1. Cấm vận là gì?

Cấm vận hiểu theo thuật ngữ thương mại là cấm giao dịch và nghĩa là “hạn chế” theo cách nói pháp lý. Ta hiểu đơn giản như sau: chính sách, biện pháp cấm vận (embargo) là các quy định về cấm xuất, nhập khẩu một loại hàng hóa đặc biệt và là một dạng của lệnh trừng phạt kinh tế. Cấm vận không chỉ áp đặt trên lĩnh vực kinh tế mà còn có thể áp đặt đối với các lĩnh vực khác như quân sự, chính trị, xã hội. Đồng thời, các chính sách cấm vận có thể do một nước, nhưng cũng có thể do nhiều nước hoặc tất cả các nước (thông qua Liên hợp quốc) áp đặt đối với một nước.

 

2. Trừng phạt kinh tế là gì?

Trừng phạt kinh tế (Economic Sanctions) là cấm vận song phương hay đa phương đối với việc hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ và tư bản do một nước nào đó khởi xướng.

Trừng phạt kinh tế là việc một hoặc một nhóm các quốc gia hoặc tổ chức quốc tế sử dụng hoặc đe dọa sử dụng các biện pháp kinh tế và tài chính nhằm gây nên phí tổn cho quốc gia bị trừng phạt, qua đó gây sức ép buộc quốc gia đó thực hiện những chính sách nhất định.

Trừng phạt kinh tế có thể được thực hiện theo nhiều cách như sau:

– Thuế quan: Là loại thế đánh lên hành hóa nhâp khẩu (hoặc xuất khẩu).

– Hạn ngạch: Giới hạn số lượng hàng hóa có thể được nhập khẩu từ một quốc gia hoặc xuất khẩu sang quốc gia đó.

– Cấm vận: Một hạn chế thương mại ngăn cản một quốc gia giao dịch với một quốc gia khác.

– Hàng rào phi thuế quan: Đây là những hạn chế phi thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu, có thể bao gồm các yêu cầu cấp phép và đóng gói, tiêu chuẩn sản phẩm và các yêu cầu khác không phải thuế.

– Đóng băng phi thuế quan: Đây là những hạn chế phi thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu, có thể bao gồm các yêu cầu cấp phép và đóng gói, tiêu chuẩn sản phẩm và các yêu cầu khác không phải thuế.

– Đóng băng hoặc thu giữ tài sản: Hình thức này ngăn không cho tài sản thuộc sở hữu của một quốc gia hoặc cá nhân bị bán hoặc chuyển đi.

 

3. Mục đích của cấm vận và trừng phạt kinh tế

Cấm vận hay biện pháp trừng phạt kinh tế là các hình phạt thương mại và tài chính được áp dụng bởi một hoặc nhiều quốc gia quyền lực đối với một quốc gia, nhóm hoặc cá nhân tự quản yếu thế hơn.

Thông thường, các biện phát trừng phạt kinh tế được sử dụng nhằm tạo ra các mối quan hệ tốt giữa quốc gia thực thi các biện pháp trừng phạt và người tiếp nhận các biện pháp trừng phạt nói trên. Tuy vậy, cho đến nay vẫn còn rất nhiều ý kiến tranh luận về hiệu quả của các biện pháp bởi trừng phạt kinh tế có thể gây ra hậu quả không lường trước được.

Như vậy, khi bàn đến mục đích của cấm vận và trừng phạt kinh tế, ta hiểu rằng: hoạt động này được sử dụng nhằm tăng sức ép chính trị mà một nước hay cộng đồng quốc tế áp đặt lên một nước nào đó, nhằm buộc nước bị cấm vận hoặc bị trừng phạt kinh tế thay đổi chính sách kinh tế hay chính sách chính trị của mình.

 

4. Ví dụ về cấm vận và trừng phạt kinh tế

Chúng ta không khó để tiếp nhận thông tin về hoạt động cấm vận và trừng phạt kinh tế diễn ra trên thế giới hiện nay thông qua các phương tiện truyền thông. Để có cái nhìn tổng quan nhất về vấn đề này, mời bạn đọc tham khảo qua một số thông tin được Luật LVN Group tổng hợp dưới đây:

– Các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga vào đầu năm 2022

Ngày 25/2 vừa qua Liên minh Châu Âu (EU) đã công bố các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào các lĩnh vực tài chính, năng lượng và vận tại, chính sách thị thực của Nga, trong đó có biện pháp kiểm soát xuất khẩu và cấm tài trợ xuất khẩu. Vòng trừng phạt của phương Tây bao gồm các hạn chế đối với việc bán nợ của Nga trên thị trường vốn của phương Tây, đóng băng tài sản nước ngoài của một số tài phiệt Nga và con cái của họ, hạn chế đối với các ngân hàng và các nghị sĩ Nga. Điển hình nhất là quyết định của Đức đình chỉ việc cấp phép cho Dòng chảy phương Bắc 2, dự án đường ống dẫn khí đốt đã hoàn thành giữa Nga và Đức.

Cũng trong ngày 25/2, Chính phủ Australia thông báo thêm các biện pháp từng phạt nhằm vào những công dân Nga hoạt động trong lĩnh vực kinh tế và các nhà lập pháp Nga. New Zealand cũng áp đặt lệnh cấm đi lại có chủ đích đối với công dân Nga và cấm giao dịch hàng hóa với quân đội Nga. Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cũng tuyên bố nước này sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga, trong đó nhằm vào việc xuất khẩu chất bán dẫn và các tổ chức tài chính của Nga.

Tuy nhiên, trái ngược với mục đích khi ban hành các cấm vận và biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây lên Nga. Đối với Nga, các biện pháp trừng phạt này chỉ mang tính biểu tượng.

– Các biện pháp trừng phạt đối với Iran

Iran là quốc gia từng bị trừng phạt nhiều nhất trên thế giới, nước này đã nằm trong tầm ngắm của Washington kể từ năm 1979. Tehran đã phải đối mặt với 3.616 biện pháp trừng phạt chỉ trong một thập kỷ qua – theo dữ liệu của cơ sở dữ liệu theo dõi các biện pháp trừng phạt toàn cầu Castellum.

Các biện pháp trừng phạt được áp dụng chủ yếu liên quan đến chương trình hạt nhân gây tranh cãi của đất nước. Vào năm 2018, các ngân hàng của Iran đã bị cắt khỏi hệ thống thanh toán SWIFT. Năm 2020, Washington đã áp dụng nhiều biện pháp hơn đối với các ngân hàng Iran. Tuy nhiên, theo Ngân hàng Thế giới, nền kinh tế của quốc gia này đã tăng trưởng 2,4% trong giai đoạn 2020- 2021 và dự báo tăng 3,1% vào năm 2021- 2022.

– Các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc

Trong thông cáo được phát đi rạng ráng 18/6/2020 (giờ VN), Nhà Trắng xác nhận ông Trump đã ký thông qua đạo luật trừng phạt các quan chức Trung Quốc vì vấn đề Tân Cương.

Các biện pháp trừng phạt bao gồm cấm nhập cảnh Mỹ và đóng băng tất cả tài sản của các cá nhân này ở Mỹ. Hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ đã bị đưa vào các trung tâm cải tạo, điều mà Bắc Kinh một mực phủ nhận và nói rằng đây chỉ là các trung tâm đào tạo nghề.

 

5. Tại sao Mỹ có quyền cấm vận, trừng phạt kinh tế nước khác?

Cho đến thời điểm hiện tại, Mỹ là một trong năm quốc gia có nền kinh tế đứng đầu thế giới. Với thị trường tài chính vững chắc và tầm ảnh hưởng cao nên hầu hết các quốc gia, tập đoàn, công ty đều mong muốn có cơ hội quan hệ hợp tác và phát triển với Mỹ.

Chính vì tầm ảnh hưởng lớn ấy đã tạo ra cho Mỹ sự lạm dụng đối với việc cấm vận. Quốc gia này sử dụng danh nghĩa của Liên Hợp Quốc để lôi kéo các quốc gia khác cùng thực hiện hành động này, làm ảnh hưởng đến kinh tế và thương mại của nhiều nước. Việc thực hiện cấm vận để trừng phạt các thế lực có hành vi đối đầu đã xảy ra từ lâu tại Mỹ, tuy nhiên điểm đánh dấu cho tần suất áp dụng thường xuyên hơn của Mỹ là từ sau vụ khủng bố ngày 11/09/2001. Nhiều chuyên gia nhận định, việc lạm dụng cấm vận quá nhiều có thể ảnh hưởng đến uy tín của Mỹ với các nước đồng minh, đồng thời cũng làm tăng nguy cơ giảm giá trị đồng USD.

Trừng phạt kinh tế được áp dụng ngày càng phổ biến hơn giữa các nước lớn, điển hình là giữa Mỹ và đồng minh với Nga, Trung Quốc. Các biện pháp trừng trị của Mỹ áp dụng lên Trung Quốc và Nga đã gây ra hậu quả không tưởng: làm cản trở chuỗi cung ứng nguyên liệu, ảnh hưởng đến sự phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid- 19.

Trên đây là bài tư vấn của Luật LVN Group về thắc mắc: Tại sao Mỹ lại có quyền cấm vận, trừng phạt kinh tế nước khác? Mọi thắc mắc quý bạn đọc xin vui lòng liên hệ: 1900.0191 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group. Trân trọng cảm ơn!