1. Giới thiệu tác giả PGS.TS. Phùng Trung Tập
Cuốn sách “Tư vấn, phổ biến và áp dụng pháp luật về quyền để lại di sản thừa kế của cá nhân” được biên soạn bởi PGS.TS. Phùng Trung Tập – GIảng viên cấp cao của Trường Đại học Luật Hà Nội. Nhằm phục vụ cho công việc giảng dạy pháp lý, PGS.TS. Phùng Trung Tập đã thực hiện biên soạn nhiều cuốn sách chuyên khảo, tham khảo trong lĩnh vực dân sự để sử dụng giảng dạy tại các trường Đại học lớn.
Các lĩnh vực chuyên sâu của PGS.TS. Phùng Trung Tập gồm: Dân sự và Tố tụng dân sự; Sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ; Hợp đồng và Đàm phán hợp đồng; Giải quyết tranh chấp; Đào tạo pháp lý.
Chính sự am hiểu chuyên sâu về pháp luật Việt Nam cùng với kinh nghiệm hơn 30 năm làm việc và nghiên cứu trong lĩnh vực pháp luật dân sự, PGS.TS. Phùng Trung Tập đã đưa ra nhiều kiến thức phân tích, đánh giá các vấn đề thực tiễn rất chuẩn xác nhằm làm giảm thiểu rủi ro hoặc thiệt hại cho khách hàng của mình.
2. Giới thiệu hình ảnh sách
Tư vấn, phổ biến và áp dụng pháp luật về quyền để lại di sản và quyền thừa kế của cá nhân
Tác giả: PGS.TS. Phùng Trung Tập
Nhà xuất bản Hà Nội
3. Tổng quan nội dung sách
Thừa kế là việc dịch chuyển tài sản của cá nhân đẫ chết cho những người khác còn sống theo di chúc hoặc theo pháp luật. Khi năng lực sản xuất, kinh doanh phát triển tạo ra ngày một nhiều của cải vật chất trong xã hội; cá nhân có thu nhập hợp pháp do lao động, sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ thuộc các thành phần kinh tế và hình thức sở hữu khác nhau, quyền sở hữu được xác lập đối với những tài sản có được từ những hoạt động hợp pháp này, theo đó di sản thừa kế cũng đa dạng và có giá trị tài sản ngày một lớn hơn. Điều 32 Hiến pháp năm 2013 quy định tại khoản 1 và 2: “Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác. 2. Quyền sở hữu tu nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ”.
Cá nhân là chủ sở hữu tài sản của mình khi còn sống và tài sản còn lại của cá nhân là di sản thừa kế sau khi cá nhân chết, không bị hạn chế về giá trị và chủng loại.
Nhằm mục đích giúp độc giả có được sự thống nhất trong cách hiểu và áp dụng những quy định của pháp luật thừa kế Việt Nam hiện hành, PGS.TS. Phùng Trung Tập, Giảng viên Cao cấp Trường Đại học Luật Hà Nội viết cuốn sách tìm hiểu và áp dụng những quy định của pháp luật thừa kế hiện hành trong việc để lại di sản và hưởng di sản thừa kế.
Cuốn sách được biên soạn với mong muốn bạn đọc sẽ làm chủ kiến thức pháp luật thừa kế để tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi cần thiết trong việc để lại di sản và hưởng di sản thừa kế, trợ giúp người khác, phổ biến pháp luật và trợ giúp pháp lý về lĩnh vực thừa kế.
Nội dung cuốn sách đề cập hầu như toàn diện nội dung pháp luật thừa kế Việt Nam hiện hành nhằm giúp độc giả có kiến thức cơ bản và chuyên sâu về pháp luật thừa ké để tự phục vụ mình, phục vụ cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến mọi người trong cơ quan, trong cộng đồng dân cư và trong toàn xã hội.
Cuốn sách được biên soạn với cấu trúc chương mục như sau:
Phần thứ nhất. Pháp luật thừa kế Việt Nam
Chương 1. Những vấn đề cơ abrn của pháp luật thừa kế Việt Nam
1. Ở Việt Nam, pháp luật thừa kế gồm những vấn đề cơ bản nào?
2. Quyền thừa kế được thực hiện như thế nào?
3. Các quyền khác về tài sản có được thừa kế không?
4. Quyền thừa kế là quyền dân sự của cá nhân
Chương 2. Quy định chung về thừa kế theo quy định cảu Bộ luật dân sự năm 2015
I. Quyền để lại di sản và quyền thừa kế
1. Chế định thừa kế được quy định tại Phần thứ tư, Bộ luật dân sự năm 2015
2. Ai có quyền để lại di sản thừa kế?
3. Ai có quyền hưởng di sản thừa kế?
4. Độ tuổi nào của cá nhân không có quyền lập di chúc?
II. Quyền bình đẳng trong quan hệ thừa kế
1. Quyền bình đẳng của cá nhân trong thừa kế được hiểu như thế nào?
2. Người đã thành thai có được hưởng thừa kế không?
III. Thời điểm và địa điểm mở thừa kế
1. Thời điểm mở thừa kế được xác định từ khi nào?
2. Địa điểm mở thừa kế được xác định như thế nào?
IV. Di sản thừa kế
1. Di sản thừa kế được xác định như thế nào?
2. Xác định di sản thừa kế là tài sản riêng của người chết như thế nào?
3. Phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác được xác định như thế nào?
4. Tài sản của cá nhân bao gồm những gì?
5. Những tài sản nào không thuộc di sản thừa kế?
V. Người thừa kế
1. Người thừa kế là ai?
2. Người thừa kế có quyền gì?
3. Người được sinh ra do mang thai hộ được thừa kế không?
4. Người thừa kế có các nghĩa vụ gì?
VI. Quyền và nghĩa vụ đói với tài sản do người chết để lại
1. Quyền và nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại được xử lý như thế nào?
2. Nghĩa vụ về tài sản do người chế để lại có phải là di sản thừa kế không?
3. Còn có các ý kiến khác nhau về di sản thừa kế không?
VII. Quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản
1. Quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản được xác định như thế nào?
2. Nghĩa vụ của người quản lý di sản được xác định như thế nào?
VIII. Những người không có quyền thừa kế di sản của nhau
1. Những người thừa kế nào không được quyền hưởng di sản của nhau?
2. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản không?
3. Người từ chối hưởng di sản có được hưởng di sản không?
IX. Người không được quyền hưởng di sản
1. Căn cứ xác định người không được quyền hưởng di sản
2. Người bị kết án về các hành vi nói trên vận được hưởng thừa kế theo di chúc
X. Tài sản không có người thừa kế
1. Tài sản không có người thừa kế được giải quyết như thế nào?
2. Nhà nước tiếp nhận tài sản vô chủ
XI. Thời hiệu thừa kế
1. Thời hiệu thừa kế là gì?
2. Thời hiệu thừa kế
Phần thứ hai. Các hình thức thừa kế
Chương 1. Thừa kế theo di chúc
I. Di chúc và người lập di chúc
1. DI chúc được hiểu như thế nào?/
2. Ai có quyền lập di chúc?
3. Người lập di chúc có các quyền gì?
4. Quyền của người lập di chúc bị hạn chế trong các trường hợp nào?
5. Di chúc thể hiện dưới hình thức nào?
6. Di chúc bằng văn bản được hiểu như thế nào?
7. Di chức bằng văn bản còn được lập ra trong những trường hợp nào?
8. Những người nào không được công chứng, chứng thực di chúc?
9. Giá trị pháp lý của di chúc miệng được xác định như thế nào?
10. Di chúc như thế nào thì được coi là di chúc hợp pháp
1. DI chúc của người dưới 18 tuổi lập ra có giá trị pháp lý không?
12. Nội dung của di chúc gồm các yếu tố nào?
13. Những ai là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
…
Chương 2. Thừa kế theo pháp luật
1. Thừa kế theo pháp luật được hiểu như thế nào?
2. Thừa kế theo pháp luật được thực hiện trong các trường hợp nào?
3. Diện thừa kế được hiểu như thế nào?
4. Thế nào là hàng thừa kế theo pháp luật?
5. Trong những trường hợp nào thì các cháu, các chắt được thừa kế theo pháp luật hưởng di sản của ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, các cụ nội, ngoại?
6. Khi nào chắt ruột thừa kế theo pháp luật tại hàng thừa kế thứ ba của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại?
7. Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết trong cùng một thời điểm được xác định như thế nào?
8. Khi nào có thừa kế thế vị?
9. Thanh toán và phân chia di sản được thực hiện như thế nào?
10. Phân chia di sản được tiến hành từ khi nào?
11. Khi nào di sản bị hạn chế phân chia?
12. Phân chia di sản trong trường hợp có người thừa kế mới hoặc có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế thế nào?
13. Vợ chồng có phải là người thừa kế di sản của nhau không phụ thuộc vào nội dung của di chúc?
14. Cách tính 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật được thực hiện như thế nào?
4. Đánh giá bạn đọc
Quyền để lại di sản thừa kế và quyền thừa kế được ghi nhận tại Bộ luật dân sự năm 2015. Trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày có rất nhiều tranh chấp phát sinh do tình trạng thiếu hiểu biết căn bản các quy định pháp luật về quyền để lại di sản và quyền thừa kế, điều này dẫn tới mối quan hệ tình cảm trong gia đình bị sứt mẻ, kiện tụng tranh giành và dần dẫn tới hệ lụy bất ổn trong làng xóm, xã hội.
Bởi vậy, cuốn sách “Tư vấn, phổ biến và áp dụng pháp luật về quyền để lại di sản và quyền thừa kế của cá nhân” là một tài liệu tham khảo hữu ích và rất phù hợp đối với mọi đối tượng bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu pháp luật về quyền để lại di sản và quyền thừa kế.
Nội dung cuốn sách xác đinh và ohaan tích ngắn gọn những căn cứ pháp lý trong việc để lại di sản, nhận di sản theo di chúc và theo pháp luật; Quyền và nghĩa vụ của người thừa kế; Những trường hợp không được quyền hưởng di sản; Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc; Di sản thừa kế; Di sản dùng vào việc thờ cúng; Di tặng; Phân chia di sản thừa kế; thời hiệu thừa kế và những tình huống phân chi di sản tương ứng với từng nội dung.
Kết luận: Những vấn đề pháp lý liên quan đến thừa kế di sản thực sự phức tạp và thực tiễn các tranh chấp hay các tình huống phát sinh trên thực tế cũng muôn hình vạn trạng do đó trang bị cho mình những kiến thức pháp lý căn bản về quyền để lại di sản và thừa kế sẽ giúp mỗi chúng ta có được tư duy sáng rõ hơn, tỉnh táo hơn trước các mâu thuẫn nảy sinh trong vấn đề này. Vì vậy, cuốn sách “Quyền để lại di sản và quyền thừa kế của cá nhân” nằm trong bộ sách “Tư vấn, phổ biến và áp dụng pháp luật” của PGS.TS. Phùng Trung Tập là một tài liệu hữu ích mà bạn đọc nên sở hữu để chủ động tìm hiểu và trang bị những kiến thức pháp lý căn bản về thừa kế cho mình.
Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách luật hiệu quả và tin cậy đối với bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nữa nhé. Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách “Tư vấn, phổ biến và áp dụng pháp luật về quyền để lại di sản và quyền thừa kế của cá nhân”.