1. Giới thiệu tác giả Luật sư Đỗ Đăng Khoa

Sách Thừa kế tài sản nhà đất – Cách chia tài sản thấu tình đạt lý do Luật sư Đỗ Đăng Khoa biên soạn.

 

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Sách Thừa kế tài sản, nhà đất – Cách chia tài sản thấu tình đạt lý

Thừa kế tài sản, nhà đất – Cách chia tài sản thấu tình đạt lý

Tác giả: Luật sư Đỗ Đăng Khoa

Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh

 

3. Tổng quan nội dung sách

Ai nên đọc cuốn sách này? Tác giả đã dành thời gian và dùng những câu chuyện để ví von để trả lời câu hỏi “cuốn sách này dành cho ai?”.

Xưa kia có một vị vua nổi tiếng trước khi chết đã để lại chúc ngôn rằng: “Sau khi ta chết, những người tẩm liệm thi hài phải là các danh y nổi tiếng; quan tài phải đục hai cái lỗ để hai tay ta thò được ra ngoài và ngày đưa tang phải rải vàng bạc châu báu hai bên đường đi”.

Nhiều người không hiểu tại sao vua lại có ý muốn những điều “không giống ai’’ như vậy. Nhà vua bèn giải thích. Thứ nhất, danh y tẩm liệm thi hài để cho mọi người thấy rằng tất cả những danh y tài giỏi về thuốc thang bậc nhất cũng bất lực trước cái chết của mỗi người. Thứ hai, đục lỗ để đưa hai tay thò ra ngoài quan tài cho mọi người thấy rằng ta đến với thế gian này bằng hai bàn tay trắng và nay ta ra đi cũng với hai bàn tay trắng; bao nhiêu của cải, ngọc ngà, châu báu, nhà cao cửa rộng cũng chẳng còn ý nghĩa gì.

Vâng của cải chẳng còn ý nghĩa gì với người đã chết, nhưng với người còn sống thì lại vô cùng quan trọng vì tiền không mua được tất cả nhưng về cơ bản thì mua được gần hết. Khi chết tài sản, nhà đất chẳng mang theo được mà phải để lại cho con cháu. Tuy đã để lại cho chúng của cải rồi, mà nhiều người dưới suối vàng vẫn không được yên. Bởi trên trần gian con cháu vì tiền mà bỏ tình, bỏ nghĩa, tranh giành kiện tụng ra tòa án, chia cả đất nhà thờ. Vậy để lại di sản sao con cháu mang ơn mình, chứ không oán trách mình? Cuốn sách này dành cho bạn.

Rất nhiều người được bố mẹ để lại nhà cửa, ruộng vườn, ô tô, xe máy. Nhưng hiện “sổ đỏ, sổ hồng” nhà đất vẫn đứng tên người đã chết, dẫn đến chỉ quản lý sử dụng trên thực tế và rủi ro tranh chấp kiện đòi từ những người anh em cùng hàng thừa kế. Rồi bây giờ làm sao để tiến hành thủ tục “sang tên”, xác lập quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất cho mình? Bởi chỉ khi mình được “đứng tên trên sổ đỏ, sổ hồng” thì mới thực sự có quyền sở hữu nhà đất, dễ dàng mua bán, tặng cho, thế chấp ngân hàng để vay vốn…Tôi sẽ hướng dẫn cho bạn đạt được mong muốn.

Việc thừa kế nhà đất theo phong tục tập quán so với pháp luật có rất nhiều khác biệt, chính vì lẽ đó mà biết bao nhiêu vụ án đau lòng. Mỗi khi tham dự những phiên tòa như thế! Tôi lại nghĩ: giá như mọi người hiểu biết pháp luật để ứng xử, định đoạt tài sản của mình theo di chúc thì đâu đến nông nỗi này. Trong cuốn sách này, tôi bày cách cho bạn để lại cho hậu thế giá trị tinh thần và tài sản theo đúng ý nguyện của mình, phù hợp với phong tục tập quán và pháp luật.

Xã hội ngày nay phát triển, dân giàu nước mạnh, di sản thừa kế không chỉ là nhà đất, vàng bạc như xưa. Có rất nhiều loại tài sản mới như: cổ phiếu, vốn góp trong công ty, trái phiếu, bản quyền tác giả, bằng sáng chế, quyền thương mại. Cả những khoản vay nợ, thế chấp ngân hàng của người ra đi chưa kịp xử lý…Với những doanh nhân giàu có thành đạt. Dự liệu thế nào để khi mình ra đi, người kế thừa không chỉ hưởng tài sản mà còn phải gìn giữ, phát triển doanh nghiệp? Câu trả lời có trong cuốn sách này.

Ngày nay, đất đai từ thành thị tới nông thôn, không ngừng tăng giá. Lúc cha mẹ còn sống thì “khi cha ở chỉ là nơi đất ở” nhưng “khi cha đi đất bỗng hóa đống vàng”. Trong anh em có người hoa mắt vì vàng, trở về tranh giành nhà đất của cha ông. Chẳng ai chịu ai và đành phải nhờ đến tòa án giải quyết. Chuyện đã vậy, cùng đành. Câu hỏi là: làm sao để theo kiện thành công? Tôi sẽ chỉ cách cho bạn trong cuốn sách này.

Khi bạn có kiến thức pháp luật và những bài học kinh nghiệm từ nhiều câu chuyện đắt giá, các bản di chúc nổi tiếng và những vụ án tranh chấp thừa kế điển hình trong sách này. Tôi tin rằng bạn sẽ trở thành “chuyên gia tư vấn” để giúp đỡ, hỗ trợ được rất nhiều bạn bè, người thân khi họ gặp những cảnh ngộ tương tự.

Bạn là người thích khám phá những điều mới mẻ “học nữa, học mãi” để thay đổi và tiến bộ mỗi ngày. Cuốn sách này dành cho bạn!

Nội dung cuốn sách được biên soạn với cấu trúc chương mục như sau:

Lời cám ơn

Cuốn sách dành cho ai?

Chương 1. ĐỂ MỘT MAI TÔI VỀ LÀM CÁT BỤI

Chia nhà, bài vị tổ tiên thờ ở đâu?

Quyền thừa kế

Di sản thừa kế

Thời điểm mở thừa kế

Người thừa kế

Người quản lý di sản

Thời hiệu thừa kế

Chương 2. CHỌN NGƯỜI THỪA KẾ

Bản di chúc có 1-0-2 của triệu phú thích đùa

Đặc điểm của di chúc

Các loại di chúc

Những di chúc lạ lùng của người nổi tiếng

Di sản dùng vào việc thờ cúng

Cuộc chiến giành “ngai vàng” ở Tập đoàn Lotte

Hiệu lực của di chúc

Chương 3. CÁCH CHIA DI SẢN THẤU TÌNH ĐẠT LÝ

Thứ tự ưu tiên thanh toán

Thời hạn phân chia di sản

Thủ tục phân chia di sản theo di chúc

Thủ tục phân chia di sản theo pháp luật

Chương 4. LỠ PHẢI RA TÒA

Khi cha đi đất bỗng hóa ngàn vàng

Thủ tục giải quyết vụ án chia thừa kế

Một số câu hỏi nóng

Mặc đồ tang, ôm di ảnh náo loạn phiên tòa

Ngộ ra nhiều điều

PHỤ LỤC

Mẫu Di chúc

Mẫu Đơn khởi kiện chia di sản thừa kế

Mẫu Biên bản hòa giải

Mẫu Bản án

Luật LVN Group xin phép trích dẫn mẫu đơn khởi kiện chia di sản thừa kế để bạn đọc tham khảo:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……(1), ngày….. tháng …… năm……

ĐƠN KHỞI KIỆN

Kính gửi: Toà án nhân dân (2)……………………………………

Người khởi kiện: (3)…………………………….

Địa chỉ: (4) ………………………………………….

Số điện thoại: ………(nếu có); số fax: …….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ……………………… (nếu có)

Người bị kiện: (5)…………………………………

Địa chỉ (6) …………………………………………….

Số điện thoại: …………(nếu có); số fax: ….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………….. (nếu có)

Người có quyền, lợi ích được bảo vệ (nếu có)(7)………

Địa chỉ: (8)……………………………………………

Số điện thoại: ………(nếu có); số fax: ……..(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử : …………………………(nếu có)

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có) (9)…

Địa chỉ: (10) ……………………………………..

Số điện thoại: ………(nếu có); số fax: …….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ..………………………. (nếu có)

Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây:(11)…….

Nội dung vụ việc: Phần này bạn viết về mối quan hệ với người để lại di sản thừa kế theo Di chúc hoặc theo pháp luật và liệt kê các di sản. Nếu đề nghị chia theo thừa kế theo pháp luật thì cần giới thiệu mối quan hệ của những người cùng hàng thừa kế của người để lại di sản

Ví dụ:

Cha tôi là ông A kết hôn với mẹ tôi là bà B và cha mẹ tôi sinh được ba người con là: anh C, chị D và tôi …E. Ông bà tôi đã chết năm….Đến năm….cha tôi chết……Năm…..mẹ tôi chết.

Cha mẹ tôi để lại khối di sản bao gồm:

  1. Căn nhà tại số…..đường….xã….huyện….tỉnh…theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà số…..do UBND ….cấp ngày…..
  2. Thửa đất …..m2 thửa….tờ bản đồ….địa chỉ tại số…..đường….xã….huyện….tỉnh…theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà số…..do UBND ….cấp ngày…..
  3. Chiếc ô tô…..theo Giấy đăng ký phương tiện số……do …..cấp ngày….

Hiện nay anh em chúng tôi có tranh chấp, không tự thỏa thuận được việc phân chia di sản của cha mẹ, vì vậy.

Tôi đề nghị Tòa án giải quyết tranh chấp thừa kế, như sau:

  1. Chia cho anh C được hưởng di sản là…
  2. Chia cho chị D được hưởng di sản là….
  3. Chia cho tôi được hưởng di sản là….

(phần này tùy theo tài sản và mong muốn của người khởi kiện mà ghi yêu cầu)

2) Vấn đề khác (nếu có): ………………………

Ví dụ: nghĩa vụ đối với các khoản vay nợ của người chết để lại, giải chấp tài sản đang thế chấp tại ngân hàng, đề nghị xử lý thế nào? – nếu không có thì xóa bỏ mục này

3. Thông tin khác(7): (nếu không có thì xóa bỏ mục này)       

Người làm chứng (nếu có) (12)…..(nếu không có thì xóa bỏ mục này)

Địa chỉ: (13) …………………………………………….

Số điện thoại: ……(nếu có); số fax: …….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………… (nếu có)

Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có: (14)

1. Giấy chứng tử của người để lại di sản; Bản di chúc (nếu có)

2. Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người khởi kiện (bản sao có chứng thực);

3. Sổ hộ khẩu gia đình (nếu có);

4. Giấy khai sinh của những người thừa kế, nộp bản sao;

5. Hồ sơ về di sản ví dụ như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; đăng ký ô tô, xe máy; sổ tiết kiệm…  

(Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án) (15) …………………

Người khởi kiện (16)

Hướng dẫn sử dụng mẫu số:

(1) Ghi địa điểm làm đơn khởi kiện (ví dụ: Hà Nội, ngày….. tháng….. năm……).

(2) Ghi tên Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện A thuộc tỉnh B), nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân tỉnh Hưng Yên) và địa chỉ của Toà án đó.

(3) Ghi họ tên (ai nộp đơn thì người đó là người khởi kiện, thường thì người đang chiếm giữ di sản là người bị kiện).

(4) Ghi nơi cư trú tại thời điểm nộp đơn khởi kiện. Nếu người khởi kiện là cá nhân, thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú (ví dụ: Nguyễn Văn A, cư trú tại thôn B, xã C, huyện M, tỉnh H);

(5), (7), (9) và (12) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (3).

(6), (8), (10) và (13) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (4).

(11) Nêu cụ thể từng vấn đề yêu cầu Toà án giải quyết.

(14) Ghi rõ tên các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện gồm có những tài liệu nào và phải đánh số thứ tự. Danh mục 5 giấy tờ trên chỉ mang tính gợi ý, thực tế mỗi vụ việc thừa kế sẽ có hồ sơ khác nhau.

(15) Ghi những thông tin mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án (ví dụ: Người khởi kiện thông báo cho Toà án biết khi xảy ra tranh chấp một trong các đương sự đã đi nước ngoài chữa bệnh…).

(16) Ai nộp làm đơn thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khởi kiện đó

 

4. Đánh giá bạn đọc

Cách tác giả triển khai vấn đề không hề khô cứng, ngay từ tiêu đề chương mục từ ngữ viết được sử dụng rất dí dỏm và gẫn gũi để triển khai những vấn đề mang tính pháp lý khô khan, có phần khó hiểu. Điều này sẽ tạo hứng thú cho người đọc, giúp người đọc nhận diện và hiểu vấn đề nhanh hơn.

Nội dung sách tác giả đã triển khai theo thứ tự các sự việc có thể sẽ diễn qua theo quy trình trên thức tế: Một người mất đi có quyền để lại di sản thừa kế – di chúc và việc lựa chọn người thừa kế – cách phân chia di sản theo đúng quy định pháp luật và cuối cùng tác giả trình bày những phương thức giúp bạn đọc giải quyết những vấn đề phức tạp khi xảy ra kiện tụng về thừa kế. Có thể thấy nội dung tác giả trình bày khá toàn diện các vấn đề pháp lý về thừa kế theo quy định của pháp luật (trong bộ luật dân sự). Song tác giả trình bày dựa trên những sự việc cụ thể, ví von sinh động, lồng ghép những kiến thức pháp lý rất linh hoạt giúp người đọc khi tiếp cận sẽ thấy ngay câu chuyện của mình trong đó.

 

Kết luận: Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé! Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ “Sách Thừa kế tài sản, nhà đất – Cách chia tài sản thấu tình đạt lý”.

Nếu bạn có khó khăn trong việc tra cứu hiệu lực văn bản hay quy định pháp luật trong lĩnh vực nào đó, hãy liên hệ tổng đài 1900.0191 của Luật LVN Group, chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp chính xác và nhanh chóng nhất giúp bạn!