1. Tăng trưởng âm là gì?

Tăng trưởng âm (Negative Growth) là một thuật ngữ chỉ sự thu hẹp doanh thu hoặc thu nhập của doanh nghiệp hay để chỉ sự thu hẹp trong nền kinh tế của một quốc gia, được phản ánh trong việc giảm tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Tăng trưởng âm thường được biểu thị bằng tỉ lệ phần trăm âm trên biểu đồ với tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ. 

Xác định chu kì tăng trưởng âm là biện pháp được sử dụng phổ biến để xác định liệu một nền kinh tế có đang trải qua suy thoái hay khủng hoảng hay không. Tăng trưởng âm chỉ là một trong nhiều yếu tố góp phần vào suy thoái hoặc khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, trạng thái hiện tại của nền kinh tế đôi khi gây hiểu lầm đối với việc tăng trưởng âm có xảy ra hay không.

 

2. Những đặc điểm của tăng trưởng âm

2.1. Giảm sút về doanh thu và thu nhập của doanh nghiệp

Doanh thu là khoản thu của công ty trong một giai đoạn nhất định. Thu nhập được xác định là khoản doanh thu sau khi đã trừ đi các chi phí cụ thế. Tăng trưởng được xác định là tăng trưởng âm, khí đó GDP giảm. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp tạo ra giá trị giảm trong một giai đoạn hoạt động. Xác định các khó khăn khiến doanh nghiệp không thúc đẩy được các hoạt động tạo giá trị. Các giá trị giảm đi cũng đánh giá về doanh thu có chiều hướng giảm. Cho thấy được hiệu suất lao động, tạo giá trị của một công ty giảm. Khó khăn trong việc tạo ra nguồn thu nhập lớn hơn. Dẫn đến xác định giá trị của công ty thấp đi và làm giảm giá trị cổ phiếu. Trong khi GDP được xác định là đang giảm nhưng các chi phí trong công tác duy trì hoạt động của doanh nghiệp lại khó được lược bỏ. Hay các chi phí tham gia vào sản xuất luôn được xác định với nguyên liệu,nhân lực và chi phí… Do đó các chi phí này cũng tạo ra rào cản tới các khoản thu nhập của doanh nghiệp. Do đó mà tăng trưởng âm kéo theo các giảm sút trong doanh thu và thu nhập. 

 

2.2. Đo lường tổng sản phẩm quốc nội GDP

GDP là thước đo để đánh giá xem nền kinh thế đang được hoạt động như thế nào. Việc đánh giá giá trị GDP cho thấy các giá trị tạo ra trong các khoảng thời gian nhất định là như thế nào. So với giai đoạn trước thì giá trị này tăng hay giảm. Các thách thức cũng như thuận lợi để thực hiện các mục tiêu tương lai. GDP phản ánh rất lớn nguồn ngân sách. Phản ánh các hoạt động của nền kinh tế. Cũng như các nhu cầu của người dân đang được đáp ứng ở mức độ nào. 

Yếu tố phản ánh bao gồm: tiêu dùng cá nhân, tổng đầu tư, chỉ tiêu chính phủ và xuất khẩu ròng. Với thu nhập bình quân đầu người thấp hơn các giai đoạn trước khiến cho nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của người dân phải điều chỉnh. Chỉ xác định các nhu cầu thiết yếu. 

Đối với kinh tế quốc gia, tổng đầu tư có xu hướng giảm hiệu quả khi không tạo ra các lợi nhuận trước mắt. Các giá trị đầu tư với mục đích lâu dài cũng khó được đáp ứng đứng kế hoạch do thu nhập đang giảm. Các hoạt động chi tiêu Chính phủ phải cân đối bảo đản cho các nhu cầu thực sự cần thiết. Các giá trị tạo ra trong sản xuất không được đáp ứng. Hoạt động sản xuất không được thúc đẩy ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất ròng. 

 

3. Ảnh hưởng của tăng trưởng âm tới nền kinh tế 

3.1. Tăng trưởng âm đồng nghĩa với giảm về tốc độ tăng trưởng GDP

Đối với các giai đoạn kinh tế, tốc độ tăng trưởng của sản phẩm quốc nội GDP giảm phản ánh hoạt động kinh tế không hiệu quả. Có thể là hệ thống kế hoạch không khả thi khi thực hiện. Hoặc thực hiện kế hoạch không đem đến hiệu quả như mong đợi. Do đó mà các chỉ số đặt ra trong tăng trưởng kinh tế không còn được đảm bảo, thậm chí còn khiến GDP giảm. 

Ý nghĩa của GDP phản ánh rõ nét tốc độ tăng trưởng kinh tế, GDP giảm cũng có nghĩa là kinh tế đang hoạt động kém hiệu quả. Thu nhập bình quân đầu người giảm trong khi giá cả các hàng hóa trên thị trường không giám sẽ làm người dân mất đi khả năng sở hữu hàng hóa nhất định. Tức là nhu cầu của người dân không được đáp ứng kịp thời, chứng minh cho thấy nền kinh tế đang có các dấu hiệu không tích cực. 

 

3.2. Tăng trưởng âm thường được biểu thị bằng tỉ lệ phần trăm âm

Tăng trưởng âm thường được biểu thị phần trăm âm, dấu mũi tên đi xuống trên đồ thị. Tuy nhiên, đó chỉ xảy ra khi GDP giảm đáng kể so với các giai đoạn kinh tế khác, tạo ra mức độ chênh lệch lớn. Còn bình thường thì tăng trưởng âm vẫn có thể được phản ánh bằng tỉ lệ phần trăm dương. Khi đó nền kinh tế có dấu hiệu suy giảm. 

 

3.3. Tăng trưởng âm phản ánh tính chất của nền kinh tế

Chu kì tăng trưởng âm phản ánh được tính chất của nền kinh tế. Với tăng trưởng dương cho thấy nền kinh tế đang được phục hồi và phát triển. Ngược lại, tăng trưởng âm sẽ xác định liệu nền kinh tế có đang trải qua suy thoái hay khủng hoảng hay không. Bởi dấu hiệu đều giống nhau và kết quả đưa ra đều khiến kinh tế suy giảm, thu nhập GDP và thu nhập bình quân đầu người đều giảm. 

Tăng trưởng âm làm giảm sản lượng kinh tế và năng suất. Phản ánh việc giảm sản lượng kinh tế và năng suất và sự suy giảm tổng thể cung tiền. Với các tinh chất này, các giá trị tạo ra cho nền kinh tế là không đáp ứng các đòi hỏi đặt ra trong kế hoạch phát triển kinh tế. Nền kinh tế có dấu hiệu trơ lại các giai đoạn khó khăn và phải cố gắng phục hồi lại. 

Ví dụ tốc độ tăng trưởng GDP năm 2007 với tỉ lệ dương 2,3%. Đến năm 2008 với tỉ lệ âm là -0,1% và năm 2009 là -2,5%. Như vậy giá trị phản ánh với tăng trưởng âm thể hiện với tỉ lệ âm. Cho thấy sự giảm sút trong GDP. 

 

3.4. Là một trong các yếu tố gây suy thoái hoặc khủng hoảng kinh tế

Tăng trưởng âm chỉ là một trong nhiều yếu tố tác động đến nền kinh tế. Nó là tác nhân ảnh hướng đến các vấn đề và đại lượng khác trong doanh nghiệp. Như hệ quả tỉ lệ thất nghiệp cao hơn, mức độ sản xuất công nghiệp thấp hơn và doanh số bán hàng giảm. Tất cả các yếu tố này là nguyên nhân dẫn đến giảm về tốc độ tăng trưởng GDP. Khi bị tác động, tăng trưởng âm sẽ tác động ngược trở lại khiến cho tình trạng này diễn biến nghiêm trọng hơn. 

Bên cạnh các yếu tố tăng trưởng âm có thể kể đến các yếu tố khác như: sử dụng không hiệu quả ngân sách, trang thiết bị, máy móc bị lỗi thời. chậm trễ trong việc áp dụng khoa học kĩ thuật. 

 

3.5. Tăng trưởng âm không phản ánh trạng thái hiện tại của nền kinh tế 

Tăng trưởn âm có thể gây hiểu lầm về tình trạng hiện tại của nền kinh tế. Ví dụ khi có tăng trưởng âm đòi hỏi doanh nghiệp phải sa thải những nhân viên có năng lực thấp, giữ lại những người thực sự đem đến nhiều giá trị cho doanh nghiệp trong tương lai. Phải đảm bảo cả về trình độ và kinh nghiệm. Do đó mà những người lao động này được hưởng các giá trị tiền lương tương xứng. Giá trị thực của tiền lương tăng lên. Những người tiêu dùng này lại coi nền kinh tế như đang ổn định hoặc đang được cải thiện. 

Với tăng trưởng GDP khi nền kinh tế phát triển tích cực có thể dẫn đến cải thiện về thu nhập. Tuy nhiên lại dẫn đến giá cả hàng hóa cao hơn và đồng tiền mất giá trị. Tỉ lệ lạm phát cao. Người dân có thể cảm thấy nền kinh tế đang rơi vào tình trạng suy thoái, lạm phát. 

Trên đây là bài viết về Tăng trưởng âm? Đặc điểm và những ảnh hướng của tăng trưởng âm tới nền kinh tế. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích đối với bạn đọc. Chân thành cảm ơn!