1. Về cơ sở pháp lý

STT Tội hiếp dâm Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi
1 Điều 141 bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung 2017 Điều 146 BLHS sửa đổi, bổ sung 2017

2. Về khái niệm

STT
Tội hiếp dâm
Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi
1
Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân
BLHS 2015 sửa đổi 2017 vẫn chưa làm rõ khái niệm dâm ô. Theo đó, HV dâm ô này phải “Không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện HVQH tình dục khác”

Sự khác biệt giữa tội hiếp dâm và tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi theo luật mới?

>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự, gọi: 1900.0191

3. Về độ tuổi người phạm tội

STT Tội hiếp dâm Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi
1

Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm

Đủ 18 tuổi trở lên

4. Về độ tuổi bị hại

STT Tội hiếp dâm Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi
1
Chia làm các mức với trách nhiệm khác nhau:
– Dưới 16 tuổi
– Từ đủ 16 tuổi
đến dưới 18 tuổi
– Từ đủ 18 tuổi trở lên
Dưới 16 tuổi

5. Về hành vi

5.1 Tội hiếp dâm

Hành vi khách quan của tội này được quy định là hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác với người khác trái với ý muốn của họ bằng thủ đoạn dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được hoặc bằng thủ đoạn khác. Hành vi khách quan của tội này được quy định là hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác với người khác trái với ý muốn của họ bằng thủ đoạn dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được hoặc bằng thủ đoạn khác.
Xét theo đúng nghĩa, hành vi khách quan của tội hiếp dâm có thể là hành vi giao cấu với người khác trái với ý muốn của họ hoặc là hành vi quan hệ tình dục khác với người khác trái ý muốn của họ. Đe thực hiện được một trong hai hành vi này, chủ thể phải sử dụng một trong bốn thủ đoạn đã được quy định. Trong đó có hai thủ đoạn thể hiện là hành vi cụ thể. Đó là hành vi dùng vũ lực và hành vi đe dọa dùng vũ lực. Từ đó cũng có thể hiểu hành vi khách -quan của tội hiếp dâm có thể là:
+ Hành vi dùng vũ lực và hành vi giao cấu với người khác trái với ý muốn của họ;
+ Hành vi dùng vũ lực và hành vi quan hệ tình dục khác với người khác trái với ý muốn của họ;
+ Hành vi đe dọa dùng vũ lực và hành vi giao cấu với người khác trái với ý muốn của họ;
+ Hành vi đe dọa dùng vũ lực và hành vi quan hệ tình dục khác với người khác trái với ý muốn của họ;
+ Hành vi giao cấu với người khác trái với ý muốn của họ bằng thủ đoạn lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân;
+ Hành vi giao cấu với người khác trái với ý muốn của họ bằng thủ đoạn khác;
+ Hành vi quan hệ tình dục khác với người khác trái với ý muốn của họ bằng thủ đoạn lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc
+ Hành vi quan hệ tình dục khác với người khác trái với ý muốn của họ bằng thủ đoạn khác. Hành vi quan hệ tình dục khác với người khác trái với ý muốn của họ bằng thủ đoạn khác
Để hiểu các hành vi khách quan trên đây, cần thống nhất một số nội dung sau:
+ Hành vi giao cấu là dạng hành vi thông thường của hành vi quan hệ tình dục (hành vi đưa bộ phận sinh dục nam vào bộ phận sinh dục nữ). Trước khi BLHS năm 2015 có hiệu lực thi hành, hành vi khách quan của tội hiếp dâm được giới hạn chỉ là hành vi giao cấu. BLHS năm 2015 đã mở rộng phạm vi hành vi khách quan của tội phạm này. Theo đó, các hành vi quan hệ tình dục khác cũng thuộc hành vi khách quan của tội hiếp dâm. Dấu hiệu hành vi khách quan của tội hiếp dâm chỉ đòi hỏi hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác được thực hiện mà không đòi hỏi hành vi này phải két thúc về mặt sinh lý.
+ Trái với ý muốn của người khác (khi thực hiện hành vi giao Cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác) có nghĩa: Người khác không chấp nhận hoặc không có ý muốn của người khác vì họ đang trong tình trạng không thể biểu lộ được ý chí.
+ Thủ đoạn dùng vũ lực được hiểu là thủ đoạn dùng sức mạnh vật chất đè bẹp sự kháng cự của nạn nhân chống lại hành vi của người phạm tội như xô ngã, vật, giữ, bóp cổ nạn nhân…
+ Thủ đoạn dùng vũ lực được hiểu là thủ đoạn dùng sức mạnh vật chất đè bẹp sự kháng cự của nạn nhân chống lại hành vi của người phạm tội như xô ngã, vật, giữ, bóp cổ nạn nhân..
+ Thủ đoạn đe dọa dùng vũ lực được hiểu là thủ đoạn làm ý chí của người phụ nữ bị tê liệt không chống lại hành vi của người phạm tội như dọa giết, dọa gây thương tích cho nạn nhân.
+ Thủ đoạn lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của người khác được hiểu là thủ đoạn lợi dụng người khác vì lý do nào đó không thể chống lại hành vi của người phạm tội như lợi dụng người khác đang trong tình trạng ốm đau…
+ Thủ đoạn khác được hiểu là những thủ đoạn (ngoài ba thủ đoạn trên) giúp cho người phạm tội có thể thực hiện được hành vi của mình. Những thủ đoạn đó, theo thực tiễn xét xử có thể là thủ đoạn lợi dụng người khác đang trong tình trạng không có khả năng biểu lộ ý chí đúng đắn được. Vỉ dự. Lợi dụng người khác đang trong tình trạng bị say rượu nặng hoặc đang trong tình trạng bị bệnh tâm thần… Tình trạng này có thể không do nhưng cũng có thể do chính người phạm tội chủ động tạo ra. Vỉ dự. Người phạm tội chủ động cho nạn nhân uống rượu say để sau đó thực hiện hành vĩ giao cấu hay hành vi quan hệ tình dục với họ.

5.1 Về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi

Dấu hiệu hành vi khách quan được quy định trong điều luật là hành vi dâm ô. Dưởi góc độ sinh lý, dâm ô là hành vi tình dục có đặc điểm thỏa mãn hoặc khêu gợi, kích thích nhu cầu tình dục nhưng không phải là hành vi giao cấu cũng như không phải là hành vi quan hệ tình dục khác. Tuy nhiên, dâm ô không phải là hành vi tình dục bình thường dưới góc độ xã hội và pháp luật vì là hành vi không hợp pháp.
Như vậy, cùng là hành vi tình dục nhưng hành vi khách quan của tội dâm ô được quy định tại điều luật này hoàn toàn khác hành vi khách quan của các tội phạm mà trong đó quy định hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác như tội phạm được quy định tại Điều 145 bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017. Tuy nhiên, hành vi dâm ô có thể là bước đầu của hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác. Do vậy, điều luật quy định hành vi của tội dâm ô phải là hành vi “… không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác…”. Từ quy định này có thể hiểu hành vi dâm ô mà nhằm mục đích giao cấu hoặc nhằm thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác sẽ không phải là hành vi của tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi mà là hành vi của tội phạm khác. Theo đó, câu hỏi được đặt ra, hành vi dâm ô trong trường họp này sẽ cấu thành tội gì? về lý thuyết, có thể giải thích, hành vi dâm ô trong trường hợp này có thể được coi là hành vi “đi liền trước” của hành vi giao cấu hoặc của hành vi quan hệ tình dục khác. Khi thực hiện hành vỉ dâm ô với mục đích để giao cấu hoặc để thực
hiện hành vi quan hệ tình dục khác, chủ thể bị coi đã bắt đầu thực hiện nhưng chưa thực hiện được đầy đủ hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác. Do đó, hành vi phạm tội có thể cấu thành tội giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 BLHS) hoặc cấu thành tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (điểm b khoản 1 Điều 142 BLHS) và cả hai trường hợp đều là trường hợp phạm tội chưa đạt. Tuy nhiên, chỉ có thể xác định là phạm tội chưa đạt khi hành vi dâm ô ở dạng có sự tác động đến thân thể nạn nhân. Đối với trường hợp hành vi dâm ô ở dạng để nạn nhân chứng kiến những hành vi tình dục, việc xác định là phạm tội chưa đạt sẽ không có cơ sở rõ ràng mà chỉ có thể xác định là chuẩn bị phạm tội. Trong khi đó, hành vi chuẩn bị phạm tội của tội giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 BLHS) và tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (điểm b khoản 1 Điều 142 BLHS) đều không bị quy định là trường họp phải chịu trách nhiệm hình sự (Điều 14 BLHS). Do vậy, có thể xảy ra trường họp hành vi dâm ò đối với người dưới 16 tuổi không thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 BLHS) hoặc về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (điểm b khoản 1 Điều 142 BLHS) vì là chuẩn bị phạm tội và cũng không thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi vì có mục đích giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác. Bất cập này là do đã quy định thêm dấu hiệu “không nhằm mục đích giao cẩu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tĩnh dục khác Trong khi quy định này là không cần thiết. Dựa trên nguyên tắc chung của luật hình sự, việc truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội danh nào về hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi khi hành vi đó có các tình tiết khác là hoàn toàn có thể thực hiện được mà không cần sự quy định bổ sung “dấu hiệu phi nguyên tắc” này.
Đối tượng của hành vi dâm ô được quy định là người dưới 16 tuổi. Họ có thể bị hành vi dâm ô tác động đến thân thể nhưng cũng có thể chỉ bị chứng kiến những hành vi tình dục…
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group