Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Hành chính của Công ty luật LVN Group

>> Luật sư tư vấn pháp luật Hành chính, gọi:  1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

– Thông tư 04/2017/TT-BNNPTNT

2. Luật sư tư vấn

Cili có phải động vật hoang dã cần được bảo vệ không?

Căn cứ theo Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ban hàng kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ)  thì Cu li nhr được phân vào nhóm IB là nhóm Các loài thực vật rừng, động vật rừng đang bị đe dọa tuyệt chủng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các loài thuộc Phụ lục I CITES phân bố tự nhiên tại Việt Nam.

Như vậy việc săn bắt, nuôi nhốt Cu li là hành vi cấm theo quy định của pháp luật.

Hành vi nuôi nhốt Cu li sẽ bị xử lý như thế nào?

Trong trường hợp này chồng bạn được tặng một con culi nhỏ, sau khi có một người bạn xin và chồng bạn đồng ý cho. Xét hành vi của chồng bạn là hành vi nhốt, nuôi động vật hoang dã. Chồng bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm Hình sự theo quy định tại Điều 234 Luật Hình sự 2015

Điều 234. Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 242 và Điều 244 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc thuộc Phụ lục II của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp có giá trị từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; động vật hoang dã thông thường khác có giá trị từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

b) Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của loài động vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc thuộc Phụ lục II của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp có giá trị từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc của động vật hoang dã thông thường khác có giá trị từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

c) Phạm tội trong trường hợp động vật, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật có giá trị dưới mức quy định tại điểm a và điểm b khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

c) Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm;

d) Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian bị cấm;

đ) Buôn bán, vận chuyển qua biên giới;

e) Số lượng động vật nguy cấp, quý hiếm Nhóm IIB hoặc thuộc Phụ lục II của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp có giá trị từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng; động vật hoang dã thông thường hoặc bộ phận, sản phẩm của các động vật đó trị giá 1.500.000.000 đồng trở lên;

g) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

h) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

a) Số lượng động vật nguy cấp, quý hiếm Nhóm IIB hoặc thuộc Phụ lục II của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp hoặc bộ phận, sản phẩm của các động vật đó trị giá 2.000.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

 

Chồng bạn có thể xử phạt về hành vi nuôi, nhốt, vận chuyển theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 234 Luật Hình sự 2015 và có thể bị xử lý bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

Các yếu tố cấu thành tội phạm của tội vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã

– Mặt khách quan:

Bao gồm những hành vi được quy định tại Điều 234 BLHS năm 2015 thì người phạm tội có thể thực hiện một hoặc một số hành vi khách quan sau:

+ Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm IIB hoặc Phụ lục II Công ước CITES hoặc tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật hoang dã thuộc Danh mục nêu trên.

+ Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của loài động vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc thuộc Phụ lục II của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

+ Do đó, có thể thấy  hành vi khách quan của Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã không có hành vi chiếm đoạt, mà nếu người phạm tội có hành vi chiếm đoạt thì sẽ chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chiếm đoạt tương ứng quy định tại Chương các tội xâm phạm sở hữu.

+ Đối với hành vi tàng trữ cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm có từ trước ngày 01/01/2018 thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trừ trường hợp tàng trữ cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm nhằm mục đích buôn bán, thu lợi bất chính.

– Mặt khách thể

+ Khách thể của tội phạm này phải là các quan hệ về “trật tự quản lý kinh tế”, mà cụ thể là “các quy định về bảo vệ động vật hoang dã”.

+ Khách thể bị xâm phạm chủ yếu là “các quy định về bảo vệ động vật hoang dã”. “Trật tự quản lý kinh tế” cũng chỉ là cái mà người phạm tội thông qua nó để xâm phạm đến một quan hệ cụ thể hơn, đó là “các quy định về bảo vệ động vật hoang dã”.

+ Theo quy định của Điều 234 BLHS năm 2015 thì đối tượng tác động của tội phạm này là: Động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc Phụ lục II Công ước CITES hoặc bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật thuộc Danh mục.

+ Theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 05/2018/NQ-HĐTP (Nghị quyết số 05/2018) ngày 05/11/2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 234 về Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã và Điều 244 về Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm của BLHS, động vật hoang dã khác quy định tại Điều 234 BLHS năm 2015 là các loài động vật rừng thông thường theo quy định của pháp luật và động vật hoang dã, nguy cấp thuộc Phụ lục III Công ước CITES:

Cá thể là một cơ thể động vật còn sống hoặc đã chết. Cũng được coi là cá thể đối với cơ thể động vật đã chết mà thiếu một hoặc một số bộ phận cơ thể. 

Bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống là những bộ phận thực hiện các chức năng chuyên biệt của cơ thể động vật, ngay khi tách rời những bộ phận này khỏi cơ thể sống của động vật thì động vật đó chết.

Sản phẩm của động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm là các loại sản phẩm có nguồn gốc từ động vật. Ví dụ: Thịt, trứng, sữa, tinh dịch, phôi động vật, huyết, nội tạng, da, lông, xương, sừng, ngà, chân, móng…; động vật thủy sản đã qua sơ chế, chế biến ở dạng nguyên con; vật phẩm có thành phần từ các bộ phận của động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm đã qua chế biến. Ví dụ: Cao nấu từ xương động vật hoang dã; túi xách, ví, dây thắt lưng làm từ da động vật hoang dã.

– Mặt chủ quan:

+ Người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã là do cố ý.

+ Hành vi vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã có nhiều động cơ, mục đích khác nhau, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể nhưng chủ yếu là vì lợi nhuận. Ngoài ra, còn có những động cơ khác như vì thành tích, vì vụ lợi như muốn thăng quan, tiến chức hoặc vì nể nang… Tuy nhiên, động cơ, mục đích không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này, mà chỉ có ý nghĩa xem xét khi quyết định hình phạt.

– Mặt chủ thể:

Chủ thể của tội phạm này có thể là cá nhân đủ năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân.

– Hậu quả:

+ Hậu quả của hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật; tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm IIB hoặc Phụ lục II Công ước CITES là những thiệt hại về vật chất và phi vật chất.

Nếu thiệt hại về vật chất theo quy định tại các khoản của điều luật thì cơ quan tiến hành tố tụng cần trưng cầu giám định, không được căn cứ vào trị giá hàng phạm pháp vào thời điểm xâm phạm hay theo giá thị trường của từng địa phương hoặc trị giá hàng phạm pháp mà người phạm tội hoặc pháp nhân thương mại mua bán.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hành chính – Công ty luật LVN Group