1.Sự hình thành của luật quốc tế
Sự tồn tại của hệ thống quốc tế mà trung tâm là các quốc gia đã hình thành một cách khách quan cơ chế thoả thuận trong quá trình hình thành luật quốc tế. Khi trong quan hệ quốc tế luôn xuất hiện và hiện hữu tương quan lợi ích riêng của mỗi quốc gia, đặt bên cạnh lợi ích của quốc gia khác và lợi ích cộng đổn thì các quy phạm luật quốc tế tất yếu là sản phẩm của sự đấu tranh, nhân nhượng lẫn nhau giữa các quốc gia trong quá trình hợp tác và phát triển.
Quan hệ giữa các quốc gia có chủ quyền loại bỏ quyền lực siêu quốc gia và những khả nâng áp đặt các quy tắc hay quy phạm bắt buộc cho bất kỳ quốc gia nào khác và thay vào đó bằng việc thừa nhận thoả thuận là phương thức duy nhất để hình thành hệ thống các nguyên tắc và quy phạm luật quốc tế, có chức năng duy trì trật tự pháp lý cần thiết đối với cộng đồng quốc tế. Đây cũng là đặc điểm lý giải cho sự thiếu váng cơ chế quyền lực chung, “đứng trên” các quốc gia khi tiến hành các hoạt động liên quan đến cả hai quá trình hình thành và thực thi các quy phạm của luật quốc tế.
Trên thực tế, sự hình thành luật quốc tê’ khác với trình tự xây dựng luật quốc gia, bởi vì việc hình thành luật quốc tế là quá ưình mang tính chất tự nguyên của các quốc gia, thể hiện ở sự tự điều chỉnh quan hệ lập pháp mà các quốc gia tiến hành theo phương thức thoả thuận công khai bằng quan hệ điều ước hoặc mặc nhiên thừa nhận quy tắc xử sự trong luật tập quán.
Tính tự điều chỉnh ưong hoạt động xây dựng quy phạm luật quốc tê’ thường thông qua hai giai đoạn, giai đoạn thoả thuận của các quốc gia về nội dung quy tắc và giai đoạn thoả thuận công nhân tính ràng buộc của các quy tắc đã được hình thành. Việc hĩnh thành hệ thống quy phạm luật quốc tế theo hai giai đoạn đó không nhằm tạo ra ý chí tối cao, duy nhất mà là sự tự nguyện thoả thuận của các quốc gia dựa trên nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền. Mặc dù quấ trình thoả thuận giữa các quốc gia có sự tác động quan trọng của hoàn cảnh thực tê’ nhưng các quy phạm luật quốc tế được hình thành vẫn phản ánh được bản chất của luật quốc tế là kết quả của sự thoả thuận, nhượng bộ lẫn nhau giữa các chủ thể, hướng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, cũng như vì lợi ích chung của cộng đồng các quốc gia.
Phân loại
Căn cứ vào tính chất pháp lý chung và sự thỏa thuận của các chủ thể, có thể chia nguồn của luật quốc tế thành hai loại: nguồn cơ bản và nguồn hỗ trợ.
Nguồn cơ bản của pháp luật quốc tế: Là nguồn chứa đựng các quy phạm pháp luật quốc tế có giá trị ràng buộc đối với các chủ thể của quan hệ pháp luật quốc tế, bao gồm: điều ước quốc tế và tập quán quốc tế.
Nguồn hỗ/bổ trợ của luật quốc tế: Về nguyên tắc, nguồn hỗ trợ không phải là hình thức biểu hiện trực tiếp các quy phạm và nguyên tắc của pháp luật quốc tế mà chỉ đóng vai trò hỗ trợ trong quá trình hình thành các quy phạm của pháp luật quốc tế. Nguồn hỗ trợ gồm có:
- Phán quyết của tòa án, trọng tài quốc tế.
- Nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên Chính phủ.
- Những nguyên tắc pháp luật chung được thừa nhật.
- Các học thuyết và tác phẩm khoa học pháp lý của các luật gia nổi tiếng; pháp luật quốc gia.
2. Khái niệm về thực thi pháp luật
Luật quốc tế hiên đại bao gồm các quy phạm pháp luật để một mặt điều hoà quan hệ lợi ích giữa các chủ thể luật quốc tế, mặt khác phản ánh bản chất và ku hướng phát triển hiện nay của luật này. Cũng như luật quốc gia, sự hình thành và phát triển của luật quốc tế đật ra yêu cầu tất yếu của việc phải được thực thi bởi các chủ thể, tức yêu cầu về việc đưa các quy định của hê thống đó vào đời sống pháp luật của một quốc gia và đời sống của cộng đồng quốc tế.
Thực thi luật quốc tế là quá ưình các chủ thể áp dụng cơ chế hợp pháp, phù hợp để đảm bảo các quy định của luật quốc tế được thi hành và được tôn trọng đầy đủ trong đời sống quốc tế.
Đây là quá trình các chủ thể luật quốc tế, thông qua các cơ chế quốc tê’ và quốc gia (do luật quốc tê’ quy định) để thực thi các quyền và nghĩa vụ pháp luật quốc tế. Quá trình này được tiến hành bằng nhiều hoạt động pháp lý có liên quan vói nhau trong yêu cầu chung là đảm bảo lại ích riêng của từng chủ thể phù hợp với lợi ích chung của cả công đồng, hướng đến phát triển và ngày càng hoàn thiện luật quốc tế.
3. Tính chất của sự thực thi luật quốc tế
Về phương diện pháp ỉý, thực thì luật quốc tế thực chất thể hiện tính hai mặt của quá trình hiện thực hoá các quy định pháp luật vào đời sống sinh hoạt quốc tế. Hoạt động pháp lý này được diễn ra bằng hành vi pháp luật của chủ thể luật quốc tế, theo cơ chế chung hoặc riêng, trong từng lĩnh vực mà luật quốc tế điều chỉnh. Tính chất của hoạt động này có thể dưới dạng xử sự tích cực (như hoạt động thực thi) để chủ thể chủ động thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình hoặc là xử sự thụ động (tuân thủ) của chủ thể để không tiến hành những hoạt động ưái với quy định của luật quốc tế, gây ảnh hưởng đến trật tự pháp lý quốc tế hay lợi ích của chủ thể khác. Thực thi luật quốc tế thể hiện đặc trưng có tính bản chất của luật này là thông qua cơ chế thoả thuận hoặc sự tự điều chỉnh của từng quốc gia. Vì vậy, không có cơ chế mang tính quyên lực quốc tế áp đặt cho quá trình trên, trừ những cơ chế kiểm soát quốc tế trong những lĩnh vực nhất định, có sự thoả thuận của các quốc gia. Trong thực tiễn thực thi luật quốc tế, các quốc gia phải tự điều chỉnh trên cơ sở các quy định của luật quốc tê’ đối với các hoạt động thực hiện nghĩa vụ chung của chủ thể luật quốc tế và nhũng nghĩa vụ cá thể phát sinh từ tư cách thành viên điều ước quốc tế hay tổ chức quốc tế. Chẳng hạn, trong lĩnh vực luật quốc tế về quyền con người, bên cạnh cơ chế quốc tế nhằm duy trì các hoạt động bảo vệ, phát triển các quyền con người cơ bản mà luật quốc tế quy định, từng quốc gia đều xây dựng cơ chế quốc gia (theo quy định của luật quốc tế) để đảm bảo cho các quyền con người cơ bản được thực hiện ở quốc gia đó. Việc tạo dựng và duy ưì hoạt động của cơ chế quốc gia trong lĩnh vực nhân quyển là nghĩa vụ và trách nhiệm của từng quốc gia.
Hiên nay, việc thực hiên nghĩa vụ thành viên các điều ước quốc tế hoặc tổ chức quốc tế đang đặt ra những vấn đề lý luận và thời sự cấp thiết, trong đó, yêu cầu về xây dựng, bảo đầm môi trường pháp luật và thể chế quốc gia đối với các cam kết quốc tế của quốc gia trong khuôn khổ quan hệ giữa các quốc gia với nhau hoặc trong khuôn khổ của tổ chức quốc tế đang trở thành mối quan tâm chung của yêu cầu thực thi luật quốc tế.
Khi các quy định của luật quốc tế không được một chủ thể thực thi theo đúng yêu cầu (tức có sự vi phạm về nghĩa vụ thành viên hoặc vi phạm quy định của luật quốc tế) thì pháp luật sẽ ràng buộc chủ thể vi phạm vào những trách nhiệm pháp lý quốc tê’ cụ thể để buộc chủ thể đó phải có nghĩa vụ trong việc khôi phục lại trật tự pháp lý quốc tế đã bị xâm hại.
Luật quốc tê’ có các chê’ tài nhưng việc áp dụng chê’ tài của luật quốc tê’ do chính quốc gia tự thực hiện bằng những cách thức riêng lẻ hoặc tập thể (và nhiều trường hợp do cơ quan tài phán quốc tê’ thực hiện). Các biện pháp chê’ tài do quốc gia áp dụng trong trường hợp có sự vi phạm quỵ định luật quốc tê’ của một chủ thể khác, chẳng hạn như cấm vân, cắt đứt quan hệ ngoại giao, sử dụng các biện pháp hạn chế trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, khoa học, kỹ thuật… và ngoại lệ nữa là sử dụng các sức mạnh quân sự để thực hiện quyền tự vệ hợp pháp hoặc để chống lại hành động tấn công vũ trang. Hiện nay, luật quốc tê’ mở rộng các biện pháp chế tài do các tổ chức quốc tế đảm nhiệm, vói vai ưò chủ yếu của Liên hợp quốc.
Chủ thể luật quốc tế áp dụng nhiều cách thức, biện pháp khác nhau để đảm bảo cho việc thực hiên và tồn trọng đầy đủ các quy định của luật này. Bên cạnh việc sử dụng điều ước quốc tế và các cách thức pháp lý khác, các chủ thể luật quốc tế còn tận dụng đến những yếu tố chính trị – xã hôi để tạo động lực cho sự thực thi luật quốc tế. Ví dụ, vấn đề sử dụng sức mạnh của quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia, hay việc phát huy sức mạnh của nhân dân và dư luận tiến bộ thế giới…
4. Vấn đề kiểm soát quốc tế
Vấn đề các quốc gia trình bày báo cáo về việc thi hành các nghĩa vụ đã cam kết trong các điều ước quốc tê’ và sau đó là việc thảo luân các báo cáo này tại các cơ quan, thiết chế quốc tế đã được áp dụng trong một số lĩnh vực hợp tác theo quy định của luật quốc tế, ví dụ như trong khuôn khổ của ILO (Tổ chức lao động quốc tế), trong Liên hợp quốc đối với một số công ước về quyền con người mà Liên hợp quốc thông qua.
5. Các loại thanh tra về vấn đề kiểm soát quốc tế
Liên quan đến cơ chế thanh sát của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, việc thanh tra quốc tê’ được tiến hành nhàm mục đích đảm bảo việc tuân thủ các điều ước quốc tế và hiện nay có ba loại thanh tra sau:
Thứ nhất, thanh tra của tổ chức quốc tế, ví dụ, thanh sát của cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA.
Thứ hai, thanh tra được thực hiện bời các quốc gia hữu quan, thành viên của điều ước quốc tế thực hiện nhưng dưới sự giám sát của các cơ quan quốc tế.
Thứ ba, thanh tra chéo giữa các quốc gia thành viên điều ước quốc tế thực hiện, ví dụ, hoạt đông thanh tra được ghi nhận trong Hiệp ước về Nam Cực năm 1959.
Có thể thấy, trong chừng mực nhất định, kiểm soát quốc tê’ việc thực thi luật quốc tế có ý nghĩa quan trọng trong tương lai với tính cách là công cụ nâng cao hiệu quả của luật quốc tế, phòng ngừa hành vi vi phạm nghĩa vụ của quốc gia trong nhiều quan hệ hợp tác quốc tế.
Luật LVN Group ( sưu tầm và biên tập)