1. Giới thiệu tác giả Duy Lượng biên soạn

Sách Thời hiệu, thừa kế và thực tiễn xét xử do Luật sư, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam Tưởng Duy Lượng biên soạn.

 

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Sách Thời hiệu, thừa kế và thực tiễn xét xử

Sách Thời hiệu, thừa kế và thực tiễn xét xử (Tái bản lần thứ nhất, có sửa đổi, bổ sung)

Tác giả: Tưởng Duy Lương

Nhà xuất bản Tư pháp

 

3. Tổng quan nội dung sách

Trong xu thế hội nhập và phát triển, để các quan hệ dân sự phát huy được tác dụng tích cực, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển lành mạnh thì phải tạo sự ổn định cho các quan hệ dân sự, từ đó tạo tâm lý yên tâm cho các chủ thể trong giao lưu dân sự. Do đó, pháp luật quy định các thời hạn để các bên có thể lựa chọn cách xử sự cho phù hợp vì lợi ích của mình. Khi kết thúc thòi hạn đó trong những điều kiện theo luật định có thể làm phát sinh hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ của những chủ thể có liên quan. Thời hạn đó được gọi là thời hiệu.

Qua thực tiễn xét xử cho thấy, việc hiểu và áp dụng các quy định của pháp luật về thời hiệu trong các vụ việc dân sự nói chung, tranh chấp về thừa kế nói riêng đang còn có những quan điểm, ý kiến khác nhau. Cũng vì nguyên nhân này mà có một số vụ việc đường lối giải quyết của các cấp Tòa án không thông nhất, phải xét xử nhiều lần, gây nhiều tốn kém cả về thời gian, công sức, tiền bạc cho cơ quan tiến hành tố tụng cũng như người dân, nhất là đối với những vụ việc thừa kế mà thời điểm mở thừa kế đã diễn ra nhiều năm trước, khi pháp luật có sự thay đổi, các quan hệ đã có nhiều biến động, việc thu thập tài liệu, chứng cứ gặp nhiều khó khăn…

Pháp lệnh Thừa kế 1990 lần đầu tiên đã quy định về thời hiệu thừa kế, là cơ sở cho việc tính thời hiệu thừa kế của các vụ việc đã mở trước, trong và sau khi Pháp lệnh này có hiệu lực. Bộ luật Dân sự 1995, Bộ luật Dân sự 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành trên cơ sở kế thừa và quy định cụ thể hơn đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc xác định thời hiệu khởi kiện về thừa kế và các quan hệ pháp luật liên quan.

Khi Bộ luật Dân sự 2015 được ban hành đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong kỹ thuật lập pháp, tư duy pháp lý trong việc điều chỉnh các quan hệ dân sự nói chung, quan hệ pháp luật thừa kế nói riêng, đặc biệt là các quy định về thời hiệu thừa kế, thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự.

Với mục đích góp phần nâng cao nhận thức trong thực thi và áp dụng pháp luật ngày một tốt hơn, tạo sự thống nhất trong thực tiễn xét xử, từ đó làm cho các quy định rất hợp lý, khoa học về thừa kế, về thời hiệu của Bộ luật Dân sự có sức sống mạnh mẽ hơn nữa, Nhà xuất bản Tư pháp tái bản có sửa đổi, bổ sung cuốn Thời hiệu, thừa kế và thực tiễn xét xử của Luật sư, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) Tưởng Duy Lượng – nguyên Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, người có bề dày trong công tác nghiên cứu khoa học pháp lý, với vốn kiến thức chuyên sâu về lý luận trong lĩnh vực pháp luật dân sự nói chung, pháp luật về thời hiệu, thừa kế nói riêng và kinh nghiệm nhiều năm trực tiếp xét xử các vụ việc dân sự, kinh tế.

Qua nghiên cứu về lý luận, về thực tiễn, trên cơ sở những vụ việc cụ thể hoặc những tình huống giả định có thể xảy ra trong thực tiễn để minh họa, làm rõ từng chủ đề được nêu trong cuốn sách, từ đó đưa ra những nhận xét, bình luận và các đề xuất về nội dung cần hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung luật hoàn toàn mang tính khoa học và thể hiện quan điểm của riêng tác giả.

* Nội dung cuốn sách “Thời hiệu, thừa kế và thực tiễn xét xử” gồm các bài viết sau:

– Tranh chấp quyền sử dụng đất, thừa kế quyền sử dụng đất – Một loại tranh chấp phức tạp

– Thời hiệu khởi kiện thuộc pháp luật nội dung hay pháp luật tố tụng – Đôi điều kiến nghị

– Quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện về thừa kế và cơ sở pháp lý của việc giải quyết các tranh chấp thừa kế đã quá 10 năm hoặc 30 năm kể từ thời điểm mở thừa kế

– Sau thời hạn 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mới khởi kiện tại Tòa án thì giải quyết thế nào?

– Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện – Một quy định nhân văn và những vấn đề đặt ra trong thực tiễn

– Quy định của Bộ luật Dân sự và thực tiễn áp dụng quy định về bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án thừa kế

– Chia tài sản chung là di sản thừa kế – Sai lầm, thiếu sót trong áp dụng pháp luật và hướng xử lý

– Đòi lại tài sản là di sản thừa kế và hướng xử lý

– Nghị quyết số 1037/2006/NQ-UBTVQH11 đối với giao dịch dân sự có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia

– Thời hiệu khởi kiện vụ án thừa kế và thời điểm tính thời hiệu thừa kế quyền sử dụng đất

– Phải xác định là tài sản chung mới đúng

– Dù quá 10 năm nhưng vẫn còn thời hiệu khởi kiện

– Chia tài sản chung hay bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án thừa kế?.

– Một vụ án có nhiều quan hệ pháp luật cần giải quyết

– Sử dụng di sản có là căn cứ chuyển hóa từ di sản thành tài sản chung của người sử dụng di sản?

– Sao lại trả hồ sơ khởi kiện?

– Quản lý di sản và việc trả thù lao, chi phí bảo quản cho người quản lý di sản

– Những vấn đề cơ bản về thời hạn trong Bộ luật Dân sự 2015

– Một vài suy nghĩ về thời hiệu quy định trong Bộ luật Dân sự 2015

– Thời hiệu khởi kiện vụ án thừa kế trong Bộ luật Dân sự 2015

– Xác định các chủ thể hưởng di sản theo thời hiệu và điều kiện để chủ thể được hưởng di sản theo thời hiệu

– Hưởng di sản theo thời hiệu – Vấn đề đặt ra và hướng hoàn thiện

– Một vài suy nghĩ về việc áp dụng Điều 623, Điều 688 Bộ luật Dân sự 2015 về thời hiệu thừa kế trong thực tiễn

– Đôi điều suy nghĩ về nội dung được bổ sung tại khoản 1 Điều 182 Bộ luật Dân sự 2015

– Đôi điều băn khoăn về khoản 3 Điều 7 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05/5/2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

– Bàn thêm về áp dụng Điều 623, Điều 688 Bộ luật Dân sự 2015 về thời hiệu thừa kế

Dưới đây là trích đoạn nội dung trong cuốn sách để bạn đọc tham khảo:

Tranh chấp quyền sử dụng đất, thừa kế quyền sử dụng đất – một loại tranh chấp phức tạp?
1. Những nguyên nhân cơ bản làm cho việc giải quyết tranh chấp gặp khó khăn, phức tạp
Tranh chấp đất đai nói chung, tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất nói riêng là một trong những tranh chấp phức tạp nhất trong các loại tranh chấp thuộc thẩm quyền của tòa án. Có rất nhiều vấn đề làm cho việc giải quyết loại tranh chấp đất đai gặp khó khăn, trong đó có ba nguyên nhân cơ bản
Một là, do sự quản lý còn hạn chế kéo dài của cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về đất đai, được thể hiện trong việc lưu trữ, quản lý hồ sơ về thửa đất không đầy đủ, tình trạng hồ sơ bị thất lạc, đứt đoạn thông tin là không hiếm, không cập nhật được di biến động về thửa đất (do thực hiện các giao dịch, chuyển từ đất tập đoàn, hợp tác xã sang cá nhân, hộ gia đình quản lý); thông tin trong hồ sơ về thửa đất thiếu, không chính xác (không chính xác về kích thước, số đo, diện tích, hình thù thửa đất, trên đất có tài sản như các công trình xây dựng, nhà ở không được thể hiện trong giấy chứng nhận xuất phát từ quy định, cách làm thiếu hợp lý của cơ quan quản lý về đất đai tạo nên); Chậm hoàn thiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân, doanh nghiệp; nhầm lẫn trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, như thửa đất của ông A nhưng giấy chứng nhận lại ghi ông bê; đối với đất giường thì sao không cụ thể trên thực địa, không rõ ranh giới, chồng lẫn khi giao dẫn đến tranh chấp; giấy chứng nhận khi cấp độ gia đình nhưng chính cơ quan quản lý, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không biết những ai trong hội có quyền đối với diện tích đất này; nguồn gốc ban đầu là đất của thành viên trong hộ nhưng khi cấp giấy chứng nhận thì trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi hộ gia đình, xong hồ sơ không thể hiện rõ việc chuyển từ đất của cá nhân thành đất của hộ gia đình…. Qua tìm hiểu, tác giả nhận thấy có trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản riêng của thành viên hộ gia đình, nhưng quá trình làm thủ tục cấp giấy chứng nhận cán bộ có thẩm quyền yêu cầu người xin cấp giấy chứng nhận phải ghi tên cả vợ hoặc chồng thì mới làm thủ tục cấp giấy nên không phản ánh đúng thực trạng. Bên cạnh đó, việc cung cấp thông tin cho đương sự, cơ quan giải quyết tranh chấp không hiếm trường hợp cung cấp không kịp thời, thiếu chính xác.
Khi hồ sơ về thửa đất không bảo đảm độ tin cậy, cơ quan quản lý không cung cấp được những thông tin cần thiết cho việc giải quyết tranh chấp hoặc cung cấp không chính xác là trở ngại rất lớn cho việc giải quyết nhanh và chính xác các vụ tranh chấp về đất đai.
Hai là, do chính sách, pháp luật về đất đai thay đổi liên tục và nhanh chóng trong một thời gian dài, nhưng mỗi lần thay đổi không có các quy định của pháp luật minh định rõ các quan hệ đất đai hình thành trên thực tế trong các thời đoạn đó, tạo ra những điểm mờ trong quan hệ về đất đai,…, nghiên cứu, xem xét nhiều quy định trong đó có cả loại văn bản thuộc về chính sách đất đai (trong mỗi thời kỳ) khi giải quyết một vụ tranh chấp.
Từ chỗ đất đai không được coi là tài sản, không được công nhận là di sản thừa kế nên người có quyền sử dụng đất không được để thừa kế quyền sử dụng đất cho người khác, quyền sử dụng đất không phải là đối tượng của giao dịch dân sự (Điều 5 Luật đất đai 1987) dù thực tế người dân vẫn giao dịch. Từ quy định của Luật đất đai năm 1987 diện tích đất mà người có quyền sử dụng hợp pháp đã quản lý, khai thác trong nhiều năm, nhưng khi chủ thể này chết thì quyền sử dụng đất đó không được xử lý theo pháp luật thừa kế tài sản mà xử lý theo chính sách, pháp luật về đất đai do cơ quan quản lý đất đai thực hiện và, và từng nơi xử lý vấn đề này rất khác nhau.
Khi Luật đất đai 1993, Bộ luật dân sự 1995 được Quốc Hội thông qua đã có nhiều cởi mở, đã công nhận quyền sử dụng đất là di sản thừa kế. Tuy nhiên, quy định về thừa kế quyền sử dụng đất là di sản trong Bộ luật dân sự 1995 chủ yếu mang tính nguyên tắc nhiều hơn, còn trong thực tế rất nhiều diện tích đất thuộc quyền sử dụng đất do người chết để lại không trở thành tài sản. Sở dĩ như vậy một phần xuất phát từ quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất được quy định trong Luật đất đai 1993.
Theo khoản 3 Điều 38 Luật đất đai 1993 thì chỉ “các tranh chấp về quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất đã có giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tranh chấp về tài sản gắn liền với việc sử dụng đất đó thì sao tòa án giải quyết“. Từ quy định tại Điều 38 Luật đất đai 1993, trên thực tế chỉ có một phần quyền sử dụng đất do người chết để lại thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án mới được coi là di sản và chia thừa kế nếu có tranh chấp, còn phần diện tích thuộc thẩm quyền của ủy ban nhân dân không được xử lý theo pháp luật thừa kế mà theo chính sách đất đai. Mặt khác, những quy định về chủ thể, điều kiện để được hưởng thừa kế quyền sử dụng đất mà Bộ luật dân sự 1995 quy định đã tạo ra “rào cản” để phần lớn quyền sử dụng đất không trở thành di sản chia theo pháp luật thừa kế. Ví dụ, nếu là đất nông nghiệp để trồng cây hằng năm, nuôi trồng thủy sản của hộ gia đình, trong hộ gia đình có thành viên chết thì phần đất của họ không chia thừa kế mà thành viên khác trong hội được sử dụng, nếu trong hộ gia đình không còn thành viên nào thì nhà nước thu hồi đất đó điều 744 Bộ luật dân sự 1995. …….”

 

4. Đánh giá bạn đọc

Cuốn sách đã đáp ứng được nhu cầu của đông đảo bạn đọc, trước hết là các cán bộ trong các cơ quan tư pháp, các Luật sư của LVN Group, các nhà nghiên cứu, các giảng viên, sinh viên luật… trong việc tìm hiểu, nghiên cứu, tham khảo, ứng dụng vào việc xử lý tranh chấp liên quan; đồng thời, giúp người dân có thêm vốn kiến thức pháp luật về thời hiệu, thừa kế và giải quyết tranh chấp, có thể tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
 

Kết luận: Cuốn sách được nhiều bạn đọc đánh giá hữu ích và rất hài lòng khi sở hữu. Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé!