1. Giới thiệu tác giả PGS.TS. Phùng Trung Tập
Cuốn sách “Tư vấn, phổ biến và áp dụng pháp luật thừa kế trong việc chia di sản ” được biên soạn bởi PGS.TS. Phùng Trung Tập.
PGS.TS. Phùng Trung Tập là giảng viên cao cấp của Trường Đại học Luật Hà Nội. Tác giả đã biên soạn nhiều cuốn sách chuyên khảo, tham khảo trong lĩnh vực dân sự để sử dụng giảng dạy tại các trường Đại học lớn phục vụ cho công việc giảng dạy pháp lý.
Các lĩnh chuyên sâu của PGS.TS. Phùng Trung Tập gồm: Dân sự và Tố tụng dân sự; Sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ; Hợp đồng và Đàm phán hợp đồng.
Với am hiểu chuyên sâu về pháp luật Việt Nam cùng với kinh nghiệm hơn 30 năm làm việc và nghiên cứu trong lĩnh vực pháp luật dân sư, những cuốn sách mà tác giả biên soạn thật sự là tài liệu tham khảo hữu ích đối với bạn đọc.
2. Giới thiệu hình ảnh sách
Tư vấn, phổ biến và áp dụng pháp luật thừa kế trong việc phân chia di sản
Tác giả: PGS.TS. Phùng Trung Tập
Nhà xuất bản Hà Nội
3. Tổng quan nội dung sách
Thừa kế là việc dịch chuyển tài sản của cá nhân đã chết cho những người khác còn sống theo di chúc hoặc theo pháp luật. Khi năng lực sản xuất, kinh doanh phát triển tạo ra ngày một nhiều của cải vật chất trong xã hội; cá nhân có thu nhập hợp pháp do lao động sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ thuộc các thành phần kinh tế và hình thức sở hữu khác nhau, quyền sở hữu được xác lập đối với những tài sản có được từ những hoạt động hợp pháp này, do đố di sản thừa kế cũng đa dạng và có giá trị tài sản ngày một lớn hơn.
Và quyền này được ghi nhận tại Khoản 1 và 2 Điều 32 Hiến pháp năm 2013 như sau:
“1. Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác.
2. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ”.
Theo đó, cá nhân là chủ sở hữu tài sản của mình khi còn sống và tài sản con lại của cá nhân là di sản thừa kế sau khi cá nhân chết, không bị hạn chế về giá trị và chủng loại.
Nhằm mục đích giúp độc giả có được sự thống nhất trong cách hiểu và áp dụng những quy định của pháp luật thừa kế Việt Nam hiện hành, tiếp theo cuốn “Tư vấn, phổ biến và áp dụng pháp luật quyền để lại di sản và quyền thừa kế của cá nhân” đã xuất bản trước đó, PGS.TS. Phùng Trung Tập đã viết cuốn “Tư vấn, phổ biến và áp dụng pháp luật thừa kế trong việc chia di sản”.
Với mong muốn độc giả sẽ làm chủ kiến thức pháp luật thừa kế để tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi cần thiết trong việc để lại di sản và hưởng di sản thừa kế, trợ giúp người khác, phổ biến pháp luật và trợ giúp pháp lý về lĩnh vực thừa kế, nội dung cuốn sách giới thiệu những tình huống cụ thể, có thể vận dụng pháp luật thừa kế hiện hành để giải quyết những tranh chấp về quyền thừa kế. Đọc cuốn sách sẽ giúp độc giả có kiến thức cơ bản và chuyên sâu về pháp luật thừa kế để tự phục vụ mình, phục vụ cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến mọi người trong cơ quan, trong cộng đồng dân cư và trong toàn xã hội.
Nội dung cuốn sách được biên soạn gồm:
Chương 1. Chia di sản trong những trường hợp phức tạp
Phần này tác giả đưa ra 32 tình huống cụ thể và phân tích chỉ rõ cách chia di sản đúng đắn, cách chia di sản sai và chỉ ra lỗi chia sai.
Chương 2. Chia di sản liên quan đến di sản dùng vào việc thờ cúng và di tặng
1. Chia di sản liên quan đến di sản thờ cúng (trình bày 3 tình huống thực tế và phân tích)
2. Chia di sản liên quan đến di tặng
Chương 3. Chia di sản liên quan đến người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc (Trình bày 2 tình huống thực tiễn và phân tích chuyên sâu)
Chương 4. Thừa kế thế vị có nhân tố côn nuôi (Trình bày 2 tình huống thực tế và phân tích chuyên sâu).
4. Đánh giá bạn đọc
Trên thực tế việc để phân chia di sản rất phức tạp, theo di chúc cũng vậy mà theo pháp luật cũng không tránh khỏi những sai sót nếu không nắm chắc các quy định pháp luật. Nhiều loại di sản, cùng với đó việc xác định di sản trong khối tài sản chung, xác định đúng đắn những người thừa kế là điều không hề dễ dàng. Từ thực tiễn hoạt động tư vấn pháp luật PGS.TS. Phùng Trung Tập hiểu rất rõ những khó khăn, phức tạp của việc phân chia di sản đúng đắn. Do vậy cuốn sách đã được tác giả trình bày những tình huống thực tiễn hay giả định và phân tích chuyên sâu về cách phân chia di sản đúng đắn và chỉ ra những cách chia di sản dễ nhầm lẫn đồng thời chỉ ra nguyên nhân của những sai sót đó rất thuận tiện cho bạn đọc nghiên cứu, tìm hiểu, qua đó hiểu đúng đắn và nắm chắc các quy định pháp luật về phân chia di sản thừa kế.
Cuốn sách “Tư vấn, phổ biến và áp dụng pháp luật thừa kế trong việc chia di sản” là một tài liệu tham khảo hữu ích và rất phù hợp đối với bạn đọc quan tâm tới pháp luật thừa kế nói chung. Đồng thời cũng là tài liệu phục vụ sinh viên, học viên ngành luật học tập bộ môn Luật dân sự tốt hơn.
Kết luận: Những vấn đề pháp lý liên quan đến thừa kế di sản hay phân chia di sản thực sự rất phức tạp, và thực tiễn các tranh chấp hay các tình huống phát sinh trên thực tế cũng muôn hình vạn trạng. Do đó, để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình cũng như có thể phổ biến trong gia đình, cộng đồng dân cư, xã hội việc trang bị cho mình những kiến thức pháp lý căn bản về phân chia di sản thừa kế là điều cần thiết. Cuốn sách “Tư vấn, phổ biến và áp dụng pháp luật thừa kế trong việc chia di sản” của PGS.TS. Phùng Trung Tập là một tài liệu hữu ích mà bạn đọc nên sở hữu để chủ động timg hiểu và trang bị những kiến thức căn bản về thừa kế cho mình.
Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách luật hiệu quả và tin cậy đối với bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nữa nhé. Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách “Tư vấn, phổ biến và áp dụng pháp luật thừa kế trong việc chia di sản”.
Tình huống thứ nhất
Ông A và bà B kết hôn vào năm 1950, có hai người con chung là C (sinh năm 1952) và D (sinh năm 1954). Anh C có vợ là Q và có hai người con chung là K (sinh năm 1980) và H (sinh năm 1984). Ông a và anh C chết cùng thời điểm do tai nạn giao thông vào tháng 4 năm 2006. Ông A có để lại di chúc cho C 1/4 di sản, còn 3/4 di sản ông A cho đều anh D, cháu K và H. Sau khi ông A qua đời, bà B kiện đến Tòa án quận M xin chia di sản của ông A. Tòa án xác định được, tài sản chung hợp nhất của ông A và bà B có 960.000.000 đồng.
1) Cách chia di sản hoàn toàn đúng
Với sự kiện trên, thấy rằng tài sản chung hợp nhất của vợ chồng ông A và bà B có 960.000.000 đồng. Vậy khi ông A qua đời, quan hệ sở hữu chung hợp nhất giữa ông A và bà B chấm dứt. Di sản thwuaf kế của ông A được xác định bằng 1/2 khối tài sản thuộc quyền sở hữu chung với bà B. Vậy di sản của ông A có : 960.000.000 đồng : 2 = 480.000.000 đồng.
Phần di sản của ông A được chia theo di chúc. Theo sự kiện trên, thấy rằng ông A định đoạt cho anh C 1/4 di sản. Nhưng anh C đã chết cùng thời điểm với ông A, phần di chúc liên quan đến C được hưởng vô hiệu (người thừa kế đã chết cùng thời điểm với người để lại di sản). Phần di sản liên quan đến phần của di chúc vô hiệu được chia theo pháp luật. Theo tình huống này, chỉ có phần di chúc liên quan đến anh D, cháu K và H (là cháu nội của ông A) được thừa kế theo di chúc. Vậy D = K = H = 480.000.000 x 3/4 ; 3 = 120.000.000 đồng.
Còn 1/4 di sản, ông A định đoạt cho anh C được thừa kế theo di chúc, nhưng anh C đã chết cùng thời điểm với ông A, phần di sản liên quan đến phần của di chúc vô hiệu được đem chia theo pháp luật. Biết rằng, hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại Điều 651 BLDS, của ông A gồm có: bà B, anh C, anh D. Vậy B = C = D (phải xác định cho anh C được hưởng bao nhiêu nếu còn sống để có căn cứ xác định di sản chia cho các con của anh C thế vị) = 120.000.000 đồng : 3 = 40.000.000 đồng.
Ạn C đã chết cùng thời điểm với ông A, cho nên con của anh C là cháy K và H được thế vị, Bậy K = H = 40.000.000 : 2 = 20.000.000 đồng Theo cách chia di sản của ông A trên đây, thấy rằng bà B vợ của ông A mới được hưởng thừa kế theo pháp luật một phần di sản. Nhưng theo quy định tại điều 644 BLDS, thì bà B phải được hưởng phần tối thiểu theo tình huống này là : B = 480.000.000 đồng : 3 x 2/3 = 106.660.000 dồng. Nhưng thực tế, bà B mới chỉ được hưởng phần di sản còn lại của ông A chia theo pháp luật là 40.000.000 đồng. vậy bà B còn thiếu là: 106.000.000 đồng – 40.000.000 đồng = 66.000.000 đồng.
Theo cách tính này, số di sản mà bà B được hưởng đã được xác định theo quy định tại Điều 644 BLDS, thì bà B còn thiếu là 66.000.000 đồng. Phàn còn thiếu của bà B được lấy ra từ đây là một vấn đề cần phải được biện luận.
Phần còn thiếu của bà B, trừ vào phần di sản mà anh D. cháu K và cháu H được hưởng theo di chúc theo tỷ lệ cho đủ. Thấy rằng, anh D, cháu K và cháu H được thừa kế theo di chúc của ông A theo tỷ lệ ngang nhau. vậy trừ theo tỷ lệ vào phần thừa kế theo di chúc mà anh D, cháu K, cháu H được hưởng là 1:1:1. Theo đó, trừ của anh D, cháu K và H như sau: 66.000.000 đồng : 3 = 22.000.000 đồng.
Anh D còn được hưởng theo di chúc là: 120.000.000 đồng – 22.000.000 đồng = 98.000.000 đồng;
Cháu K còn được hưởng theo di chúc là 120.000.000 đồng – 22.000.000 đồng = 98.000.000 đồng;
Cháu H còn được hưởng theo di chúc là 120.000.000 đồng – 22.000.000 đồng = 98.000.000 đồng.
Theo cách tính trên, bà B đã được hưởng phần tối thiểu vằng 2/3 suất thừa kế theo pháp luật.
Tổng hợp:
– Bà B được hưởng di sản của ông A = 106.660.000 đồng;
– Cháu K được hưởng di sản của ông A = 20.000.000 đồng = 98.000.000 đồng = 118.000.000 đồng;
– Cháu H được hưởng theo di chúc là 98.000.000 đồng = 20.000.000 đồng = 118.000.000 đồng.
– Anh D được hưởng của ông A là: 40.000.000 đồng = 98.000.000 đồng = 138.000.000 đồng………….