua bắt buộc trước ngày Luật số 17/2017/QH14 có hiệu lực theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật số 17/2017/QH14;

đ) Cho vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi đến mức 0% đối với ngân hàng thương mại đã được mua bắt buộc trước ngày Luật số 17/2017/QH14 có hiệu lực sau chuyển nhượng theo phương án chuyển nhượng đã được phê duyệt.

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt trong các trường hợp sau:

a) Cho vay đặc biệt để hỗ trợ thanh khoản đối với tổ chức tín dụng khi tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe dọa sự ổn định của hệ thống trong thời gian tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, bao gồm cả trường hợp tổ chức tín dụng đang thực hiện phương án cơ cấu lại, phương án chuyển nhượng đã được phê duyệt;

b) Cho vay đặc biệt theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước với lãi suất ưu đãi đến mức 0% để hỗ trợ thanh khoản đối với công ty tài chính, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô từ Quỹ dự phòng nghiệp vụ khi công ty tài chính, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe dọa sự ổn định của hệ thống trước khi phương án cơ cấu lại được phê duyệt;

c) Cho vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi đến mức 0% để hỗ trợ phục hồi đối với công ty tài chính, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô từ Quỹ dự phòng nghiệp vụ theo phương án phục hồi đã được phê duyệt.

Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt trong các trường hợp sau:

a) Cho vay đặc biệt để hỗ trợ thanh khoản đối với tổ chức tín dụng khi tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe dọa sự ổn định của hệ thống trong thời gian tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, bao gồm cả trường hợp tổ chức tín dụng đang thực hiện phương án cơ cấu lại, phương án chuyển nhượng đã được phê duyệt;

b) Cho vay đặc biệt theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước với lãi suất ưu đãi đến mức 0% để hỗ trợ thanh khoản đối với quỹ tín dụng nhân dân từ Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân khi quỹ tín dụng nhân dân có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe dọa sự ổn định của hệ thống trước khi phương án cơ cấu lại được phê duyệt;

c) Cho vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi đến mức 0% để hỗ trợ phục hồi đối với quỹ tín dụng nhân dân từ Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân theo phương án phục hồi đã được phê duyệt.

Tổ chức tín dụng khác cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt trong các trường hợp sau:

a) Cho vay đặc biệt để hỗ trợ thanh khoản đối với tổ chức tín dụng khi tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe dọa sự ổn định của hệ thống trong thời gian tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, bao gồm cả trường hợp tổ chức tín dụng đang thực hiện phương án cơ cấu lại, phương án chuyển nhượng đã được phê duyệt;

b) Cho vay đặc biệt để hỗ trợ phục hồi đối với tổ chức tín dụng theo phương án phục hồi, phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt.

 

Câu hỏi 3: Lãi suất cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng là bao nhiêu?

Điều 11 Thông tư 08/2021/TT-NHNN quy định về Lãi suất cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng như sau:

Đối với khoản cho vay đặc biệt quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư này:

a) Lãi suất cho vay đặc biệt, lãi suất gia hạn cho vay đặc biệt bằng lãi suất tái cấp vốn do Ngân hàng Nhà nước công bố trong từng thời kỳ tại thời điểm khoản cho vay đặc biệt được giải ngân, gia hạn;

b) Lãi suất đối với nợ gốc cho vay đặc biệt quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay đặc biệt trong hạn của khoản vay tại thời điểm chuyển quá hạn;

c) Không áp dụng lãi suất đối với nợ lãi chậm trả.

Đối với khoản cho vay đặc biệt quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 4 Thông tư này:

a) Lãi suất cho vay đặc biệt, lãi suất gia hạn cho vay đặc biệt là lãi suất ưu đãi đến mức 0% do Ngân hàng Nhà nước quyết định;

b) Lãi suất đối với nợ gốc cho vay đặc biệt quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay đặc biệt trong hạn của khoản vay tại thời điểm chuyển quá hạn;

c) Không áp dụng lãi suất đối với nợ lãi chậm trả.