1. Số lượng nhân sự trong ban chấp hành công đoàn là bao nhiêu người ?

Chào Luật sư của LVN Group. Hiện nay, công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp nơi tôi đang làm việc, hiện đang chuẩn bị đại hội công đoàn. Phòng nhân sự yêu cầu ban chấp hành công đoàn sắp sếp số lượng nhân sự trong ban chấp hành theo số lượng nhân sự đề xuất.
Điều này có đúng quy định về luật công đoàn hay không?
Cảm ơn Luật sư của LVN Group.

>> Luật sư tư vấn luật tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Theo Điều 13 trong Điều lệ Công đoàn Việt Nam năm 2013 và Luật công đoàn của Quốc Hội số 12/2012/QH13 quy định:

1. Ban Chấp hành là Cơ quan Lãnh đạo giữa hai kỳ Đại hội của mỗi cấp Công đoàn, do Đại hội Công đoàn cấp đó bầu ra. Ban Chấp hành Công đoàn cấp dưới phải được Ban Chấp hành Công đoàn cấp trên trực tiếp công nhận.

a. Trường hợp cần thiết, Công đoàn cấp trên trực tiếp được quyền chỉ định bổ sung Ủy viên Ban Chấp hành và các chức danh trong Cơ quan thường trực của Ban Chấp hành Công đoàn cấp dưới.

b. Khi thành lập mới hoặc tách, nhập tổ chức Công đoàn hoặc những đơn vị, doanh nghiệp chưa có tổ chức Công đoàn, Công đoàn cấp trên trực tiếp chỉ định Ban Chấp hành lâm thời Công đoàn hoặc chỉ định bổ sung Ủy viên Ban Chấp hành lâm thời Công đoàn hoặc công nhận Ban Chấp hành.

Thời gian hoạt động của Ban Chấp hành lâm thời Công đoàn không quá
12 tháng.

2. Ban Chấp hành Công đoàn ở cấp nào là đại diện của đoàn viên và người lao động cấp đó. Ở Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập Công đoàn cơ sở thì Ban Chấp hành Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thực hiện quyền và trách nhiệm đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động khi được người lao động ở đó yêu cầu.

3. Số lượng Ủy viên Ban Chấp hành cấp nào do Đại hội Công đoàn cấp đó quyết định và không vượt quá số lượng quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

a. Khi khuyết Ủy viên Ban Chấp hành ở cấp nào, thì Hội nghị đại biểu, Hội nghị toàn thể hoặc Ban Chấp hành cấp đó bầu bổ sung. Số lượng Ủy viên Ban Chấp hành bầu bổ sung trong nhiệm kỳ Đại hội đối với Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên không vượt quá một phần ba (1/3) và Công đoàn cơ sở, Nghiệp đoàn không vượt quá một phần hai (1/2) số lượng Ủy viên Ban Chấp hành do Đại hội quyết định.

b. Trường hợp đặc biệt cần bổ sung mà số Ủy viên Ban Chấp hành bầu bổ sung đã vượt quá số lượng quy định tại điểm a, khoản 3 điều này, hoặc vượt quá số lượng Đại hội đã thông qua, thì phải được sự đồng ý của Công đoàn cấp trên trực tiếp, theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Việc bầu bổ sung số Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vượt quá số lượng Đại hội Công đoàn toàn quốc đã thông qua do Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xem xét, quyết định nhưng không quá ba phần trăm (3%) số lượng Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã được Đại hội Công đoàn toàn quốc quyết định.

c. Ủy viên Ban Chấp hành các cấp khi nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác thì đương nhiên thôi tham gia Ban Chấp hành, kể từ thời điểm nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác ghi trong quyết định.

d. Trường hợp Ủy viên Ban Chấp hành là cán bộ Công đoàn chuyên trách Công đoàn, khi thôi chuyên trách Công đoàn nhưng còn công tác tại ngành hoặc địa phương, đơn vị thì do Ban Chấp hành Công đoàn cấp đó xem xét việc tiếp tục tham gia hoặc không tham gia Ban Chấp hành và đề nghị Công đoàn cấp trên quyết định.

đ. Trường hợp Ủy viên Ban Chấp hành có đơn xin thôi tham gia Ban Chấp hành thì do Ban Chấp hành Công đoàn cấp đó xem xét và đề nghị Công đoàn cấp trên quyết định, Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam do Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xem xét, quyết định.

Như vậy, phòng nhân sự yêu cầu ban chấp hành công đoàn sắp sếp số lượng nhân sự trong ban chấp hành theo số lượng phòng nhân sự đề suất là không đúng với quy định của pháp luật.

Trên đây là tư vấn của Luật LVN Group, Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay tới số: 1900.0191 để được giải đáp.

2. Tư vấn thành lập công đoàn cơ sở (CĐCS) cho tập đoàn, tổng công ty ?

Xin hỏi Luật sư, Tôi muốn hướng dẫn thành lập công đoàn cơ sở (CĐCS) cho tập đoàn gồm 18 đơn vị thành viên có được không ? Cần các điều kiện, thủ tục như thế nào để giải thích và thuyết phụ ? hướng cho CĐCS trực thuộc về đâu ? có phải về liên đoàn lao động (LĐLĐ) tỉnh, Công đoàn các KCN, LĐLĐ thành phố, liệu khi thành lập công đoàn tập đoàn thì phương thức thu đoàn phí, kinh phí công đoàn như thế nào ?

Xin nhờ Luật sư của LVN Group tư vấn giúp!

Người hỏi: Nguyễn Thuấn

Tư vấn hóa đơn cho doanh nghiệp?

Tư vấn thành lập tổ chức công đoàn cơ sở gọi: 1900.0191

Trả lời

Căn cứ Điều 172 Bộ luật lao động năm 2019 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021) và Điều 3 Luật Công đoàn 2012:

1: Thống nhất với người đứng đầu cơ quan, đơn vị, chủ doanh nghiệp việc thành lập CĐCS tại đơn vị:.

1. Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động quận 11 tổ chức tuyên truyền Điều lệ Công đoàn Việt Nam, trao đổi với chủ doanh nghiệp để thống nhất về việc thành lập CĐCS tại đơn vị, kết nạp đoàn viên, chọn nhân sự Ban Chấp hành lâm thời CĐCS.

2. Theo quy định tại điểm a khoản 1, Điều 16 Chương III Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XI “ CĐCS là tổ chức cơ sở của Công đoàn, được thành lập ở các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khí có ít nhất năm đoàn viên công đoàn hoặc năm người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.

3. Các đơn vị có số CNLĐ đã là đoàn viên công đoàn từ các nơi khác chuyển đến, có đủ năm đoàn viên thì tiến hành thành lập ngay CĐCS và chọn nhân sự tham gia Ban Chấp hành lâm thời CĐCS.

Chú ý: Ban Chấp hành lâm thời CĐCS ít nhất phải có từ 03 đến 05 người, đang làm việc tại đơn vị, phải là những đoàn viên nhiệt tình, hiểu biết về công đoàn, có khả năng vận động CNLĐ gia nhập vào Công đoàn (có thể đề cử các anh, chị phụ trách tổ chức, kế toán tham gia vào Ban chấp hành lâm thời để phối hợp với lãnh đạo đơn vị giải quyết các quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động).

– BCH lâm thời có 03 người (đơn vị có dưới 30 CNLĐ) gồm:

. 01 người giữ chức vụ Chủ tịch CĐCS.

. 02 người là Ủy viên BCH CĐCS (trong đó chọn 01 người phụ trách công tác Kiểm tra, 01 người nữ phụ trách công tác Nữ công của CĐCS).

– BCH lâm thời có 05 người (đơn vị có từ 30 CNLĐ trở lên) gồm:

. 01 người giữ chức vụ Chủ tịch CĐCS.

. 01 người giữ chức Phó Chủ tịch CĐCS.

. 03 người còn lại là Ủy viên BCH CĐCS (trong đó chọn 01 người phụ trách Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra, 01 người nữ phụ trách công tác Nữ công của CĐCS).

– Đối với những đơn vị có từ 30 CNLĐ làm đơn gia nhập vào Công đoàn thì ngoài nhân sự của BCH lâm thời thì đề cử thêm 03 người tham gia vào Ủy ban Kiểm tra lâm thời (gồm 01 người là Ủy viên trong BCH lâm thời giữ chức vụ Chủ nhiệm UBKT và 02 đoàn viên Công đoàn là ủy viên; và 01 người Ủy viên trong BCH lâm thời giữ chức vụ Trưởng ban Nữ công và 02 đoàn viên Công đoàn là ủy viên).

Bước 2: Đơn vị thực hiện các thủ tục thành lập CĐCS bao gồm:

1. Văn bản đề nghị thành lập CĐCS do người đứng đầu đơn vị, chủ doanh nghiệp ký.

2. Đơn xin gia nhập tổ chức Công đoàn của của tập thể người lao động hoặc của mỗi đoàn viên (Đơn xin gia nhập vào công đoàn do BCH CĐCS giữ lại trong hồ sơ của tổ chức CĐCS, kèm 01 ảnh màu 2 x 3 và ghi tên phía sau ảnh để làm thẻ).

3. Danh sách CNLĐ của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có đơn gia nhập Công đoàn của tập thể (hoặc các nhân) đề nghị kết nạp đoàn viên và đã là đoàn viên Công đoàn từ các nơi khác chuyển đến có thể làm chung 01 danh sách.

Nếu người nào là đoàn viên từ nơi khác chuyển đến thì ghi số thẻ đoàn viên.

4. Danh sách trích ngang đề cử BCH CĐCS lâm thời. (Lưu ý: Chủ doanh nghiệp không được tham gia vào Ban Chấp hành công đoàn và không được kết nạp vào tổ chức Công đoàn).

5. Danh sách trích ngang đề cử Ủy ban Kiểm tra CĐCS lâm thời (nếu đơn vị có trên 30 đoàn viên).

6. Một bản sao giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư đối với những đơn vị có vốn nước ngoài hoặc quyết định thành lập cơ quan, đơn vị do cơ quan có thẩm quyền cấp.

7. Một bảng phát lương tổng hợp của NLĐ tháng gần nhất.

Tất cả văn bản trên điền đầy đủ các thông tin theo mẫu gửi về cho Liên đoàn Lao động quận 11, số 622 Lạc Long Quân, Phường 5, Quận 11.

Bước 3: Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động quận 11 ra quyết định kết nạp đoàn viên, thành lập CĐCS và chỉ định BCH lâm thời CĐCS (căn cứ vào hồ sơ đề nghị thành lập CĐCS).

Bước 4: Tổ chức lể ra mắt công bố quyết định kết nạp đoàn viên và thành lập CĐCS:

Sau khi cấp trên đã ra quyết định thành lập, BCH CĐCS lâm thời phải tổ chức lễ kết nạp đoàn viên và công bố quyết định thành lập CĐCS và chỉ định BCH lâm thời.

* Nội dung buổi lễ, thời gian dự kiến khoảng 45 đến 60 phút bao gồm một số nội dung sau:

1. Chào cờ – tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu.

2. Công bố quyết định kết nạp đoàn viên công đoàn, trao thẻ đoàn viên.

3. Công bố quyết định thành lập CĐCS và chỉ định BCH lâm thời.

4. Phát biểu cảm tưởng của đoàn viên.

5. BCH lâm thời ra mắt và trình bày chương trình hoạt động trong thời gian sắp tới, động viên CNLĐ và đoàn viên góp ý xây dựng chương trình để CĐCS chính thức đi vào hoạt động.

6. Phát biểu của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động quận.

7. Phát biểu của người đứng đầu cơ quan, đơn vị hoặc Chủ DN.

8. BCH lâm thời tiếp thu – Bế mạc.

Bước 5:

– Đối với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở:

+ Tiếp tục tổ chức tuyên truyền về Luật Công đoàn, Điều lệ Công đoàn Việt Nam cho toàn thể CNLĐ tại đơn vị, nói rõ mục đích ý nghĩa của việc thành lập Công đoàn qua đó vận động CNLĐ đơn vị gia nhập tổ chức Công đoàn.

+ Ban Chấp hành lâm thời CĐCS sẽ xem xét, tiếp tục ra quyết định kết nạp đoàn viên, cấp thẻ và báo cáo kết quả về Liên đoàn Lao động quận 11.

+ Vận động đoàn viên công đoàn và tiến hành thu 1% đoàn phí công đoàn theo hướng dẫn 258/HD-TLĐ ngày 07/03/2014 của Tổng LĐLĐ Việt Nam, đồng thời trích nộp 40% đoàn phí về LĐLĐ quận 11.

+ Sau 12 tháng hoạt động lâm thời BCH CĐCS phải tiến hành tổ chức Đại hội công đoàn nhiệm kỳ thứ I theo điểm b khoản 1 điều 13 của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

– Đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị, Chủ doanh nghiệp:

+ Tạo điều kiện thuận lợi để CĐCS hoạt động có hiệu quả.

+ Có trách nhiệm thực hiện trích nộp 2% kinh phí công đoàn theo nghị định 191/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính Phủ qui định chi tiết về tài chính Công đoàn. Tất cả đều trích nộp về Ban Tài chính Liên đoàn Lao động quận 11.

Trân trọng./.

3. Tư vấn về việc thành lập tổ chức Công đoàn trong doanh nghiệp ?

Kính chào Luật LVN Group, Tôi có một vấn đề mong Luật sư của LVN Group giải đáp: Chi nhánh Công ty TNHH Thực Phẩm OV, Địa chỉ: Khu công nghiệp YP, xã YT, huyện YP, tỉnh BN.MST:

Chi nhánh công ty TNHH Thực Phẩm OV, 100% vốn đầu từ của Hàn Quốc, có 350 công nhân viên và đi vào hoạt động từ năm 2009. Hiện tại công ty chưa thành lập tổ chức công đoàn.

Theo luật công đoàn năm 2013 thì tại khoản 2 Điều 26, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở đều phải đóng phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiển xã hội.

Theo nghị định 191/2013/NĐ-CP tại khoản 1 Điều 11 “Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 01 năm 2014. Riêng quy định về mức đóng phí công đoàn tại Điều 5 Nghị định này được thực hiện từ ngày Luật công đoàn có hiệu lực thi hành”

Căn cứ vào luật và nghị định thì Công ty chúng tôi:

1. Có phải thành lập tổ chức công đoàn không ?

2 . Có phải đối tượng đóng phí công đoàn không và nếu phải đóng thì từ khi nào và mức đóng là bao nhiêu (đóng công đoàn cấp trên và giữ lại tại doanh nghiệp).

Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ các Quý Luật sư Công ty tư vấn Luật LVN Group

Tôi rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này. Kính thư!

Người gửi: NV Duc

Tư vấn về việc thành lập tổ chức Công đoàn trong doanh nghiệp ?

Luật sư tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, gọi số:1900.0191

Trả lời:

Thứ nhất, về việc có phải thành lâp công đoàn hay không?

Công ty không bắt buộc phải thành lập tổ chức công đoàn.

Theo quy định tại Điều 172 Bộ luật lao động năm 2019 (bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021), cụ thể như sau:

“Điều 172. Thành lập, gia nhập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp

1. Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký.

Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp tổ chức và hoạt động phải bảo đảm nguyên tắc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và điều lệ; tự nguyện, tự quản, dân chủ, minh bạch.

2. Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp bị thu hồi đăng ký khi vi phạm về tôn chỉ, mục đích của tổ chức quy định tại điểm b khoản 1 Điều 174 của Bộ luật này hoặc tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp chấm dứt sự tồn tại trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể hoặc doanh nghiệp giải thể, phá sản.

3. Trường hợp tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp gia nhập Công đoàn Việt Nam thì thực hiện theo quy định của Luật Công đoàn.

4. Chính phủ quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký; thẩm quyền, thủ tục cấp đăng ký, thu hồi đăng ký; quản lý nhà nước đối với vấn đề tài chính, tài sản của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp; chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, quyền liên kết của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp”.

Khoản 1 Điều 5 Luật công đoàn ban hành ngày 20/06/2012 có hiệu lực ngày 01/01/2013 cũng đã ghi nhận:

“Người lao động là người Việt Nam làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn”.

Hơn thế nữa theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Luật Công đoàn năm 2012 quy định:

“Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện , tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ”

Với các quy định vừa nêu ở trên thì việc thành lập công đoàn hoàn toàn tự nguyện không phải là sự bắt buộc về mặt pháp lý đối với doanh nghiệp. Đó là quyền của người lao động. Người lao động thực hiện quyền và không ai kể cả người sử dụng lao động có quyền hạn chế quyền họ (vấn đề này đã được ghi nhận tại văn bản pháp quy cao nhất là Hiến pháp).

Như chúng ta đã biết thì Công đoàn cơ sở có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong doanh nghiệp và với người lao động. Một tổ chức công đoàn cơ sở hoạt động hiệu quả có thể giúp cân đối lợi ích của người sử dụng lao động và người lao động, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Mặc dù, không quy định là bắt buộc phải thành lập công đoàn tại doanh nghiệp nhưng thiết nghĩ với vai trò đặc biệt, quan trọng, là sợi dây kết nối lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động thì một doanh nghiệp lớn mạnh như quý công ty thì nên vận động người lao động thực hiện quyền của họ – thành lập công đoàn cơ sở.

Thứ hai, về công ty có phải đối tượng đóng phí công đoàn không và nếu phải đóng thì từ khi nào và mức đóng là bao nhiêu (đóng công đoàn cấp trên và giữ lại tại doanh nghiệp.

– Công ty thuộc đối tượng phải đóng phí công đoàn:

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 191/2013/NĐ-CP quy định chi tiết về tài chính công đoàn có hiệu lực từ ngày 10/01/2014 thì Đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở. Trong đó có “Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư”.

Như vậy, dù có hay chưa có công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp thì vẫn phải bắt buộc đóng kinh phí công đoàn. Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 191/2013/NĐ-CP thì doanh nghiệp bắt đầu đóng kinh phí công đoàn từ ngày 01/01/2013.

– Mức đóng phí công đoàn:

Điều 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP thì mức đóng kinh phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

– Thời gian đóng kinh phí công đoàn:

Khoản 4 Điều 4 Quyết định số 170/QĐ-TLD năm 2013 thì thời gian đóng kinh phí công đoàn đối với doanh nghiệp là đóng mỗi tháng 1 lần, kinh phí công đoàn của tháng trước đóng vòa 10 ngày đầu của tháng sau

– Phân cấp nộp kinh phí công đoàn:

Công đoàn cơ sở được phân cấp thu kinh phí công đoàn có trách nhiệm nộp lên công đoàn cấp trên quản lý trực tiếp 35% số thu kinh phí công đoàn; 40% số thu đoàn phí công đoàn của đơn vị. Trong năm nộp theo dự toán, khi có báo cáo quyết toán nộp theo số thu quyết toán.

Công đoàn cấp trên được phân cấp thu kinh phí công đoàn, khi nhận được kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng phải cấp 65% số thu kinh phí công đoàn cho công đoàn cơ sở. Khi cấp được dùng phương thức bù trừ 40% số thu đoàn phí công đoàn cơ sở phải nộp lên.

Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập Công đoàn cơ sở, Công đoàn cấp trên được phân cấp thu kinh phí công đoàn của đơn vị, sử dụng 65% số thu để chi cho hoạt động của đơn vị này theo quy định của Tổng Liên đoàn, nếu chi chưa hết số kinh phí được sử dụng thì tích lũy và chuyển cho công đoàn cơ sở của đơn vị đó sau khi được thành lập. Xem thêm: Nghị định số 43/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Điều 10 của Luật công đoàn về quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động có hiệu lực từ ngày 01/07/2013;

4. Công đoàn tại doanh nghiệp tư nhân ?

Thưa Luật sư của LVN Group! Em có 1 số thắc mắc nhờ văn phòng Luật sư của LVN Group giúp đỡ ạ. Công ty em là Công ty TNHH Thương Mại ( do tư nhân lập lên) Công ty em năm 2010 có 8 lao động và bên em có thành lập công đoàn tháng 3/2010, nhưng từ năm 2012 đến t10/2015 số lao động bên công ty em giảm còn 5 lao động.
Vậy bây giờ bên công ty em không muốn tham gia công đoàn nữa có được không ạ? Và bên công đoàn nói nếu không nộp phí công đoàn thì khi bên em đi lập thang lương bảng lương mới cũng không được và không được đăng ký thỏa ước lao động tập thể cho công ty ?
Em mong nhận được sự giúp đỡ của văn phòng Luật sư của LVN Group. Em xin chân thành cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn luật lao động trực tuyến, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Luật công đoàn số 12/2012/QH13 của Quốc hội về quy định:

“Điều 5. Quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn

1. Người lao động là người Việt Nam làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.

2. Trình tự, thủ tục thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.”

Như vậy thành lập công đoàn là quyền của người lao động, trên cơ sở tự nguyện. Doanh nghiệp là người sử dụng lao động khi đủ điều kiện thì sẽ tham gia công đoàn . Về phía người lao động, nếu họ không muốn tham gia công đoàn nữa thì có thể nộp đơn xin ra khỏi công đoàn lên công đoàn cơ sở nơi mình tham gia. Sau đó công đoàn cơ sở sẽ xem xét và ra quyết định đối với việc xin rời khỏi công đoàn.

Về phí công đoàn, Điều 26 về Phí công đoàn của Luật công đoàn 2012 có quy định như sau:

“Tài chính công đoàn gồm các nguồn thu sau đây:

1. Đoàn phí công đoàn do đoàn viên công đoàn đóng theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam;

2. Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động;

3. Ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ;

4. Nguồn thu khác từ hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động kinh tế của Công đoàn; từ đề án, dự án do Nhà nước giao; từ viện trợ, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.”

Như vậy dù có hay không có công đoàn cơ sở thì doanh nghiệp bắt buộc phải đóng kinh phí công đoàn. Tuy nhiên hiện nay chưa có quy định cụ thể về việc trước khi lập thang lương bảng lương hay đăng ký thỏa ước lao động tập thể cần phải có căn cứ chứng minh doanh nghiệp đã đóng kinh phí công đoàn. Pháp luật chỉ quy định hình thức xử lý khi chậm đóng phí công đoàn, điều này được quy định tại Điều 37 Nghị định 28/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính hành chiunhs, lao động, bảo hiểm cụ

“Điều 37. Vi phạm quy định về đóng kinh phí công đoàn

1. Phạt tiền với mức từ 12% đến dưới 15% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Chậm đóng kinh phí công đoàn;

b) Đóng kinh phí công đoàn không đúng mức quy định;

c) Đóng kinh phí công đoàn không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng.

2. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng kinh phí công đoàn cho toàn bộ người lao động thuộc đối tượng phải đóng.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả

Chậm nhất 30 ngày, kể từ ngày có quyết định xử phạt, người sử dụng lao động phải nộp cho tổ chức công đoàn số tiền kinh phí công đoàn chậm đóng, đóng chưa đủ hoặc chưa đóng và số tiền lãi của số tiền kinh phí công đoàn chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này”.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:1900.0191hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group. Rất mong nhận được sự hợp tác!

5. Công đoàn cơ sở có được trừ tiền đoàn viên khi không tham gia du lịch không ?

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Công đoàn cơ sở xã tôi có quy định mỗi đoàn viên trích lại 300. 000đ / 1 tháng lương để lập quỹ du lịch. Hàng năm công đoàn tổ chức cho đoàn viên đi du lịch sẽ sử dụng quỹ đó.
Do điều kiện khó khăn năm nay tôi không tham gia đi du lịch được, công đoàn trừ 50% số tiền tôi đã đóng để những người đi du lịch sử dụng và chỉ trả lại tôi 50% số tiền tôi đã đóng có đúng không ?

Rất mong được sự tư vấn của Luật sư của LVN Group/ trân thành cảm ơn.

Người gửi : Nguyễn Thị Mỹ Hạnh

Luật sư trả lời:

Về vấn đề công đoàn cơ sở tổ chức cho đoàn viên cơ sở tham gia các hoạt động văn hóa- du lịch là một hoạt động truyền thống, thường niên của Công đoàn Việt Nam nhằm củng cố đời sống tinh thần của công nhân lao động, cáckhoản thu này được quy định tại Điều 26, Luật Công đoàn 2012 và Điều 37 Điều lệ Công đoàn Việt Nam được quy định như sau:

“Điều 37. Tài chính công đoàn

1. Công đoàn thực hiện quản lý, sử dụng tài chính theo quy định của pháp luật và của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Tài chính của công đoàn gồm các nguồn thu sau đây:

a. Đoàn phí công đoàn do đoàn viên đóng hàng tháng bằng một phần trăm (1%) tiền lương.

b. Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng hai phần trăm (2%) quỹ tiền lương của người lao động. Tiền lương là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

c. Ngân sách Nhà nước cấp hỗ trợ.

d. Các nguồn thu khác: thu từ các hoạt động văn hoá, thể thao, hoạt động kinh tế của công đoàn; từ đề tài, đề án do Nhà nước giao; từ viện trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.”

Như vậy, hoạt động du lịch của anh/chị được trích từ quỹ trên để hoạt động. Trên thực tế, pháp luật không có quy định về việc hoàn trả lại số tiền đã nộp khi tham gia hoạt động du lịch cùng với tổ chức Công đoàn. Theo chúng tôi, trong trường hợp này anh/chị đã nộp phí để tham gia du lịch với tổ chức nhưng có khó khăn không thể tham gia được thì nên viết đơn gửi lên Cán bộ Công đoàn cơ sở trình bày lý do không thể tham gia, đồng thời bày tỏ nguyện vọng để có thể được phản hồi và có cách giải quyết thỏa đáng. Trường hợp khác, nếutổ chức anh/chị đang hoạt động có quy định riêng về vấn đề này và nếu như ngay từ đầu công đoàn cơ sở đã quy định rõ về việc hoàn trả số tiền đã đóng trong hoạt động văn hóa- du lịch thì anh/chị phải tuân thủ theo tổ chức mà anh/ chị đang hoạt động.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động – Công ty luật LVN Group