1. Hiện tượng tàu, thuyền đâm va vào trụ cầu gây mất an toàn, hư hỏng công trình
Điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông là việc tổ chức cảnh báo, hướng dẫn phương tiện thủy đi lại, neo đậu trong các tình huống bất lợi nhằm bảo đảm an toàn và hạn chế ùn tắc giao thông đường thủy nội địa.
Chống va trôi là việc tổ chức thường trực về phương tiện, thiết bị, nhân lực để thực hiện các biện pháp tổ chức bảo đảm giao thông, hỗ trợ nhằm ngăn ngừa sự cố đâm va vào các công trình và đâm va giữa các phương tiên.
Mặc dù đã có lực lượng thường trực điều tiết, chống thuyền va trôi ở nhiều cầu vượt sông, tuy nhiên vì tình trạng vi phạm quy tắc giao thông đường thủy tràn lan. Cho nên nguy cơ tai nạn tàu, đâm va vào trụ cầu vẫn diễn ra phổ biến. Một nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự gia tăng tại nạn, đâm va là việc bất kể mùa mưa báo nhưng trên nhiều tuyển đường thủy vẫn phổ biến tình trạng phương tiện chở hàng quá tải, quá vạch dấu mớn nước an toàn, vi phạm phân luồng,… làm cho viện lưu thông trở lên khó khăn, nguy hiểm.
2. Mức xử phạt vi phạm hành chính
Để đảm bảo an toàn giao thông đường thủy tránh việc đam va vào trụ cầu gây thiệt hại. Cũng như tránh việc tắc nghẽn giao thông tại các vị trí điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông, khu vực luồng chạy tàu thuyền hạn chế, nơi thi công các công trình qua sông, xây dựng sửa chữa công trình, khai thác tài nguyên,… Xuất hiện tình huống đột xuất như xảy ra sự cố tai nạn giao thông đường thủy tiềm ẩn nguy cơ ùn tắc giao thông, có vật chướng ngại hên luồng, điểm cạn gây ra cản trở giao thông, trường hợp phòng chống, thiên tai, cứu nạn cứu hộ, diễn tập, thể thao, lễ hội,.. thì việc điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông và chống trôi trên đường thủy nổi địa đã được quy định cụ thể tại thông tư số 42/2021/TT-BGTVT về nội dung công tác điều tiết không chế bảo đảm an toàn giao thông; Các yêu cầu kỹ thuật của công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông; Nội dung công tác chống va trôi; Các yêu cầu kỹ thuật của công tác chống va trôi, lập, trình, phê duyệt kế hoạch điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông chống va trôi,…
Theo Nghị định số 139/2021/NĐ-CP thì Hành vi vi phạm quy định tại Thông tư số 42/2021/TT-BGTVT về điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông và chống va trôi trên đường thủy nội địa có thể bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với hành vi không lập hoặc lập nhưng ghi chép sổ sách, nhật ký không đúng quy định; Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi thực hiện không đúng phương án điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông và chống va trôi trên đường thủy nội địa theo quy định; Đối với hành vi không có phương án điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông và chống va trôi trên đường thủy nổi địa theo quy định có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 35 triệu đồng.
Đối với hành vi điều khiển phương tiện hoặc để phương tiện đâm, va và công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa hoặc công trình khác trên đường thủy nội địa ( trong đó có cầu đường) làm ảnh hưởng đến an toàn của công trình hoặc gây cản trở giao thông, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 6 Điều 25 Nghị định này thì mức phạt tiền từ 60 triệu đồng đến 75 triệu đồng đối với cá nhân và với cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền của tổ chức bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân .
Bên cạnh đó theo Nghị định số 142/2017/NĐ-CP thì quy định hành vi vi phương tương tự khi có hành vi điều kiển tàu thuyền và phương tiện khác sai quy định gây đâm và ảnh hưởng đến chất lượng công trình hàng hải thì có thể bị phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 60 triệu đồng đối với cá nhân và mức phạt đối với tổ chức là 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Ngoài ra còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do các hành vi vi phạm.
3. Truy cứu trách nhiệm hình sự
Tùy thuộc vào mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy thì người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy quy định tại Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Mức hình phạt có thể bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm trong trường hợp làm chết người; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61 % đến 121%; Gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.
Khung hình phạt tù có thể lên đến từ 3 năm đến 10 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Không có bằng, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoặc chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh, loại phương tiện theo quy định; Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng đồ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác; Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không giúp được người bị nạn; Không chấp hành hiệu lệnh của người chỉ huy hoặc người có thẩm quyền điều khiển, giữ gìn trật tự, an toàn giao thông đường thủy; Làm chết 2 người; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ thương tổn cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; Gây thiệt hại về tài sản từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ 500 triệu đồng.
Khung hình phạt tù có thể lên đến từ 7 năm đến 15 năm nếu gây thiệt hại về tài sản từ 1 tỷ 500 triệu đồng trở lên; làm chết 3 người trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 3 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổng thương cơ thể những người này 201% trở lên và nếu trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đó nếu không được ngăn chặn kịp thời thì bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 1 năm.
Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Ngoài ra không chỉ người điều kiển phương tiện giao thông dường thủy bị truy cứu. Trường hợp người có hành vi giao cho người không có đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường thủ cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường thủy theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Có thể bị phạt tiền đến 100 triệu đồng, có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt tù đến 15 năm.
Như vậy hành vi điều khiển tàu, thuyền va đập vào trụ cầu, các công trình trên đường thùy thì tùy mức độ nguy hiểm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Mức phạt tiền có thể lên đến 100 triệu đồng, khung hình phạt tù có thể lên đến 15 năm. Ngoài ra còn bị áp dụng bồi thường buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm.
Trên đây là phân tích về mức phạt và bồi thường cho việc tàu, thuyền va đâm va vào trụ cầu của Luật LVN Group. Trong trường hợp bài biết có điều chưa rõ, quý bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn luật trực tuyến Luật LVN Group theo số Hotline: 1900.0191 để được hỗ trợ giải đáp.