1. Thủ tục tách hộ khẩu và nhập hộ khẩu ?

Thưa Luật sư của LVN Group Công ty Luật LVN Group. Em có một vấn đề mong được Luật sư của LVN Group giúp đỡ như sau: Hiện em có gia đình riêng, em muốn tách khẩu với ông bà nội. Khi em đến cơ quan giải quyết thủ tục về sổ hộ khẩu, em điền theo 1 số mẫu văn bản như: Phiếu yêu cầu thay đổi nhân khẩu (thêm đối tượng vợ, con) đồng ý của chủ hộ cho tách khẩu.

Hộ khẩu gốc của ông bà nội em có địa chỉ là Kho Vật liệu Xây dựng – Đông Anh – Hà Nội, còn nơi ở hiện giờ của em là: Khu Đoài – Dục Nội – Việt Hùng – Đông Anh.Đồng thời em phải qua xã xin xác nhận thông tin của người tách khẩu và yêu cầu em xuất trình thêm cả Sổ đỏ. Trên sổ đỏ của gia đình em thì ghi thông tin địa chỉ thửa đất tại: Thôn Đoài – Việt Hùng – Đông Anh, tại thời điểm làm sổ đỏ thì rất nhiều gia đình đều có địa chỉ như trên nghĩa là “Thôn” mà không phải là “Khu”. Em đã thực hiện qua xã xin xác nhận rồi vậy mà khi mang hồ sơ lại nơi làm thủ tục hộ khẩu họ lại bảo chưa được và yêu cầu em đi đính chính lại Sổ đỏ theo đúng địa chỉ hiện tại. Yêu cầu như vậy thì tất cả các hộ gia đình, cá nhân làm sổ đỏ mà có địa chỉ như trên thì đều phải đính chính hết ạ ? Em muốn hỏi như sau ạ:

1. Việc yêu cầu của cấp chính quyền là đúng hay sai, căn cứ vào đâu?

2. Nếu em mang sổ đỏ lên TNMT của huyện đính chính thì em sẽ căn cứ trên giấy tờ gì để TNMT đính chính cho em. ( em biết theo thủ tục đính chính thì có Đơn đề nghị đính chính + Sổ đỏ gốc + Chứng từ thể hiện thông tin sổ đỏ sai khác).

3. Nếu việc yêu cầu của họ là chưa hợp lý thì em nên xử lý ra sao ạ? Em rất mong sớm nhận được câu trả lời tư vấn giúp em từ Công ty.

Em xin chân thành cảm ơn !

>> Luật sư tư vấn luật dân sự về cư trú trực tuyến gọi:1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Khi vợ chồng bạn muốn chuyển ra ở riêng thì bạn phải làm thủ tục tách sổ hộ khẩu. Điều 27 Luật cư trú 2006(sửa đổi, bổ sung năm 2013) quy định:

“Điều 27, Tách sổ hộ khẩu

1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:

a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;

b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.

2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

Như vậy, khi bạn tiến hành tách sổ hộ khẩu bạn phải xuất trình: sổ hộ khẩu, phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc điểm b Khoản 1 Điều 27. Vậy, khi tiến hành tách sổ, bạn không phải xuất trình sổ đỏ. Như vậy, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu bạn xuất trình sổ đỏ là sai quy định, bạn có thể gửi đơn khiếu nại đến chính cơ quan đó yêu cầu họ giải quyết tách sổ cho bạn.

Khi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị sai thông tin thì chủ sử dụng đất có thể yêu cầu đính chính Giấy chứng nhận theo quy định tại Điều 106 Bộ luật Đất đai năm 2013:

“Điều 106. Đính chính, thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp

1. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm đính chính Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót trong các trường hợp sau đây:

a) Có sai sót thông tin về tên gọi, giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân, địa chỉ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất so với giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận của người đó;

b) Có sai sót thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với hồ sơ kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan đăng ký đất đai kiểm tra xác nhận.”

Như vậy về việc sai địa chỉ trên GCNQSDĐ sửa ” Thôn” thành “Khu” bạn có thể liên hệ văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện/quận để được đính chính. Có thê việc bạn và các hộ dân được cấp sổ trước khi địa phương có quyết định thay đổi “Thôn” thành ” Khu”.

Hiện nay theo luật cư trú sửa đổi bổ sung năm 2013 :

“Điều 20. Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương.

Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương:

1. Có chỗ ở hợp pháp, trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ một năm trở lên, trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên”

-> Như vậy việc yêu cầu xuất trình chỗ ở hợp pháp của cán bộ hộ tịch là có căn cứ. Nếu bất cứ yêu cầu nào được cho là có căn cứ vi phạm luật bạn có thể yêu cầu cán bộ giải thích và đưa ra quy định pháp luật.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật hành chính về cư trú, nhập hộ khẩu trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

2. Tư vấn thủ tục chuyển hộ khẩu

Thưa Luật sư của LVN Group, tôi có hộ khẩu tại Hà Nội, hiện tôi có nhu cầu chuyển hộ khẩu về tỉnh Hải Dương ? kính nhờ Luật sư của LVN Group tư vấn giúp thủ tục thực hiện.

Trân trọng cảm ơn!

Người gửi: Nguyễn Thị Kim Oanh

Thủ tục nhập hộ khẩu theo chồng ?

Tư vấn thủ tục chuyển khẩu, gọi:1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của công ty chúng tôi, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Điều 21 Luật Cư trú năm 2006 đã quy định về thủ tục đăng ký thường trú như sau:

1. Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại Công an huyện, quận, thị xã (đối với thành phố trực thuộc Trung ương) hoặc tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh (đối với tỉnh)

2. Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:

– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

– Bản khai nhân khẩu;

– Giấy chuyển hộ khẩu và giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.

Theo đó, trước hết bạn cần liên hệ với cơ quan công an cấp sổ hộ khẩu, nơi bạn đang cư trú để làm thủ tục chuyển khẩu, cơ quan công an sẽ cấp cho bạn Giấy chuyển hộ khẩu và nộp kèm hồ sơ như đã nêu ở trên.

3. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Theo Thông tư số 06/2007/TT-BCA thì đối với trường hợp có quan hệ vợ, chồng chuyển đến ở với nhau thì không phải xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp, nhưng phải xuất trình giấy tờ chứng minh mối quan hệ nêu trên (giấy đăng ký kết hôn) để làm căn cứ ghi vào sổ hộ khẩu.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi. Trân trọng./.

3. Thủ tục nhập hộ khẩu theo chồng ?

Em tên Nguyễn Thị H. D năm nay 25 tuổi. Từ nhỏ ba mẹ em mất sớm. Năm 4 tuổi em đã sống nhờ những người ngoài chợ Biên Hòa cho đến năm 2010 em đã lên công an phường và ủy ban làm được tờ giấy khai sinh, nhưng vẫn không có chỗ để nhập khẩu. Đến năm 2013 em lấy chồng ở Tân Thành, Bà Rịa – Vũng Tàu và em cũng làm tờ giấy độc thân và giấy tạm trú ở thành phố Biên Hòa để về Tân Thành, Bà Rịa làm giấy kết hôn.
Em đã làm được tờ giấy kết hôn và muốn nhập hộ khẩu để làm giấy chứng minh và giấy tờ tùy thân. Cho em hỏi bây giờ em muốn nhập hộ khẩu phải làm sao? em có lên ủy ban và công an Tân Thành, Bà Rịa – Vũng Tàu nhưng họ không chịu nhập hộ khẩu cứ hẹn hoài?
Xin Luật sư của LVN Group hãy cho em biết và hướng dẫn giúp em để được nhập hộ khẩu?

>> Luật sư tư vấn luật cư trú trực tuyến gọi: 1900.0191

Luật sư tư vấn:

Căn cứ Điều 20 Luật Cư trú sửa đổi, bổ sung năm 2013 số 36/2013/QH133 quy định:

“Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:

1. Có chỗ ở hợp pháp, trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ một năm trở lên, trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên;

2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;

b) Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh, chị, em ruột;

c) Người khuyết tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

d) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

đ) Người thành niên độc thân về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột;

e) Ông bà nội, ngoại về ở với cháu ruột;

3. Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp;

4. Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình;

5. Trường hợp quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều này đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân, tổ chức thì phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố;

b) Có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về điều kiện diện tích bình quân;

c) Được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;

6. Việc đăng ký thường trú vào nội thành thành phố Hà Nội thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật Thủ đô.”

Theo như thông tin mà bạn cung cấp, bạn mới kết hôn và muốn nhập hộ khẩu vào gia đình chồng/ hoặc hai vợ chồng bạn cùng chung hộ khẩu riêng. Do đó, nếu gia đình chồng hoặc chồng bạn đồng ý cho bạn nhập hộ khẩu thì bạn có quyền nhập hộ khẩu. Đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, trường hợp của bạn cần phải tiến hành làm thủ tục đăng ký tạm trú tại chính địa phương nơi mà bạn muốn nhập hộ khẩu. Sau khi có đủ điều kiện về thời hạn tạm trú (từ một năm trở lên), bạn lập một bộ hồ sơ và nộp tại công an huyện, quận, thị xã. Thủ tục đăng ký thường trú quy định tại Điều 21 Luật cư trú sửa đổi, bổ sung năm 2013:

“1. Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan công an sau đây:

a) Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;

b) Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

2. Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:

a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;

b) Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật này;

c) Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.

3. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do”.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group. Trân trọng./.

4. Công an có quyền tịch thu sổ hộ khẩu hay không ?

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Em có một câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp. Bên em có vay ngân hàng và có thế chấp bằng tài sản đảm bảo. Đến nay đã đến hạn thanh toán. Do doanh nghiệp em chưa có khả năng trả nợ nhưng có phương án trả nợ mới khả thi phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng Ngân hàng không đồng ý và đòi xiết nợ tài sản đảm bảo. Theo em được biết chỉ có cơ quan thi hành án dân sự mới có thẩm quyền cưỡng chế đối với các giao dịch dân sự mà một bên cố tình không thực hiện, đồng thời việc cưỡng chế này cũng chỉ được phép tiến hành sau khi đã có bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án. Còn theo điều 63 của nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 thì ngân hàng được phép thu giừ tài sản của bên em.
Vậy kính mong các Luật sư của LVN Group giải thích giúp em về vấn đề này ?
Em cảm ơn

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của chúng tôi, chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Đối với trường hợp này, bạn cần phân biệt giữa thi hành án dân sự và xử lý tài sản bảo đảm nghĩa vụ dân sự. Đối với trường hợp của bạn ngân hàng hoàn toàn có quyền tự mình xử lý tài sản bảo đảm khi bạn đã tiến hành thế chấp tài sản bảo đảm tại ngân hàng mà không cần kiện ra tòa. Việc này đã được hướng dẫn chi tiết tại Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN về xử lý tài sản bảo đảm.

Còn đối với việc thi hành án, nếu Tòa án tiến hành khởi kiện ra tòa thì lúc này, việc xử lý tài sản để thi hành án mới được thực hiện bởi chấp hành viên đồng nghĩa với việc ngân hàng không có quyền xử lý đối với tài sản của bạn.

Thưa Luật sư của LVN Group, trước đây bố tôi có cho một người quen mượn sổ đỏ được cấp cho hộ gia đình chúng tôi ( gồm 5 người ) để thế chấp vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên hợp đồng thế chấp không đúng pháp luật, sau đó người quen của gia đình tôi bị vỡ nợ. Ngân hàng đã kiện gia đình tôi và muốn phát mại tài sản của gia đình tôi nhưng đã bị tòa án bác bỏ, tòa quyết định phía ngân hàng phải trả lại sổ đỏ cho gia đình tôi. Nhưng trong quá trình thi hành án này, cơ quan thi hành án của huyện lại chần chừ rất lâu mà chưa lấy lại được sổ đỏ cho gia đình tôi. Tôi muốn hỏi Luật sư của LVN Group trong trường hợp này gia đình tôi nên làm thế nào mới có thể lấy lại được sổ đỏ? Nếu không lấy lại được liệu chúng tôi có thể đề nghị cơ quan có trách nhiệm tuyên bố hủy cái sổ đỏ mà ngân hàng không chịu trả cho chúng tôi và cấp sổ đỏ khác cho gia đình tôi không? Cảm ơn Luật sư của LVN Group!

>> Đối với trường hợp này, tòa đã bác bỏ hợp đồng thế chấp tài sản giữa bạn và ngân hàng. Theo đó là việc các bên tiến hành trả lại cho nhau những gì đã nhận và việc cơ quan thi hành án huyện chần chừ rất lâu chưa lấy được sổ đỏ còn phải xét xem việc “chần chừ” này là do đâu. Nếu do cơ quan thi hành án cố tình làm chậm quá trình này thì bạn có thể thực hiện khiếu nại lên thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện để được giải quyết.

Đối với yêu cầu về việc hủy bỏ sổ đỏ thì trong trường hợp này, cơ quan thi hành án không có thẩm quyền hủy bỏ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ có thể được đính chính hoặc bị thu hồi khi có các căn cứ được quy định tại Điều 106 luật đất đai 2013

5. Tư vấn về quyền cư trú của người lao động ?

Năm 2006 khi thảo luận về Luật Cư trú, nhiều người trong đó có người viết những dòng này, đã đề nghị bãi bỏ chế độ hộ khẩu vì nó ảnh hưởng xấu đến thị trường lao động, gây ra sự phân biệt đối xử, vi phạm Hiến pháp, vi phạm các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã long trọng ký kết, nhưng các quy định hạn chế quyền cư trú phổ quát mà cụ thể là chế độ hộ khẩu vẫn được thông qua.
Theo đó, để được đăng ký thường trú ở thành phố công dân phải chứng minh mình có chỗ ở hợp pháp và đã tạm trú liên tục từ 1 năm trở lên.

Ngay cả quy định trên của Luật Cư trú cũng nên được xem xét lại theo hướng huỷ bỏ, thế mà Dự thảo Luật Thủ đô dự kiến sẽ được trình Quốc hội trong năm nay lại đi ngược lại hướng đó, thậm chí còn quy định khắt khe hơn: thay cho “1 năm trở lên” dự thảo lại quy định thời gian tạm trú là “5 năm trở lên”. Dự thảo đã dấy lên nhiều ý kiến phản đối.

Đây là điều không thể chấp nhận được, không chỉ vì nó vi phạm các quyền cơ bản của con người, vi phạm Hiến pháp, vi phạm bản thân Luật Cư trú (hay những người soạn thảo hiểu “từ 1 năm trở lên” có thể là 5, 10 hay 50 năm trở lên cũng hợp luật?) mà cũng bởi vì nó không phục vụ cho sự phát triển của chính Thủ đô, nó cản trở sự linh động của thị trường lao động, cản trở sự phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô và đất nước.

.Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi:   1900.0191

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191

Tuy nhiên, nó tạo quyền cho những người quản lý. Đừng thấy khó quản lý thì tìm cách cấm. Đó là cách hành xử của những người không có năng lực, hay của những người bị lợi ích nhóm chi phối.

Người ta thường hay vin cớ “an ninh” để giữ chế độ hộ khẩu, chế độ khai báo. Việc đó cũng chẳng khác gì việc: vì một số người mắc bệnh hiểm nghèo mà bắt toàn dân phải uống thuốc đặc trị, vừa tốn phí nguồn lực quốc gia, vừa gây phiền hà cho người dân và thậm chí gây nguy hiểm cho họ. Có các cách quản lý khác hữu hiệu hơn nhiều.

Có một điểm rất nguy hiểm là nó tạo cớ để bẫy người dân và trừng trị họ theo ý muốn của nhà chức trách. Cách làm đó không có lợi cho dân, cho đất nước cả về mặt xã hội, kinh tế lẫn an ninh, nó làm hoen ố hình ảnh của đất nước. Thủ đô càng không thể như vậy.

Nghiêm trọng hơn, dự thảo còn quy định về điều kiện làm việc tại Thủ đô, người không thường trú hoặc tạm trú muốn làm việc tại Thủ đô phải có giấy phép lao động do Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội cấp. Điều này vi phạm nghiêm trọng các quyền con người, vi phạm hiến pháp, vi phạm các quyền công dân tạo ra sự phân biệt đối xử, bất công.

Và cũng như chế độ tạm trú, thường trú, hộ khẩu nó sẽ cản trở sự phát triển của Thủ đô, làm méo mó thị trường lao động, hạn chế nghiêm trọng tính linh động của thị trường này, nó mâu thuẫn với chủ trương hay lời nói “chiêu hiền đãi sĩ” (trong số những người nhập cư lúc đầu “vô danh tiểu tốt” sẽ có bao nhiêu nhân tài thực sự nảy sinh),…

Hai quy định này của dự thảo nếu được thông qua sẽ làm xói mòn lòng tin của người dân vào sự nghiêm minh của pháp luật, sẽ tạo ra các loại công dân thủ đô khác nhau. Không tạo điều kiện để cho người nhập cư có thể tiếp cận đến các dịch vụ cơ bản như y tế, giáo dục, nhà ở, v.v. Nhưng tạo ra nhiều cơ hội cho các nhà chức trách liên quan để sách nhiễu, tham nhũng.

Thủ đô Hà Nội vừa được mở rộng thành một trong những thủ đô lớn nhất thế giới, thì quy định như vậy càng không thể hiểu được. Hà Nội muốn trở thành thủ đô có danh tiếng trong khu vực và thế giới, muốn có sự phát triển hài hoà. Nếu để cho người nhập cư tự do, thì dân số sẽ phình lên vô độ, vượt khỏi tầm kiểm soát, nên phải siết lại các quy chế về hộ khẩu, tạm trú, thường trú và lao động. Đấy có thể là lập luận của các quan và những người soạn thảo. Song đấy là cách nhìn thiển cận.

Đó không phải là giải pháp để giải quyết các vấn đề rất khó khăn đó, mà chỉ có thể làm cho chúng trầm trọng thêm. Để giải quyết các vấn đề đó cần có tầm nhìn cả nước, tầm nhìn vùng thủ đô, nhằm xây dựng và tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn, nhiều đô thị vệ tinh hơn, nhiều nhà ở hơn, chứ không phải bằng hạn chế một cách vi hiến các quyền sơ đẳng của con người.

Phát triển thủ đô là trách nhiệm của cả nước, của mọi người dân Việt, của mọi công dân Việt Nam và mọi địa phương, nó không thể chỉ là của người Hà Nội càng không thể chỉ là “quyền” của các cơ quan hữu trách Hà Nội. Chính vì thế, tiếng nói của người dân, của các chuyên gia phải được khuyến khích cất lên, và nghĩa vụ của các nhà hữu trách là phải lắng nghe.

Không thể phát triển thủ đô bằng vi phạm nhân quyền, vi phạm Hiến pháp và pháp luật. Rất mong những người có quyền thông qua luật, các đại biểu Quốc hội, hãy gương mẫu và tìm mọi cách ngăn chặn các quy định như thế. Chỉ có thế mới có thể góp phần cho Hà Nội xứng đáng là thủ đô.

(LVN GROUP FIRM: biên tập.)