1. Nguyên tắc suy đoán lỗi trong thương mại quốc tế
Lỗi được xác định là một yếu tố chủ quan, biểu thị những thái độ và tâm lý của con người đối với những hành vi vi phạm của một cá nhân, tổ chức và hậu quả do hành vi mà họ gây ra. Một người chỉ phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi và hậu quả do hành vi đó gây ra khi có lỗi. Xuất phát từ đăhc thù về chủ thể, lỗi trogn quan hệ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng là lỗi suy đoán.
Trong hoạt đông thương mại quốc tế thì tất cả các hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng đều bị suy đoán là có lỗi. Điều này được xác định là phù hợp với quan hệ hợp đồng có chủ thể là thương nhận và người đại diện ký kết, thực hiện hợp đồng là người không chỉ có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà còn hiểu biết về công việc kinh doanh. Pháp luật thương mại đã nhìn nhận mọi hành vi vi phạm pháp luật và có lỗi của bên vi phạm để áp dụng chế tài thương mại, chỉ cần chứng minh veiejc có hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng đã xảy ra hành vi đó.
Công ước Viên về hợp đồng mua bán hàng hóa có quy định như sau:
“Điều 79:
1. Một bên không chịu trách nhiệm về việc không thực hiện bất kỳ một nghĩa vụ nào đó của họ nếu chứng minh được rằng việc không thực hiện ấy là do một trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát của họ và người ta không thể chờ đợi một cách hợp lý rằng họ phải tính tới trở ngại đó vào lúc ký kết hợp đồng hoặc là tránh được hay khắc phục các hậu quả của nó.
2. Nếu một bên không thực hiện nghĩa vụ của mình do người thứ ba mà họ nhờ thực hiện toàn phần hay một phần hợp đồng cũng không thực hiện điều đó thì bên ấy chỉ được miễn trách nhiệm trong trường hợp:
a. Được miễn trách nhiệm chiếu theo quy định của khoản trên, và.
b. Nếu người thứ ba cũng sẽ được miễn trách nếu các quy định của khoản trên được áp dụng cho họ.
3. Sự miễn trách được quy định tại điều này chỉ có hiệu lực trong thời kỳ tồn tại trở ngại đó.
4. Bên nào không thực hiện nghĩa vụ của mình thì phải báo cáo cho bên kia biết về trở ngại và ảnh hưởng của nó đối với khả năng thực hiện nghĩa vụ. Nếu thông báo không tới tay bên kia trong một thời hạn hợp lý từ khi bên không thực hiện nghĩa vụ đã biết hay đáng lẽ phải biết về trở ngại đó thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do việc bên kia không nhận được thông báo.
5. Các sự quy định của điều này không cản trở từng bên được sử dụng mọi quyền khác ngoài quyền được bồi thường thiệt hại chiếu theo Công ước này.”
Dựa theo quy định trên thì khi có một bên có sự vi phạm các nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng thì họ được suy đoán là không có lỗi khi họ chứng minh được rằng việc không thực hiện đúng các quy định trong hợp đồng là do một trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát của họ.
2. Các trường hợp bất khả kháng trong suy đoán lỗi
Trường hợp bất khả kháng là những trường hợp có các dấu hiện như sau:
– Các thiệt hại xảy ra do trở ngại khách quan nằm ngoài khả năng kiểm soát của các bên vi phạm hợp đồng. Sự kiện ngoài khả năng kiểm soát có thể là các hiện tượng tự nhiên của thiên nhiên, không nằm trong sự kiểm soát của con người nhưu các hiện tượng sóng thần, động đất, núi lửa,….hoặc cũng có thể do những sự kiện do con người tạo ra như đình công, bạo loạn, chiến tranh…..Vì có phát sinh những sự kiện này là nguyên nhận trực tiếp dẫn đến việc bên vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng không thể thực hiện được các nghĩa vụ của mình được quy định trong hợp đồng.
– Những trở ngại dẫn đến việc không thực hiện được hợp đồng là những trở ngại mà bên vi phạm không thể lường trước được trong quá trình giao kết hợp đồng. Tức là đây là các trở ngại không nhìn thấy trước được hay nằm ngoài khả năng dự kiến trước của các bên; các bên không thể biết trước được hoặc không buộc phải biết trước sự kiện đó diễn ra và sự kiện đó được coi là một sự kiện bất thường, nó không được thường xuyên lặp đi, lặp lại như một quy luật.
– Những trở ngại dẫn đến không thực hiện được hợp đồng không thể khắc phục được hậu quả khi nó xảy ra. Mặc dù bên vi phạm đã có những nỗ lực hết sức để khắc phục các hậu quả xảy ra, né tránh các trở ngại hoặc là ít nhất là tác động đến hậu quả để hạn chế một cách tối đa hậu quả mang lại. Vì thế, khi một sự kiện xảy ra mặc dù đáp ứng hai dấu hiệu trên nhưng bên vi phạm nghĩa vụ đã có thể tránh, khắc phục được trở ngại hoặc tác động vào hậu quả trở ngại bằng các biện pháp tích cực, cần thiết, kịp thời với khả năng thực hiện của mình mà không làm thì vẫn phải chịu trách nhiệm.
Theo quy định đã nêu trên bên vi phạm nghĩa vụ sẽ được miễn trách nhiệm nếu như nguyên nhân của việc vi phạm đó do những hành vi hay sơ suất của chính bên bị vi phạm. Bên vi phạm sẽ mất quyền yêu cầu bên vi phạm trách nhiệm về việc không thực hiện nghĩa vụ của mình nếu như việc không thực hiện đó xuất phát từ chính những hành vi và sơ suất của bên bị vi phạm.
3. Nguyên tắc suy đoán không có lỗi trong áp dụng trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại
3.1 Áp dụng trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại
Thương mại theo nghĩa hẹp là quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường, là lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa. Còn thương mại theo nghĩa rộng chính là hoạt động kinh doanh nói chung do đó việc quản lý nhà nước (theo nghĩa hẹp) trong lĩnh vực thương mại (theo nghĩa rộng) rất nặng nề và phức tạp. Trong cơ cấu hành chính của Nhà nước của Việt Nam có cơ quan hành chính có thẩm quyền chung và cơ quan hành chính có thẩm quyền riêng.
– Cơ quan hành chính có thẩm quyền chung là cơ quan có thẩm quyền quản lý chung đối với tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Về nguyên tắc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung chỉ quản lý các công việc ở tầm chung, công việc quản lý cụ thể sẽ được giao cho các cơ quan hành chính có thẩm quyền riêng.
– Cơ quan hành chính có thẩm quyền riêng là cơ quan quản lý theo ngành, lĩnh vực.
Vận dụng nguyên lý này đối với lĩnh vực thương mại (theo nghĩa rộng) thì thấy, cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung sẽ quản lý lĩnh vực thương mại ở mức độ chung, các hoạt động quản lý chuyên môn, nghiệp vụ sẽ phải giao cho cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền riêng. Nhưng về bản chất, thương mại (theo nghĩa rộng) quá rộng, một cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền riêng ở một cấp chính quyền (trung ương, tỉnh, huyện, xã) thật khó để có thể quản lý được toàn bộ. Vì vậy, thương mại (theo nghĩa rộng) cần được chia nhỏ thành các lĩnh vực chuyên ngành để thuận lợi và hiệu quả trong quản lý. Lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán là những lĩnh vực đặc thù cần được giao cho các cơ quan quản lý về tài chính, ngân hàng quản lý. Bên cạnh đó, thương mại (theo nghĩa hẹp) liên quan đến việc sản xuất, lưu thông hàng hoá trên thị trường. Vì vậy, hoạt động này cần được kiểm soát chặt chẽ nhằm bảo đảm sự an toàn cho người tiêu dùng và cho xã hội. Do vậy, hoạt động thương mại (theo nghĩa hẹp) cần được quản lý bởi cơ quan quản lý chuyên sâu về lĩnh vực thương mại (theo nghĩa hẹp).
Như vậy xét dưới khía cạnh quản lý hành chính nhà nước, quản lý hành chính đối với hoạt đông thương mại là hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước quản lý hoạt động sản xuất, mua bán, phân phối, lưu thông hàng hóa, cung ứng các dịch vụ (trừ các hoạt động dịch vụ đặc thù như dịch vụ tài chính, dịch vụ đòi nợ thuê, dịch vụ tư vấn pháp luật,…) trên thị trường và hoạt đông xúc tiến thương mại.
3.2 Áp dụng nguyên tắc suy đoán không có lỗi tronh áp dụng trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại
Nguyên tắc suy đoán không có lỗi mặc định rằng, một chủ thể được coi là không có lỗi cho đến khi cơ quan có thẩm quyền có đầy đủ chứng cứ xác định chủ thể này có lỗi. Như vậy, nguyên tắc suy đoán không có lỗi đòi hỏi cơ quan có thẩm quyền áp dụng trách nhiệm pháp lý có nghĩa vụ chứng minh chủ thể có lỗi. Nếu không có đủ chứng cứ xác định chủ thể có lỗi thì không được kết luận chủ thể có lỗi và không được áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể này.
Trong lĩnh vực hình sự, nguyên tắc trên được áp dụng với tên gọi là “nguyên tắc suy đoán vô tội”. Theo nguyên tắc này, bị can, bị cáo có quyền im lặng và không bị buộc phải tự buộc tội mình. Đồng thời, nguyên tắc này đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phải tuân theo những thủ tục điều tra, truy tố và xét xử rất cẩn trọng và nghiêm ngặt nhằm tránh truy cứu trách nhiệm hình sự sai người vô tội cũng như không bỏ lọt tội phạm.
Nguyên tắc áp dụng trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại đòi hỏi tính nhanh chóng, kịp thời. Trong khi đó, số lượng các vụ việc về vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại là rất lớn. Nếu thủ tục quá rườm rà sẽ dẫn đến ách tắc và làm giảm hiệu quả xử lý. Do đó, mặc dù pháp luật có thể đòi hỏi cơ quan hành chính nhà nước phải thu thập đầy đủ chứng cứ mới có đủ căn cứ để xử lý người bị nghi ngờ vi phạm; nhưng cần bắt buộc những người có liên quan bao gồm cả người bị nghi ngờ có hành vi phạm hành chính phải hợp tác với người có thẩm quyền xử lý trong việc cung cấp thông tin và chứng cứ.
Nguyên tắc suy đoán không có lỗi trong áp dụng trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại đòi hỏi người có thẩm quyền xử lý Vi phạm hành chính có nghĩa vụ chứng minh vi phạm, nhưng cũng bắt buộc các đương sự có liên quan phải hợp tác với người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong việc cung cấp thông tin, tài liệu và chứng cứ.
Luật Xử lý vi phạm hành chính đã thừa nhận quyền giải trình của đương sự nhưng khi đề cập đến quyền này, Luật lại quy định: “cá nhân, tổ chức vi phạm”. Như vậy, Luật Xử lý vi phạm hành chính đã mặc định họ là người vi phạm khi chưa có quyết định chính thức xác định họ vi phạm với các căn cứ pháp lý và chứng cứ đầy đủ. Ngoài ra, quy định của Luật chưa chỉ rõ kết quả của việc giải trình.
Luật LVN Group