Sau khi Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 chính thức có hiệu lực thì từ Nhân dân viết hoa trong các văn bản hành chính như thế nào? Xin cám ơn!
Người gửi: NX Thư
>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính trực tuyến Gọi: 1900.0191
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật LVN Group. Với câu hỏi của bạn, tôi sẽ tư vấn cho bạn như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
Thông tư 01/2011/TT-BNV
2. Nội dung trả lời:
Ở trường hợp từ “Nhân dân” viết hoa trong bản Hiến pháp 2013, chắc chắn cũng được sử dụng là một danh từ chung đã riêng hóa. Trong các bản Hiến pháp trước đây, bên cạnh từ “Đảng”, “Nhà nước” được viết hoa trang trọng thì từ “nhân dân” vẫn chưa được riêng hóa. Hiến pháp luôn khẳng định, nhà nước là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; tất cả mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân; nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước. Tuy nhiên cách thể hiện trong các bản Hiến pháp trước đây chưa thể hiện rõ được điều đó. Với việc viết hoa hai chữ “Nhân dân” trong Hiến pháp 2013, monh rằng không những vai trò chủ thể tối cao của quyền lực Nhà nước sẽ được đề cao và tôn trọng, mà các quyền con người, quyền công dân cụ thể cũng được phát huy và tôn trọng, được đảm bảo thi hành một cách triệt để trong thực tế.
Theo quy định tại Phụ lục VI Thông tư 01/2011/TT-BNV thì danh từ chung đã riêng hóa phải được viết hoa (Viết hoa chữ cái đầu của từ, cụm từ chỉ tên gọi đó trong trường hợp dùng trong một nhân xưng, đứng độc lập và thể hiện sự trân trọng). Ví dụ: Bác, Người (chỉ Chủ tịch Hồ Chí Minh), Đảng (chỉ Đảng Cộng sản Việt Nam),…
Như vậy, nếu coi từ “Nhân dân” cũng là một danh từ đã riêng hóa như từ “Đảng”, “Nhà nước”… thì trong các văn bản hành chính từ Nhân dân sẽ phải được viết hoa.
Trân trọng ./.
Bộ phận tư vấn pháp luật hành chính – Công ty luật LVN Group