Thưa Luật sư của LVN Group, Luật sư của LVN Group cho em hỏi đối với ngân hàng là công ty cổ phần thì có gì khác so với công ty cổ phần thông thường không ạ? Rất mong được Luật sư của LVN Group giải đáp. XIn cảm ơn! (Minh Tâm – Thái Bình)

 

Luật sư tư vấn:

1. Hình thức tổ chức của tổ chức tín dụng

Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.

Theo quy định tại Điều 6 Luật các tổ chức tín dụng 2010, các hình thức tổ chức của tổ chức tín dụng bao gồm:

Một là, ngân hàng thương mại trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Hai là, ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.

Ba là, tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.

Bốn là, tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.

Năm là, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân được thành lập, tổ chức dưới hình thức hợp tác xã.

Sáu là, tổ chức tài chính vi mô được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.

Như vậy, tổ chức tín dụng cổ phần sẽ bao gồm ngân hàng cổ phần và tổ chức tin dụng phi ngân hàng. Đối với những tổ chức tín dụng là công ty cổ phần pháp luật có quy định riêng biệt và chặt chẽ hơn về cơ cấu tổ chức quản lý.

 

2. Cơ cấu tổ chức quản lý của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần

Khoản 1 Điều 32 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định về cơ cấu tổ chức của tổ chức tín dung là công ty cổ phần như sau:

1. Cơ cấu tổ chức quản lý của tổ chức tín dụng được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc).

Bên cạnh đó tại Điều 24 thông tư 40/2011/TT-NHNN có hướng dẫn như sau:

Cơ cấu tổ chức quản lý của ngân hàng thương mại:

a) Ngân hàng thương mại phải có cơ cấu tổ chức, bộ máy quản trị, điều hành, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro, hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp với loại hình hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

b) Cơ cấu tổ chức quản lý của ngân hàng thương mại cổ phần gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc).

Như vậy, đối với tổ chức tín dụng là công ty cổ phần cơ cấu tổ chức sẽ gồm có:

+ Đại hội đồng cổ đông

+ Hội đồng quản trị

+ Ban kiểm soát

+ Tổng giám đốc (Giám đốc)

 

3. Sự khác biệt giữa cơ cấu quản trị và kiểm soát của tổ chức tín dụng cổ phần so với công ty cổ phần.

Cơ cấu quản trị và kiểm soát của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần, ngoài những điểm tương tự như đối với công ty cổ phần nói chung còn có một số điểm khác biệt đáng kể.

 

3.1. Đại hội đồng cổ đông

Đối với Đại hội đồng cổ đông tổ chức tín dụng, khác với công ty cổ phần nói chung ở một số điểm như sau:

Thứ nhất, Tổ chức tín dụng cổ phần phải có tối thiểu 100 cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa, trừ ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt đang thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc quy định tại Mục 1đ Chương VIII của Luật này. (khoản 6 Điều 52 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi bổ sung năm 2017)

Thứ hai, quyết định đầu tư, mua (kể cả góp vốn, mua cổ phần), bán tài sản có giá trị từ 20% vôh điều lệ trở lên hoặc một tỷ lệ khác thấp hơn theo quy định tại Điều lệ; thông qua các hợp đồng có giá trị từ 20% vốn điều lệ trở lên giữa tổ chức tín dụng với một số người có liên quan. Đốỉ vối công ty nói chung thì tỷ lệ này là 35% đốì vối quyết định đầu tư hoặc bán tài sản và trong giao dịch đối với người có liên quan của công ty (điểm a, p, q Khoản 2 Điều 59 Luật các tổ chức tín dụng)

Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước có quyền yêu cầu Hội đồng quản trị triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông bất thường trong trường hợp xảy ra sự kiện ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng; (Điều 60 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010)

Thứ tư, phải gửi đến Ngân hàng Nhà nước tất cả các quyết định được Đại hội đồng cổ đông thông qua trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày bế mạc cuộc họp. (Điều 61 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010)

 

3.2. Hội đồng quản trị

Đối với Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng, khác với công ty cổ phần nói chung một số điểm như sau:

Thứ nhất, nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là không quá 05 năm, trong khi công ty cổ phần nói chung không còn quy định bắt buộc về nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị;

Thứ hai, Hội đồng quản trị phải có ít nhất 05 thành viên, trong đó có ít nhất 01 thành viên độc lập, đồng thời phải có ít nhất 1/2 tổng số’ thành viên là thành viên độc lập và thành viên không phải là người điều hành. Đôì với công ty cổ phần nói chung thì chỉ cần có ít nhất 3 thành viên, riêng công ty đại chúng phải có tôì thiểu 1/3 tổng số phải là thành viên không điều hành.

Thứ ba, cá nhân và người có liên quan hoặc những người đại diện vốn góp của một cổ đông pháp nhân và người có hên quan không được tham gia vượt quá 1/3 tổng sô’thành viên Hội đồng quản trị, trừ trường hợp là ngưòi đại diện phần vốn góp của nhà nước;

Thứ tư, quyết định đầu tư, giao dịch mua, bán tài sản từ 10% trở lên; thông qua phương án góp vôh, mua cổ phần của doanh nghiệp khác; các hợp đồng của tổ chức tín dụng vối công ty con, công ty hên kết, với một sô’ người có hên quan có giá trị bằng 20% vốn đỉều lệ trở xuống, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông;

Thứ năm, Hội đồng quản trị có Thư ký để giúp việc và phải thành lập các ủy ban để giúp Hội đồng quản trị thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, trong đó phải có ủy ban quản lý rủi ro và ủy ban nhân sự. Còn Luật Doanh nghiệp chỉ quy định, “khi xét thấy cần thiết, Chủ tịch Hội đồng quản trị tuyển dụng thư ký công ty để hỗ trợ Hội đồng quản trị và Chủ tịch Hội đồng quản trị”.

 

3.3. Hệ thống kiểm soát nội bộ

Căn cứ pháp lý tại các Điều 40, 41 và Điều 42 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010. Hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng cổ phần có khác biệt so với hệ thống kiểm soát nội bộ của các công ty cổ phần thông thường.

Đối với hệ thông kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng, được giải thích là tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của tổ chức tín dụng, được xây dựng và tổ chức thực hiện nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro. Hoạt động của hệ thông kiểm soát nội bộ phải được kiểm toán nội bộ, tổ chức kiểm toán độc lập đánh giá định kỳ. Quy định này khác với hệ thông kiểm soát nội bộ nói chung của các công ty cổ phần như sau:

Thứ nhất, tổ chức tín dụng cổ phần bắt buộc phải có Ban kiểm soát, với ít nhất 03 thành viên, trong đó phải có ít nhất 1/2 tổng số thành viên là thành viên chuyên trách. Trong khi công ty cổ phần nói chung có thể lựa chọn theo mô hình không có Ban kiểm soát hoặc mô hình thành viên độc lập của Hội đồng quản trị thay cho mô hình phải có Ban kiểm soát;

Thứ hai, Ban kiểm soát có trách nhiệm lập danh sách cổ đông sáng lập, cổ đông lớn, thành viên góp vốn và người có liên quan của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của tổ chức tín dụng; lưu giữ và cập nhật thay đổi của danh sách này. Đối với công ty nói chung, thì trách nhiệm lập danh sách này thuộc về Công ty;

Thứ ba, tổ chức tín dụng phải xây dựng hệ thông kiểm soát nội bộ để bảo đảm các yêu cầu sau đây:

+ Hiệu quả và an toàn trong hoạt động; bảo vệ, quản lý, sử dụng an toàn, hiệu quả tài sản và các nguồn lực;

+ Hệ thống thông tin tài chính và thông tin quản lý trung thực, hợp lý, đầy đủ và kịp thời;

+ Tuân thủ pháp luật và các quy chế, quy trình, quy định nội bộ;

Thứ tư, ngoài hệ thống kiểm soát như trên, tổ chức tín dụng phải thành lập kiểm toán nội bộ chuyên trách thuộc Ban kiểm soát. Kiểm toán nội bộ thực hiện rà soát, đánh giá độc lập, khách quan đối vối hệ thông kiểm soát nội bộ; đánh giá độc lập về tính thích hợp và sự tuân thủ quy định, chính sách nội bộ, thủ tục, quy trình đã được thiết lập trong tổ chức tín dụng; đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của các hệ thống, quy trình, quy định, góp phần bảo đảm hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật.

 

4. Nhiệm vụ quyền hạn của Ban kiểm soát trong tổ chức tín dụng là công ty cổ phần

Điều 45 Luật Các tổ chức tín dụng quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của ban kiểm soát như sau:

Thứ nhất, giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật và Điều lệ của tổ chức tín dụng trong việc quản trị, điều hành tổ chức tín dụng; chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông, chủ sở hữu, thành viên góp vốn trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Thứ hai, ban hành quy định nội bộ của Ban kiểm soát; định kỳ hằng năm xem xét lại quy định nội bộ của Ban kiểm soát, các chính sách quan trọng về kế toán và báo cáo.

Bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật, đình chỉ và quyết định mức lương, lợi ích khác đối với các chức danh thuộc bộ phận kiểm toán nội bộ.

Thứ ba, thực hiện chức năng kiểm toán nội bộ; có quyền sử dụng tư vấn độc lập và quyền được tiếp cận, cung cấp đủ, chính xác, kịp thời các thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động quản lý, điều hành tổ chức tín dụng để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Thứ tư, thẩm định báo cáo tài chính 06 tháng đầu năm và hằng năm của tổ chức tín dụng; báo cáo Đại hội đồng cổ đông, chủ sở hữu, thành viên góp vốn về kết quả thẩm định báo cáo tài chính, đánh giá tính hợp lý, hợp pháp, trung thực và mức độ cẩn trọng trong công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính. Ban kiểm soát có thể tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên trước khi trình báo cáo và kiến nghị lên Đại hội đồng cổ đông hoặc chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn.

Thứ năm, kiểm tra sổ kế toán, các tài liệu khác và công việc quản lý, điều hành hoạt động của tổ chức tín dụng khi xét thấy cần thiết hoặc theo nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc theo yêu cầu của cổ đông lớn hoặc nhóm cổ đông lớn hoặc chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn hoặc Hội đồng thành viên phù hợp với quy định của pháp luật. Ban kiểm soát thực hiện kiểm tra trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Ban kiểm soát phải báo cáo, giải trình về những vấn đề được yêu cầu kiểm tra đến tổ chức, cá nhân có yêu cầu.

Thứ sáu, kịp thời thông báo cho Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên khi phát hiện người quản lý tổ chức tín dụng có hành vi vi phạm; yêu cầu người vi phạm chấm dứt ngay hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả, nếu có.

Thứ bảy, lập danh sách cổ đông sáng lập, cổ đông lớn, thành viên góp vốn và người có liên quan của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng; lưu giữ và cập nhật thay đổi của danh sách này.

Thứ tám, Đề nghị Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên họp bất thường hoặc đề nghị Hội đồng quản trị triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường theo quy định của Luật này và Điều lệ của tổ chức tín dụng.

Thứ chín, Triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường trong trường hợp Hội đồng quản trị có quyết định vi phạm nghiêm trọng quy định của Luật này hoặc vượt quá thẩm quyền được giao và trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng.

Ngoài ra còn thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật ngân hàng miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.