1. Tội vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên được quy định như thế nào?

Tội vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên được quy định tại Điều 245 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017, cụ thể như sau:

Điều 245. Tội vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên
1. Người nào vỉ phạm quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên thuộc một trong các trường hợp sau đây, thĩ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
b) Gây thiệt hại đến cảnh quan, hệ sinh thải tự nhiên trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn thiên nhiên có tổng diện tích từ 300 mét vuông (m2) đến dưới 500 mẻt vuông (m2);
c) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong những hành vỉ này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các frường họp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Gây thiệt hại về tài sản 200.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại đến cảnh quan, hệ sinh thái tự nhiên trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn thiên nhiên có tổng diện tích 500 mét vuông (m2) trở lên;
c) Có tổ chức;
d) Sử dụng công cụ, phương tiện, biện pháp bị cẩm;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đông, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị
phạt như sau: ..
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường họp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc đĩnh chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đĩnh chỉ hoạt động vĩnh viễn;
d) Pháp nhăn thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cẩm kinh doanh, cấm hoạt động trong một sổ lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Sai phạm khi quản lý khu bảo tồn thiên nhiên thì phải chiu trách nhiệm như thế nào?
Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.0191

2. Bình luận

Điều luật gồm 4 khoản. Trong đó, khoản 1 quy định các dấu hiệu pháp lý và khung hình phạt cơ bản của tội vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên; khoản 2 quy định các trường hợp phạm tội tăng nặng; khoản 3 quy định khung hình phạt bổ sung đối với người phạm tội và khoản 4 quy định khung hình phạt cho pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự.
Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên là bất kỳ hành vi nào vi phạm chế độ sử dụng, khai thác khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, di tích thiên nhiên hoặc các khu thiên nhiên khác được Nhà nước bảo vệ đặc biệt.

2.1 Dấu hiệu chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên được quy định là chủ thể bình thường và theo Điều 12 BLHS là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 BLHS.

2.2 Khách thể:

Hành vi nêu trên xâm phạm đến chế độ quản lý, bảo vệ môi trường, xâm phạm đến chế độ bảo vệ đặc biệt của nhà nước đối vối khu bảo tồn thiên nhiên.
– Khách thể: Xâm phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường, cụ thể là xâm phạm vào chế độ bảo vệ đặc biệt của nhà nước đối với sự đa dạng sinh học, các nguồn gen quý hiếm phục vụ khoa học và du lịch sinh thái ở khu bảo tồn thiên nhiên. Đối tượng tác động của tội phạm này là các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, di tích thiên nhiên hoặc các khu thiên nhiên khác được Nhà nước bảo vệ đặc biệt.

2.3 Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội này được mô tả là hành vi vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên. Đây là hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ hoặc thực hiện hành vi bị cẩm theo quy định về quản .lý khu bảo tồn thiên nhiên được ghi nhận trong Luật đa dạng sinh học hoặc trong Quy che quản lý khu bảo tồn. Ví dụ; Xây dựng công trình nghỉ dưỡng trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là hành vi vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn (hành vi này bị cấm theo khoản 2 Điều 7 Luật đa dạng sinh học). Khu bảo tồn thiên nhiên ở đây được hiểu là “là khu vực địa lý được xác lập ranh giới và phân khu chức năng để bảo tồn đa dạng sinh học”. Theo khoản 1 Điều 16 Luật đa dạng sinh học, khu bảo tồn thiên nhiên bao gồm: vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài – sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan.

2.4 Dấu hiệu hậu quả của tội phạm

Điều luật quy định hành vi vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên cấu thành tội phạm khi gây ra một trong các hậu quả sau (thể hiện qua mức độ thiệt hại hoặc mức độ của hành vi hủy hoại): Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này, nếu người phạm tội chưa bị xử phạt hành vi về hành vi vi phạm chế độ sử dụng, khai thác khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, di tích thiên nhiên hoặc các khu thiên nhiên khác thì phải gây hậu quả nghiêm trọng mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.Hậu quả nghiêm trọng do hành vi vi phạm chế độ sử dụng, khai thác khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, di tích thiên nhiên hoặc các khu thiên nhiên khác gây ra là những thiệt hại vật chất và phi vật chất cho xã hội mà chủ yếu là gây ra những thiệt hại về môi trường.
+ Gây thiệt hại về tài sản trị giá từ 50 triệu đồng trở lên;
+ Gây thiệt hại đến cảnh quan, hệ sinh thái tự nhiên trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn thiên nhiên có tổng diện tích từ 300 m2 trở lên.
– Dấu hiệu nhân thân thay thế cho dấu hiệu hậu quả của tội phạm
Cùng với việc quy định trường hợp cấu thành tội phạm khi hành vi vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên gây hậu quả nhất định được bình luận trên, điều luật còn quy định trường họp hành vi này cũng cấu thành tội phạm dù chưa gây rà hậu quả như vậy. Đó là trường hợp chủ thể thực hiện hành vi dã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án mà chưà được xóa án tích về hành vi này.

2.5 Dấu hiệu lỗi của người phạm tội:

Lỗi của người phạm tội thuộc trường họp được quy định tại các điểm a, b khoản 1 (gây thiệt hại về tài sản hoặc thiệt hại đến cảnh quan, hệ sinh thái tự nhiên) là lỗi vô ý. Người phạm tội cố ý đáí với hành vi vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên nhưng vô ý với hậu quả thiệt hại.
Đối với trường họp quy định tại điểm c khoản 1 (chủ thể có nhân thân xấu), lỗi của chủ thể là lỗi cố ý.

2.6 Khung hình phạt

Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản là phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng có mức phạt tù từ 03 năm đến 07 năm được áp dụng cho trường họp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Gây thiệt hại về tài sản 200.000.000 đồng trở lên: Đây là trường hợp hành vi vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên gây thiệt hại về tài sản lớn hơn trường họp được quy định tại khoản 1 (từ 200 triệu đồng trở lên).
– Gây thiệt hại đến cảnh quan, hệ sinh thái tự nhiên trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn thiên nhiên có tống diện tích 500 mét vuông (m2) trở lên: Đây là trường họp hành vi vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên gây thiệt hại đến cảnh quan, hệ sinh thái tự nhiên trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn thiên nhiên có tổng diện tích lớn hơn trường hợp được quy định tại khoản 1 (500 m2 trở lên).
– Có tổ chức: Đây là trường hợp đồng phạm mà trong đó có sự câu kết chặt chẽ giữa những người đồng phạm.{624) Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả, tội phạm được quy định tại điều này có thể là tội vô ý nên việc quy định dấu hiệu định khung tăng nặng “có tổ chức” là chưa hợp lý.
– Sử dụng công cụ, phương tiện, biện pháp bị cấm: Dấu hiệu này được hiểu là người phạm tội khi thực hiện hành vi vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên, đã sử dụng những công cụ, phương tiện không được phép sử dụng.
– Tái phạm nguy hiểm: Đây là trường họp phạm tội thỏa mãn các dấu hiệu của tái phạm nguy hiểm được quy định tại Điều 53 BLHS.
Khoản 3 của điều luật quy định khung hình phạt bổ sung (có thể được áp dụng) cho người phạm tội là: Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Khoản 4 của điều luật quy định khung hình phạt cho pháp nhân thưong mại phải chịu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:
– Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 1 của điều luật thì khung hình phạt cho pháp nhân thưong mại là phạt tiền với mức phạt là từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng.
– Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 2 của điều luật thì khung hình phạt cho pháp nhân thương mại là phạt tiền từ 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 03 năm.
– Nếu hành vi phạm tội thuộc trường hợp được quy định tại Điều 79 BLHS, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Đây có thể là trường hợp hành vi phạm tội đã gây hậu quả rất lớn (khoản 1 Điều 79 BLHS) hoặc là trường họp phạm tội thuộc khoản 2 Điều 79.(ố26)
– Pháp nhân thương mại còn có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 500 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 nãm.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group